“Quốc văn giáo khoa thư” và “Luân
lý giáo khoa thư” là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở
các trường Tiểu học tại Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ
20.
Nhóm biên soạn sách
gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là
những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín
nhiệm. Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền
giáo dục.
Việc dạy song hành
hai bộ sách “Quốc văn giáo khoa thư”
và “Luân lý giáo khoa thư” từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc
Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một
tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn
trẻ thơ.
Chúng tôi đã giới
thiệu “Quốc văn giáo khoa thư” qua
bài viết “Nhìn lại sách “Quốc văn giáo
khoa thư” (https://chinhhoiuc.blogspot.com/2020/06/nhin-lai-sach-quoc-van-giao-khoa-thu.html). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chọn đề
tài về chuyện ăn uống trong số 62 đề tài của “Luân lý giáo khoa thư” qua 65 trang sách.
Bình luận về các đức
tính, tốt cũng như xấu, cuốn sách bàn đến các hiện tượng như Tính ôn hòa, Tính
nhẫn nại, Tính hay trạnh lòng, Tính hung tợn, Tính hèn nhát, Tính trễ nải, Tính
lười biếng, Tính hay nói xấu, Tính hà tiện, Tính xa xỉ, Tính tiết kiệm…
Thật ra thì tính
tham ăn được bàn đến hai lần ở bài 17 (Ăn uống có điều độ) và bài 18 (Tham ăn).
Ở bài đầu, các tác giả khẳng định: “Ăn uống
phải có điều độ. Đói thì hãy ăn, khát thì hãy uống, mà bao giờ cũng cho vừa phải,
đừng ít quá, cũng đừng nhiều quá. Ăn uống có đều độ thì người mới khỏe mạnh”.
Trong phần giải
thích, các tác giả dẫn chuyện “Thuốc tràng sinh” của một ông thầy thuốc đã
ngoài 80. Bí quyết sống vui, sống khỏe của ông chỉ là việc ăn uống có điều độ.
Bài học luân lý được kết thúc bằng một câu cách ngôn: “Ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn”.
Ở bài 18 “Tham ăn”
được định nghĩa một cách đơn giản: “Tham
ăn là một nết rất xấu. Người ta phải ăn thì mới sống, nhưng kẻ tham ăn thì hình
như sống để mà ăn. Ta chớ nên tham ăn. Nhiều khi chỉ vì miếng ăn mà phải chịu
nhục và hại đến thân”.
Ý nghĩa của bài
luân lý được dẫn chứng bằng chuyện một cậu bé tên Tí được mẹ cho phép lấy kẹo
trong hũ, nhưng vì quá tham lam nên Tí bốc một nắm to nên không thể nào rút tay
ra khỏi hũ, cậu khóc hu hu! Và bài học được đúc kết bằng một câu: “Tham thực cực thân”.
Chuyện trong “Luân lý giáo khoa thư” tuy đơn sơ, mộc
mạc nhưng chắc chắn đã để lại nhiều suy nghĩ trong đầu óc trẻ thơ còn đang cắp
sách đến trường. Không những thế, chuyện xưa vẫn còn mang tích cách giáo dục đến
những người đương thời.
“Luân lý giáo khoa thư” - Sách in lần thứ bảy, 1933
Có một lúc nào đó, những kẻ tham ăn (kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) chợt thấy rằng mình đã “ăn” quá nhiều. Ăn không chừa một thứ nào!
“Luân
lý giáo khoa thư” - Sách tái bản sau năm 1975
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét