Cái
chết của Fidel Castro tạo ra những phản ứng trái chiều trên cộng đồng mạng theo
hai hướng: “Pro” và “Con”.
Những
người thích ông tỏ ra thương tiếc một người bạn đã gắn bó với miền Bắc trong cuộc
kháng chiến “chống Mỹ, cứu nước” vừa qua. Họ là những những quan chức nhà nước hiện
nắm giữ địa vị quan trọng trong chính quyền, họ là sinh viên miền Bắc đã từng
du học Cuba, và cả những thân nhân, họ hàng của họ. Đó cũng là lý do Việt Nam tổ
chức quốc tang.
Người
miền Nam có vẻ dửng dưng nếu không muốn nói là phản đối quốc tang vì cho rằng đó
là tình cảm của hai Đảng anh em, nên gọi là “Đảng Tang” hơn là “Quốc Tang”. Bài
viết này không bàn đến chuyện chính trị mà chỉ nói đến tầm ảnh hưởng âm nhạc của Cuba đối với phần còn lại của đất nước.
Rõ
ràng là trước 1975, bản thân Fidel Castro không tác động gì đến cuộc sống của
người dân miền Nam nhưng vai trò âm nhạc của châu Mỹ La Tinh, cụ thể là Cuba, đã
ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt nghệ thuật giải trí tại miền Nam.
Tầm
ảnh hưởng đó thể hiện qua những bài hát theo điệu nhạc Habanera, Rhumba,
Bolero, Mambo, Cha Cha Cha thịnh hành tại Cuba, đất nước được coi là “cái nôi của
dòng nhạc Mỹ La Tinh”.
Cuba,
cũng như hầu hết các quốc gia ở Nam Mỹ (ngoại trừ Brazil), trước đây là thuộc địa
của Tây Ban Nha. Cuba lại gần với Hoa Kỳ nơi xuất phát nhạc Jazz có nguồn gốc từ
người da đen ở Phi châu được đưa đến Mỹ châu để làm nô lệ trong các đồn điền trồng
mía tại Cuba và Haiti.
Đó
là những lý do lịch sử - địa lý dẫn đến việc hình thành trường phái âm nhạc của
châu Mỹ La Tinh. Trong số những điệu nhạc này, Mambo là thể loại chịu ảnh hưởng
của châu Phi nhiều nhất. Về phương diện ngôn ngữ học, từ ngữ Mambo không xuất
phát từ tiếng Tây Ban Nha mà gốc từ ngôn ngữ của bộ lạc Kikongo tại Trung Phi,
có nghĩa là “đối thoại với thần linh”.
Đến
thập niên 1930, Mambo được người Cuba dùng để gọi điệu nhạc cũng như điệu nhảy.
Mambo trở nên phổ biến tại châu Mỹ La Tinh, lan đến Bắc Mỹ và cuối cùng, chinh
phục cả thế giới. “Mambo Italino” (1) là bài hát theo điệu Mambo nổi tiếng thế
giới vào năm 1954 và mau chóng thâm nhập âm nhạc niền Nam đến độ trẻ con chế lời:
“Ế Măm-bô… đi vô đi ra là hết 5 trăm…”
Poster phim Mambo
Mặt
khác, các nhạc sĩ người Việt cũng sáng tác nhiều ca khúc theo nhịp điệu vui nhộn
của Mambo như các bản “Gạo trắng trăng
thanh”, “Trăng rụng xuống cầu” của Hoàng Thi Thơ; “Nắng đẹp miền Nam” của Lam Phương hay “Tình thắm duyên quê” của Trúc Phương. Người Sài Gòn gọi đùa những
ca khúc này là… “dân ca mắm bò hóc”.
Tiếp
theo Mambo, một điệu nhạc khác là Cha Cha Cha ra đời tại Cuba do nhà soạn nhạc
kiêm nhạc sĩ vĩ cầm người da đen Enrique Jorrin (1926-1987) sáng tạo. Vào năm
1953, Enrique Jorrin, khi ấy mới 25 tuổi và là thành viên của một ban nhạc, đã nghiên
cứu một tiết điệu nhanh hơn Mambo, được gọi là Cha Cha Cha.
Đặc
điểm của Cha Cha Cha là điệu nhạc có 4 nhịp nhanh (beat) và có thêm một nhịp lẻ
(syncop). Chẳng mấy chốc, Cha Cha Cha chinh phục đất nước Cuba, bên cạnh đó, điệu
nhảy Cha Cha Cha với tiết tấu sinh động đã xuất hiện tại thủ đô Havana và tiếp
theo đó lan rộng ra khắp thế giới.
Một
trong những bản nhạc theo thể điệu Cha Cha Cha nổi tiếng là “Que rico bacilon” (2) của nhà soạn nhạc
gốc Cuba, Ruben Gonzalez (1919-2003), được ban nhạc Aragon của Cuba trình bày lần
đầu tiên.
Khi
đến Việt Nam, bản nhạc này đã được phổ biến một cách bình dân qua lời “chế” bằng
tiếng Việt: “Cha Cha Cha, ma-ní lấy chồng
chà-dzà…”. Người Sài Gòn chắc cũng còn nhớ quảng cáo kem đánh răng dùng điệu
Cha Cha Cha trong dịp Tết ở chợ Bến Thành với điệp khúc “Cha Cha Cha Hynos…”
Một
số nhạc sĩ miền Nam cũng “Việt hóa” những bài hát theo điệu Cha Cha Cha của các
nước. “Pepito mi Corazon”, tiếng Tây-ban-nha có nghĩa là “Pepito, người yêu dấu của tôi” được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời Việt
thành “Người tình Nam Mỹ” (3).
Một
bản nhạc Pháp theo điệu Cha Cha Cha một thời làm mưa làm gió vào năm 1950 là “Cerisier rose et pommier blanc” (4) được
chuyển sang tiếng Anh là “Cherry Pink and
Apple Blossom White”. Nhạc sĩ người Pháp gốc Tây Ban Nha, Louis Guglielmi
(1916 – 1991), đã trở nên nổi tiếng với nhạc phẩm này.
Khi
đến Việt Nam, cũng nhạc sĩ Pham Duy đã “Việt hóa” thành “Cánh bướm vườn xuân” và giới bình dân “chế” lời thành “Vườn xuân ong bướm ngất ngây, ngất ngây… tòn
ten…”.
Nhạc sĩ Louis Guglielmi (1916-1991)
Riêng
bản nhạc “Sài Gòn đẹp lắm” (5) của nhạc sĩ Y Vân được coi như “một trong những
bài ca nổi tiếng nhất viết theo điệu Cha Cha Cha” về một đô thị được mệnh danh
là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Mỗi khi nghe lại, người ta trở về với hoài niệm của một
thành phố thân thương:
“Dừng chân trên bến
khi chiều nắng chưa phai
Từ xa thấp thoáng muôn
tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối
chân nhau đến nơi đây
Sài gòn đẹp lắm, Sài
gòn ơi! Sài gòn ơi!”
Giới
“ăn chơi, nhảy nhót” ở Sài Gòn và các đô thị phía Nam cũng đón nhận Mambo và
Cha Cha Cha một cách nồng nhiệt bên cạnh những điệu nhảy có phong cách cổ điển
như Valse, Slow, Tango…
Thường
thì các vũ trường hoặc “ban fami” (một hình thức khiêu vũ được tổ chức trong vòng
gia đình và bạn bè) được bắt đầu bằng điệu Paso Doble của Tây Ban Nha, có người
còn gọi đó là điệu “đi chợ”. Kỳ thực đây là điệu nhảy dựa theo một trận đấu bò
tót với tiết tấu rộn ràng có tác dụng hâm nóng một buổi khiêu vũ.
Một
“tua” nhạc tại vũ trường được thay đổi để khách có sự lựa chọn điệu nhảy mà mình
thích. Người lớn tuổi sẽ nhẩy Valse (còn gọi là điệu luân vũ); Slow thì chậm rãi,
thậm chí còn có thể ôm nhau đứng yên nên được gọi là Slow “mùi”; Tango có xuất
xứ từ Á Căn Đình thì đòi hỏi một chút nghệ thuật tinh tế của cặp nhảy…
Trước
khi có Twist, Bebop theo kiểu Mỹ thì giới trẻ thích nhạc của châu Mỹ La Tinh với
các tiết điệu như Samba của Brazil, Mambo hay Cha Cha Cha của Cuba. Cha Cha Cha có những bước nhảy đặc biệt khi
hai người không ôm nhau, nam bước tới thì nữ bước lui, kèm thêm các động tác uốn
éo cả chân lẫn tay trông thật đẹp mắt.
Những
điệu nhạc Nam Mỹ luôn có sức sống cuồng nhiệt, trong đó thể hiện phần nào lối sống
của dân tộc Cuba. Đó là tầm ảnh hưởng của Cuba đối với người miền Nam trước
1975, còn chuyện Fidel Casto qua đời lại là mối quan tâm của người miền Bắc.
***
Chú
thích:
(1)
Xem “Mambo Italino” - Sophia Loren:
(2)
Nghe “Que rico bacilon” – ban nhạc Orquesta Aragon de Cuba hòa tấu:
(3) "Người tình Nam Mỹ" - Ngọc Lan:
(4)
Cánh bướm vườn xuân - Kiều Nga:
(5) "Sài Gòn đẹp lắm" - Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Băng Châu:
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét