Chữ
“giỏi” hiểu theo nghĩa đen thì ai cũng biết. Bà mẹ tự hào về con thường hay “tự
khen”: “Cháu nhà tôi học giỏi lắm”. Nhưng
không phải chỉ đơn giản như vậy, “chữ” và “nghĩa” tiếng Việt còn thâm thúy hơn
nữa với nghĩa bóng: “Thằng bé ấy chỉ “giỏi”
chơi game thôi!”.
Tiêu
đề của bài viết này bao gồm cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng khi người ta dùng chữ
“giỏi”. Có điều, phạm trù của “giỏi” chỉ giới hạn trong vấn đề con cháu nhưng
không gian lại rất rộng: từ trong nước lan ra đến ngoài nước.
Trước
tiên xin nói đến chuyện trong nước. Vừa qua, ngày 12/8/2015, trong một cuộc hội
thảo giới thiệu sách giáo khoa Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm ở Hà
Nội, em Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi và là học sinh lớp 8 (tương đương với lớp
Đệ Ngũ ngày xưa) đã phát biểu [*]:
“… Con không có tính
từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy
là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải
lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả…. Giáo dục Việt Nam không cần cải
cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong
Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành
Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.
Vũ Thạch Tường Minh đứng lên phát biểu
Thế
là cư dân mạng dậy sóng. Người ta thấy xuất hiện các bài báo với cách giựt tít “giật
gân” như “Cậu bé lớp 8 đòi làm thay việc
của Bộ trưởng Giáo dục ...”, thậm chí có những cái tít như “Giáo dục Việt Nam bị một học sinh lớp 8 “lột
xiêm y”…” hay tệ hại hơn nữa, “Đến một
đứa bé lớp 8 cũng khẳng định nền giáo dục VN đã thối nát”.
Nhà
giáo Phạm Toàn, người lập ra nhóm Cánh Buồm, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học hoạt
động độc lập đang làm công việc soạn thảo lại các bộ sách giáo khoa mới nhằm
góp phần cách tân giáo dục theo phương pháp hiện đại, đã coi phát biểu của em Minh
là một dạng… “trưng cầu dân ý”. Là
người trong cuộc, ông nói:
“Những ý kiến của cậu
bé bột phát một cách hồn nhiên, tức là một thứ ‘trưng cầu dân ý’ bột phát đấy.
Xưa nay người ta vẫn nghĩ những đứa bé học ở những trường chuyên, lớp chọn như
thế thì không có ý kiến gì về việc học nữa vì nó thỏa mãn rồi. Thế mà cậu bé
này không thỏa mãn”.
Ông
còn cho rằng một khi không bị tác động bởi một động lực nào khác ngoài ý nghĩa
giáo dục, ngoài sự học của con người, thì người ta đồng ý với những gì em phát
biểu. Còn nếu như người ta nghĩ đến những thứ khác như uy tín, danh giá, tiền bạc,
quyền lực, quyền lợi, chính trị… thì người ta sẽ “tự ái”.
Blogger
Đoan Trang phân tích: “Phát biểu của em
Minh tạo nên không chỉ một mà nhiều làn sóng dư luận: Một bên hoan hỉ, khen ngợi
cậu bé “hậu sinh khả úy”, tranh thủ đả kích thêm một nền giáo dục thối nát tới
mức “thằng bé 14 tuổi nó cũng phải chửi”.
Một bên khác, đáng
kinh ngạc thay, lại ném đá – nhưng không phải vào nền giáo dục nước nhà – họ ném
đá vào em Minh, vì cho rằng phát biểu như thế chỉ là thỏa mãn cái bức xúc cá
nhân, tức thời, chứ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp.
Họ cũng ném đá em, vì
họ khẳng định một thằng bé 14 tuổi thì không thể phát biểu như thế được. Từ đây
họ gợi ý rằng hẳn đã phải có những kẻ xấu, những người lớn xấu xa, cơ hội, phản
động, thù địch “gài” cho em Minh có những phát ngôn “lạ”, không đúng lứa tuổi của
em”.
Bài
viết của Đoan Trang đưa ra lời khuyên em Minh: “Bộ trưởng Giáo dục” tương lai ơi, đừng sợ. Và các thầy cô, Ban Giám hiệu
trường Hà Nội-Amsterdam (trường cũ của tác giả bài này) cũng đừng e ngại điều
gì từ những “người lớn” đầy tinh thần cảnh giác kia, nếu họ xuất hiện”.
Chân dung cậu bé 14 “đòi” làm Bộ trưởng
Phải
khẳng định, Minh có “giỏi” mới được vào trường chuyên. Nhưng theo quan niệm của
ông Phạm Vũ Luân thì lại… “hơi khác”. Vị Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo đương
thời mà em Minh “dọa” sẽ một ngày nào đó “thay thế” lại cho rằng: “Phải học giỏi hoặc khá thì mới được đánh giá
đạo đức tốt, còn nếu học kém thì không thể đạo đức tốt được”.
Hóa
ra câu “khuôn vàng thước ngọc” mà ngành giáo dục ngày xưa vẫn đề cao – “Tiên học lễ, hậu học văn” – đã được ông
Bộ trưởng “cải đi, cải lại, cải tiến, cải
lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả”. Có thể giả định ông Luân
coi “đạo đức” của em Minh “không tốt”, hay nói trắng ra là em chỉ “giỏi” phát
ngôn bừa bãi, coi thường quan chức nhà nước, phạm thượng và biết đâu còn bị thế
lực thù địch lợi dụng…
Tôi
lại nhớ đến một câu thật dí dỏm của nhà văn người Mỹ, Mark Twain. Ông viết: “Chẳng thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn mở miệng ra để
người ta không còn nghi ngờ gì nữa”.
Các
bậc phụ huynh, gồm cả những người ở vai cha chú lẫn ông bà, sẽ nhìn sự kiện em
Minh dưới con mắt nào? Người ta có thể tiếc cho em khi có những suy nghĩ không
phù hợp với lứa tuổi của em, người ta cũng có thể vỗ tay tán thưởng vì em đã
nói lên được những gì mình suy nghĩ. Nhưng có lẽ mọi người đều đồng ý: “Thằng bé giỏi thật!”.
“Danh ngôn” của ông Bộ trưởng bộ Giáo dục
Tôi
rời trường Trung học Ban Mê Thuột năm 1967 nên mãi sau này mới được biết trường
hợp của anh Nguyễn Quang Khanh (niên khóa 1972) và chị Nguyễn Ngọc Thu (niên
khóa 1973). Trường hợp này cũng có liên quan đến chuyện “giỏi” của lớp… hậu
sinh khả úy.
Anh
Khanh sau này là một sinh viên sĩ quan tại Trung tâm Huấn luyện Không quân, Nha
Trang, chuẩn bị lên đường đi Mỹ học phi hành tại Texas thì miền Nam thất thủ.
Mãi đến năm 1991, anh Khanh và chị Thu mới đặt chân đến thành phố Denver,
Colorado với người con gái tên Nguyễn Thị Thủy Tiên, khi đó cháu mới 5 tuổi.
Sinh
ra tại Ban Mê Thuột nhưng hấp thụ nền giáo dục Hoa Kỳ từ nhỏ nên Thủy Tiên đã
khiến nhiều bạn bè cùng trường phải nể phục vì trí thông minh, tài tháo vát và
lối ứng xử khác thường. Thủy Tiên làm quen với chính trường Mỹ lần đầu tiên từ
những năm còn ở trung học.
Anh Nguyễn Quang Khanh và con gái, Nguyễn Thị Thủy Tiên
Năm
2004, cháu tròn 18 tuổi và là học sinh trường trung học St. Mary Academy, Thủy
Tiên đã tham gia làm “thực tập viên” cho ban vận động của ứng cử viên Tổng thống
John Kerry thuộc đảng Dân chủ.
Tháng
7/2004, Thủy Tiên chuyển đến thành phố Boston, Massachussetts, để làm công việc
chuẩn bị cho Đại hội Đảng Dân chủ chọn ứng viên Tổng thống. Sau đó, em về
Colorado Springs để tiếp tục vận động cho ông Kerry tại thành phố này.
Joe Biden và Nguyễn Thị Thủy Tiên
Tốt
nghiệp trung học, Thủy Tiên theo học tại Đại học Colorado và tốt nghiệp với ba
chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Chính trị & Kinh tế và ngành phụ là
Châu Á học. Năm 2008 cũng là thời điểm đảng Dân chủ Mỹ đang chuẩn bị tổ chức Đại
hội Toàn quốc tại Denver để chọn Ứng cử viên tổng thống cho cuộc Tổng tuyển cử.
Cô
bé Ban Mê tham gia vào Ban Vận động Tranh cử Trung ương của ông Obama. Theo Thủy
Tiên, cháu mong muốn được hoạt động cho nền dân chủ Hoa Kỳ, và tin tưởng vào ước
mơ “thay đổi nước Mỹ” của ông Obama.
Thủy Tiên với khẩu hiệu tranh cử của ông Obama
Tại
Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ năm 2008, Thủy Tiên được giao một nhiệm vụ khác
với năm 2004. Đó là vị trí liên lạc báo chí (press operation assistant), phụ
trách khoảng 530 tình nguyện viên khác trong chiến dịch tranh cử của ông Obama.
Đồng thời cháu còn làm việc với đại diện các công ty truyền thông ở thủ đô
Washington D.C., các giám đốc thông tin và thư ký báo chí của các nghị sĩ Mỹ.
Khi
ông Barack Obama được đề cử làm ứng cử viên đảng Dân chủ để ra tranh cử Tổng thống,
Thủy Tiên được chọn vào “nhóm điều phối chuẩn bị" (national advance team)
trong Ủy ban Vận động Tranh cử, có nhiệm vụ chuẩn bị cho những buổi gặp gỡ công
chúng của liên danh Obama - Biden.
Mặc
dù làm việc với những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hơn mình, nhưng Thủy
Tiên tỏ ra rất tự tin, hoàn toàn không rụt rè, vì đó là công việc cháu đã quen
thuộc khi còn là học sinh trung học.
Ứng cử viên Phó tổng thống, Joe Biden, và các thành viên
trong Ban vận động tranh cử
Nhắc
lại kỷ niệm của thời gian tham gia vận động cho ứng cử viên Tổng thống Obama,
Thủy Tiên nhớ nhất là giây phút xúc động khi được tin ông Obama thắng cử. Thủy
Tiên kể lại:
"Đêm 4/11, các ủng
hộ viên của ông Obama đầy hết sân vận động. Vì tôi ở trong ê kíp vận động quốc
gia nên được phái tới Chicago, cùng chờ đón kết quả với gia đình Obama. Đêm ấy,
khi ông Obama loan báo thắng cử. Tôi đứng đó nghe, rồi khóc. Không biết tại
sao. Mấy tháng trời làm việc rất là khổ, đi hết thành phố này tới thành phố
khác không có thì giờ nghỉ ngơi, không có thời gian thăm hỏi gia đình, để rồi
cuối cùng công việc mình tham gia đã có kết quả, một kết quả rất là tươi sáng
cho nước Mỹ".
Sau
khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống, Thủy Tiên chuyển về Washington và tham
gia việc tổ chức lễ nhậm chức của Tân Tổng thống Obama ngày 20/1/2009, với nhiệm
vụ phụ trách phối hợp những hoạt động của giới truyền thông toàn nước Mỹ và thế
giới.
Khi
ông Obama đã trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ, Thủy Tiên tiếp tục làm việc
với Chính phủ mới trong những công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông
trong Tòa Bạch Ốc. Cháu cũng đã từng làm việc một thời gian tại Bộ Ngoại giao
và Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Thủy Tiên trước chiếc “Air Force One” chở Tổng thống
Obama
Viết
đến đây tôi không khỏi tự hào. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam trên khắp
thế giới chứ không riêng gì tại Việt Nam:
“Con cháu chúng ta “giỏi”
thật”.
***
Chú
thích:
[*]
Bản tin VOA tiếng Việt:
***
Tấm hình thứ 5 từ trên xuống
Trả lờiXóalà hình Thủy Tiên chụp với Joe Biden mang cà vạt xanh blue chứ không phải là John Kerry
Thanks bạn Nặc Danh, tôi đã correct caption.
Xóa