* 10 sự kiện chính trị,
kinh tế và xã hội dưới đây được chia đều cho Việt Nam và phần còn lại của thế
giới. Có thể người đọc không đồng ý với sự lựa chọn vì đây là ý kiến hoàn toàn
mang tính cách cá nhân. Bài viết sẽ giúp người đọc nhìn lại một số biến cố nổi
bật trong năm 2016.
***
1.
Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ngày 8/11/2016 khiến giới truyền thông thế giới tốn
nhiều giấy mực nhất, mang lại kết quả bất ngờ nhất, đồng thời cũng khác thường
nhất, khốc liệt nhất và gây chia rẽ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nước Mỹ đã có vị
Tổng thống nhiều cá tính nhất: Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, thắng bà
Hillary Clinton, đảng Dân chủ (1).
Cuộc
bầu cử cũng cho thấy nước Mỹ đã trải qua một giai đoạn lịch sử bị phân hóa nhiều
nhất trong việc lựa chọn người đứng đầu ngành hành pháp. Ngay cả trong nội bộ Cử Tri Đoàn đã có 7 người trong số họ đã bỏ
phiếu trắng, không ủng hộ ông Trump lẫn bà Clinton. Điều này cho thấy, những
năm tháng đầu tiên của ông Trump ở Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ ngày 20/01/2017, sẽ vô
cùng khó khăn: ông phải chứng tỏ là những lá phiếu bầu đó là sai lầm.
Dù
sao đi nữa, kết quả thăm dò cho thấy sự hậu thuẫn ông Trump cũng được gia tăng
khá nhiều qua kế hoạch kinh tế và sự hăng hái nhiệt tình của ông trong chức vụ
mới, so với trước đây. Ông đã được 41% cử tri Hoa Kỳ thấy được sự tích cực hơn,
so với con số 29% vào giữa tháng 10.
Donald Trump Vs Hillary Clinton
…
2.
Danh hiệu Tổng thống “côn đồ” và “mạnh miệng” nhất thế giới trong năm không ai
khác hơn là ông Rodrigo Duterte được người dân Phi Luật Tân bầu ngày 9/5/2016 và
chính thức nhậm chức ngày 30/06/2016. Ông là người đã từng thóa mạ Đức Giáo Hoàng
Francis, Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Kerry và dọa đốt cả trụ sở Liên Hiệp
quốc. Báo chí gọi ông là "Donald
Trump của Phi Luật Tân" vì tính khí thất thường và những phát ngôn gây
sốc.
Trong
suốt 7 nhiệm kỳ làm Thị trưởng thành phố Davao, kéo dài hơn 22 năm, ông Duterte
đã thành công trong chính sách chống tội phạm và được báo Time đặt biệt danh “Kẻ Trừng Phạt” (The Punisher). Nạn nhân
của Duterte đã lên đến con số 5.000 người và chính bản thân ông cũng thừa nhận đã
từng giết người trong quá khứ để “làm gương”.
Tương
lai trong địa vị Tổng thống của ông Duterte vẫn còn nằm ở phía trước. Người ta
hy vọng ông sẽ “chững chạc” hơn trong phát ngôn và hành động để có thể tiếp tục
điều hành đất nước, nếu không sẽ bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính. Đây là điều
rất thường xảy ra trong quá khứ tại Phi Luật Tân.
Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte
…
3.
Nữ Tổng thống “nửa đường gãy gánh”: Park Geun-hye, nhậm chức Tổng thống Đại Hàn
Dân Quốc ngày 25/2/2013. Bà là con gái lớn của cố Tổng thống Hàn Quốc Park
Chung Hee, người đã dẫn dắt Hàn Quốc tạo ra "Điều
kỳ diệu trên sông Hàn", một thời đại phát triển thần tốc, biến Quốc
gia này thành một trong những “con hổ” về kinh tế. Nhưng đồng thời, ông Park
cũng bị chỉ trích như một nhà độc tài, xâm phạm quyền tự do-dân chủ trong việc
điều hành đất nước.
Không
ai biết rõ mối quan hệ thật sự giữa nữ Tổng thống độc thân 64 tuổi này với bà
Choi Soon-sil, người phụ nữ theo mô tả trên báo chí Hàn Quốc là “giật dây bà
Park” cho dù bà Choi không hề nắm một chức vụ công nào. Nhưng có một điểm chung
giữa 2 người phụ nữ đang giữa cơn bão chính trị: họ đều hội đủ yếu tố của những
nhân vật tiểu thuyết khiến người ta phải tò mò.
Ngày
9/12/2016 Quốc hội Hàn quốc đã thông qua việc truất phế bà Park và Tòa án Tối
cao sẽ bắt đầu phê chuẩn việc truất phế. Một khi tòa xác nhận việc này là chính
đáng, một cuộc bầu cử chọn Tổng thống mới sẽ được lên kế hoạch trong vòng hai
tháng kể từ sau phán quyết của tòa. Sau khi bị luận tội, Tổng thống Park đã đọc
tuyên bố với báo chí. “Tôi nghiêm chỉnh
chấp nhận tiếng nói của Quốc hội và của nhân dân, và tôi thật lòng mong muốn cuộc
khủng hoảng này sẽ kết thúc êm thắm”.
Tổng thống Đại Hàn Park Geun-hye
…
4.
Quốc gia “tồi tệ” nhất trong năm: Venezuela. Chính thức trở thành một quốc gia
độc lập vào năm 1821 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Simon Bolivar, trong
những năm gần đây, Venezuela là một trong những nước dẫn đầu Mỹ Latinh trong
phong trào cánh tả dưới sự lãnh đạo của cố tổng thống Hugo Chavez.
Đất
nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi
dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế. Việc
Venezuela đổi tiền mới đây đã dẫn đến biểu tình phản đối và cướp bóc khắp nơi
trong bối cảnh nguồn cung tiền mặt đang nhanh chóng cạn kiệt.
Từng
được coi là “hình mẫu lý tưởng” về phát triển kinh tế xã hội ở Mỹ Latin, khó ai
có thể ngờ Venezuela lại “rơi xuống địa ngục” nhanh như vậy. Thất bại trong việc
kiểm soát giá cả, thiếu ngoại tệ và giá dầu mỏ giảm sâu đã khiến Venezuela phải
rất chật vật trong việc nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu cho nhân dân.
Venezuela bên bờ vực thẳm
…
5.
Giải Nobel văn chương năm 2016 là một quyết định bất ngờ nhất khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố sẽ trao tặng cho Bob
Dylan, một ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ gốc Do Thái đã từng nổi tiếng trong phong
trào chống chiến tranh Việt Nam.
Việc Bob Dylan đoạt giải Nobel văn chương đã gây bất ngờ cho giới chuyên môn cũng như người yêu văn chương trên toàn thế giới nhưng theo Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Dylan xứng đáng nhận giải “vì đã tạo nên những biểu đạt đầy chất thơ trong truyền thống âm nhạc của Hoa Kỳ”. Người ta nhớ đến bài hát “Blowing in the wind” ra đời năm 1963 và đoạt giải Grammy.
Việc Bob Dylan đoạt giải Nobel văn chương đã gây bất ngờ cho giới chuyên môn cũng như người yêu văn chương trên toàn thế giới nhưng theo Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Dylan xứng đáng nhận giải “vì đã tạo nên những biểu đạt đầy chất thơ trong truyền thống âm nhạc của Hoa Kỳ”. Người ta nhớ đến bài hát “Blowing in the wind” ra đời năm 1963 và đoạt giải Grammy.
Nhiều
người cho rằng Bob Dylan chỉ nổi tiếng trong hoạt động văn nghệ nhưng trao cho ông
giải Nobel văn chương là một điều phi lý. Trong các ca khúc của Bob Dylan thường
có những lời hay đẹp, ý đẹp nhưng nếu vì thế mà trao giải văn chương thì đã đi
quá xa. Về phần mình, những người của Viện Hàn Lâm hy vọng rằng quyết định này
sẽ không bị nhiều chỉ trích vì… “mọi thứ
cần phải có sự thay đổi”.
Gải Nobel Văn chương 2016: Bob Dylan
***
6.
Sự kiện chính trị quan trọng nhất đối với 4,5 triệu đảng viên tại Việt Nam là Đại
hội Đảng lần thứ 12, diễn ra từ ngày 20 đến 28/1/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc
gia, Mỹ Đình. Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, việc chuẩn bị chậm trễ, lặng
lẽ cho Đại hội cho thấy dường như nội bộ Đảng còn chưa đồng thuận trong một số
vấn đề như tình hình tranh chấp Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và lựa chọn
nhân sự cấp cao.
Cuộc
đua vào chức Tổng bí thư “căng thẳng chưa
từng thấy” giữa hai đối thủ chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương kim
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai ông này đại diện cho “hai thái cực khác
nhau”, và “tính cách trái ngược nhau”. Cuối cùng, danh sách “Tứ Trụ” được thông
qua: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trả
lời phỏng vấn trên VTV, tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Tôi cũng không ngờ mình lại được Đại hội
tín nhiệm giới thiệu tôi, bầu tôi vào Ban chấp hành TƯ, được Ban chấp hành TƯ họp
phiên thứ nhất bầu tôi làm Tổng bí thư. Gần như 100% tuyệt đối, đấy là tôi bất
ngờ. Bất ngờ vì tuổi tôi đã cao, có lẽ trong các vị lãnh đạo tuổi tôi là cao nhất.
Sức khỏe, trình độ cũng có hạn và tôi cũng đã xin nghỉ rồi nhưng trách nhiệm của
Đảng giao thì chúng tôi với tư cách là đảng viên phải chấp hành”.
7.
Sự cố có tầm ảnh hưởng lớn nhất về môi trường khiến miền Trung trở thành khu vực
chịu nhiều nhân tai và thiên tai nhất nước trong năm bắt đầu từ một công ty nước
ngoài đầu tư tại Vũng Áng có tên Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
(FHS), chi nhánh của Tập đoàn Nhựa Formosa, Đài Loan. FHS đầu tư vào dự án gang
thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10
tỷ USD (2).
Tháng
4/2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại
vùng biển Vũng Áng. Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị,
Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến
cho rằng hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu
kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc.
Ngoài
“nhân tai” do Formosa gây nên, miền Trung mới đây còn là nạn nhân của nhiều đợt
xả lũ của các đập thủy điện “bậc thang” khiến vùng đất này vốn đã nghèo còn chồng
chất thêm tai ương dồn dập với hàng trăm người chết. Đúng là Miền Trung đất cầy
lên sỏi đá!
…
8.
Tính đến năm 2016, mỗi công dân Việt Nam phải gánh một khoản nợ gần 29 triệu đồng/đầu
ngườ dựa trên tổng số “nợ công” được báo cáo lên đến 86 tỷ đô-la. Khoản nợ này
bao gồm “nợ trong nước” và “nợ nước ngoài” thuộc 3 loại: “nợ ngắn hạn” (từ 1
năm trở xuống), “nợ trung hạn” (từ trên 1 năm đến 10 năm) và “nợ dài hạn” (trên
10 năm).
Trong
số các khoản nợ, bình quân ngân sách Nhà nước trả nợ ODA (Hỗ trợ Phát triển Chính
thức - Official Development Assistance), khoảng 1 tỷ USD/năm. ODA bao gồm viện
trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Trong khi đang phải trả nợ ODA việc
không còn được vay theo điều kiện ODA sẽ đem đến những thách thức không nhỏ cho
Việt Nam.
Sự
kiện “nợ công” trong năm 2016 là một nỗi ám ảnh “âm thầm” nhất nhưng cũng “bi
quan” nhất đối với những người quan tâm đến tình hình kinh tế-tài chính của đất
nước. Đến đời con và cháu của chúng ta sẽ vẫn còn mắc nợ và trả nợ bởi vì tục
ngữ Việt Nam có câu “Đời cha ăn mặn, đời
con khát nước”.
…
9.
Chuyến viếng thăm Việt Nam ba ngày, bắt đầu từ 22/5/2016, của Tổng thống Hoa Kỳ
Obama là một sự kiện ngoại giao được chú ý nhiều nhất trong quan hệ Việt
Nam-Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân, ông
Obama cũng đã thể hiện sự thân thiện, cởi mở, hòa đồng với con người, với văn
hóa nước bản địa (3).
Tại
Hà Nội, Obama chụp ảnh, bắt tay, cười nói với hàng nghìn người vây quanh quán
bún chả bình dân ngày 23/5. Ngày hôm sau, tại Sài Gòn, ông đối thoại với doanh
nhân trẻ, cũng như phát biểu trước 800 thành viên cộng đồng Sáng kiến Lãnh đạo
Trẻ Đông Nam Á. Tổng thống Mỹ khéo léo dùng hình tượng những người có ảnh hưởng
tới người Việt, từ Bà Trưng – Bà Triệu, Lý Thường Kiệt… đến nhà cách mạng
Phan Chu Trinh, thiền sư Nhất Hạnh, các nhạc sĩ Văn Cao, Trịnh Công Sơn, nhà toán
học Ngô Bảo Châu…
Tuyên bố của Hoa Kỳ về việc bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương
đối với Việt Nam được Obama nhắc đến như một ngón đòn ngoại giao – quân sự đánh
thẳng vào kẻ đang hung hãn ngoài Biển Đông. Một lần nữa, chuyện “nước lớn bắt nạt nước nhỏ” trúng một đòn
“hiểm” và những người Việt Nam chân chính nhiệt liệt vỗ tay, theo cả nghĩa đen
lẫn nghĩa bóng!
…
10.
Fidel Alejandro Castro Ruz mất ngày 25/11/2016. Ông là một trong những nhà lãnh
đạo chủ chốt của cuộc Cách mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2/1959 tới
tháng 12/1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ
chức tháng 2/2008. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10/1965
tới tháng 4/2011, em trai ông, Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày
19/4/2011.
Fidel
là người đã từng tuyên bố “Vì Việt Nam,
Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình !” trong cuộc mít tinh ngày 2/1/1966
chào mừng lần thứ 7 Cách mạng Cuba thành công. Về cuộc chiến tranh biên giới Việt–Trung
1979 ông khẳng định “Nhân dân Cuba sẵn
sàng đổ đến giọt máu cuối cùng để kề vai chiến đấu cạnh người anh em Việt Nam”.
Tuy
nhiên, sự kiện Việt Nam dành một ngày “quốc tang” để tưởng nhớ Fidel không được
sự đồng tình của một số người dân. Họ cho rằng “quốc tang” là lễ nghi chỉ dành
cho những nhân vật thực sự cống hiến cho đất nước. Chính xác hơn, nên dành một
ngày “đảng tang” cho Fidel vì mối quan hệ thắm thiết với đảng Cộng sản Việt Nam
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua (4).
***
Chú
thích:
(1):
Tham khảo thêm bài viết “Sorry America”
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/11/sorry-america.html
(2):
Tham khảo thêm bài viết “Cá cần nước sạch,
Dân cần minh bạch” http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/05/ca-can-nuoc-sach-dan-can-minh-bach.html
(3):
Tham khảo thêm "Bài diễn văn ứng khẩu
tuyệt vời" http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/05/bai-dien-van-ung-khau-tuyet-voi.html
(4):
Tham khảo thêm bài viết “Sài Gòn xưa:
Cuba nhìn từ âm nhạc” http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/12/sai-gon-xua-cuba-nhin-tu-am-nhac.html
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét