Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Trường Sinh ngữ Quân đội

Đây là một photo album đặc biệt. Robert Landro là một cựu một cựu chiến binh người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1970 đến 1972. Landro thuộc Không lực Hoa Kỳ, anh được biệt phái làm giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội (SNQĐ) tại căn cứ Tân Sơn Nhất.

Năm 1971 là thời điển “Việt-Nam-hóa” chiến tranh, quân đội Mỹ từ từ rút khỏi VN. Tuy nhiên, họ có chương trình huấn luyện tiếng Anh căn bản cho một số quân nhân Việt Nam để những quân nhân này tiếp tục du học Hoa Kỳ về các ngành chuyên môn trong quân đội.

Cũng vì sự quá tải của các học viên nên trường SNQĐ phải mở thêm nhiều chi nhánh huấn luyện cho Hải-Lục-Không quân. Trường sinh ngữ nơi Landro dạy nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất, trước đó khu này được gọi là “Tent City” vì chỉ là những lều vải dã chiến dành cho quân nhân. Mãi đến năm 1971 mới được xây dựng thành một ngôi trường khang trang như những hình Landro chụp.

Tôi dạy tại các chi nhánh Nguyễn Văn Tráng (dành cho sinh viên sĩ quan Không quân) và sau đó là chi nhánh Phan Thanh Giản (dành cho Hải Quân) nên những tấm hình Landro chụp tại TSN đối với tôi là hoàn toàn chưa hề được xem. Cũng như Micheal Burr (xem bài viết “Đồng ngũ, Đồng nghiệp, Đồng tuế…” tại https://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/11/ong-ngu-ong-nghiep-ong-tue.html) Robert Landro là giảng viên tôi cũng chưa từng gặp trong thời kỳ chiến tranh. Riêng Micheal, mãi sau này mới có dịp hội ngộ khi anh trở lại Việt Nam dưới màu áo dân sự.

Photo album này được giới thiệu với sự đồng ý của Landro với những captions trong hình là của chính tác giả. Đây cũng là một bộ sưu tập quý hiếm về một nét của Sài Gòn xưa. Các bạn có thể truy cập trang Facebook của Robert Landro tại:

***

Đây là toàn cảnh của trường SNQĐ tại Tân Sơn Nhất. Tòa nhà bên phải là các lớp học


. Tòa nhà điều hành và phía sau là những lớp học đang được xây dựng. Trường gồm 3 khối lớp học khá đồ sộ. 


Sau khi tốt nghiệp tại trường, rất nhiều khóa sinh được gửi đi du học tại Hoa Kỳ để tiếp tục được đào tạo về chuyên môn quân sự.


Cận ảnh phía bên ngoài các lớp học.


Trường mới bắt đầu hoạt động từ mùa hè năm 1971.


Một ngày tương đối bận rộn trong sinh hoạt tại nhà trường.


Hành lang ngoài các lớp học khá rộng và các học viên đến thụ huấn Anh văn thuộc đủ mọi binh chủng.


Một khóa sinh Không quân.


Trường mới đang trong giai đoạn hoàn chỉnh.


Trong hình là những giảng viên người Mỹ đến trường bằng xe buýt của quân đội. Họ phải mang theo vũ khí (sùng M-16) đến lớp nhưng đạn để riêng. Trong hình người lính mang băng đạn phía bên tay trái. 


Đây là xe buýt quân đội (chúng tôi gọi là “MACV bus”). Hàng ngày, xe buýt chở giảng viên từ MACV Annex nơi chúng tôi ở để đến trường.


Trường SNQĐ ở ngay bên cạnh khu sinh hoạt của các học viên Không quân trong phi trường Tân Sơn Nhất.


Trường hoạt động 2 buổi, từ Thứ hai đến Thứ bảy. Buổi sáng từ 7g đến trưa và buổi chiều từ 1g đến 6g.


Một trạm gác bảo vệ trường.


 Giảng viên người Mỹ thường nói đùa với nhau: nếu VC tấn công trường, chúng tôi sẽ giao súng M-16 cho khóa sinh Không quân, họ là những người chỉ được trang bị súng carbine M-1!


Đây là cổng vào trường có lính gác và bao cát bảo vệ.


Mỗi lớp học có 8 bàn gỗ xếp theo hình vòng cung. Có ghế dài và một ghế dành cho giảng viên.


Mỗi lớp học có hai cửa số trông ra phía ngoài.


Tuy điều kiện sinh hoạt không được tươm tất nhưng các khóa sinh vẫn chăm chỉ học tập.



Bãi giữ xe đầy mầu sắc tại trường.


Bãi giữ xe dành cho các học viên Bộ binh được hưởng chế độ ngoại trú.


Trường có một căng-tin (snack bar) dành cho các giảng viên người Mỹ, phục vụ bánh donuts, sữa tươi và nước ngọt (không được uống bia).


Căng-tin dành cho học viên ở phía sau trường, phục vụ các món mì, phở, nước ngọt và lúc nào cũng có cà phê đá!


Tôi cũng thường vào căng-tin này với các học viên… tại đây chúng tôi thoải mái thực tập tiếng Anh ngoài lớp học.


Đây là phòng hành chánh của trường.



Vào tháng 9/1971 tôi phụ trách các lớp thuộc trình độ trung cấp & cao cấp tại Trường Sinh ngữ Quân đội.


Đây là một lớp học gồm toàn sĩ quan Bộ binh mà tôi đảm nhận trước khi về nước, ngày 14/1/1972.


Giảng viên Doug Thompson thuộc Không quân Hoa Kỳ. Anh là một người ăn nói nhỏ nhẹ và luôn tỏ ra kính trọng các sĩ quan Không quân VN.


.Đại diện Viện Ngữ học Hoa Kỳ (Defense Language Institute - DLI), Tom Hudak, đang chuyện trò với mội sĩ quan Việt Nam.  


Giảng viên Bill Weiershauser đang dạy học trong lớp.


Ngoài những cố vấn quân đội, trường còn có cố vấn dân sự thuộc Viện Ngữ học Hoa Kỳ (Defense Language Institute - DLI).


Trường còn có Giảng viên Dân chính người Việt.


Một giảng viên người Việt.


Giảng viên người Mỹ và các sĩ quan khóa sinh Không quân người Việt.


Khóa sinh sĩ quan Không quân.


Trường có phòng lưu trữ băng ghi âm thu sẵn. Giảng viên có thể mượn băng đem về lớp để học viên nghe.


Danh sách khóa sinh trong một lớp học.


Một số sĩ quan cơ hữu người Việt tại trường SNQĐ.


Vào cuối tuần, trường thường tổ chức các cuộc thi giải trí giữa các khóa sinh. Đây là cuộc thi lái xe máy… người đi chậm nhất sẽ thắng cuộc!


Một cuộc thi chạy bộ.


Giảng viên và các khóa sinh đều là khán giả các cuộc thi giải trí.


Huấn luyện giảng viên người Việt ngay tại trường. Họ là những sĩ quan thuộc đủ mọi binh chủng có trình độ Anh văn được tuyển về đây trong chương trình “Pre-Service Training” trước khi đi học tại Hoa Kỳ.


Một vài khuôn mặt giảng viên người Việt tại trường SNQĐ.


Khuôn mặt giảng viên trẻ


Giảng viên Tom Peckins và các sĩ quan chuẩn bị làm giảng viên.


Những phút vui vẻ của giảng viên Việt – Mỹ trong giờ nghỉ.


Giảng viên Tom Peckins và những chuẩn úy giảng viên mới được tuyển về từ trường Bộ binh Thủ Đức.


Những sĩ quan được tuyển về trường từ các đơn vị.


Thiệp chúc Tết của trường SNQĐ


Tượng đài Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War Memorial) tại Arlington, Texas. Tượng được khánh thành ngày 25/10/2015.

***

* Tham khảo thêm bài viết "Hồi ức về trường Sinh ngữ Quân đội" tại https://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/hoi-uc-ve-truong-sinh-ngu-quan-oi.html,

***  

















































--> Read more..

Popular posts