“Sách
này do Nha Học chính Đông Pháp đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Nguyễn Văn
Ngọc, ông Đặng Đình Phúc và ông Đỗ Thuận soạn”. Ấn bản mà chúng tôi có, được in “lần thứ mười”, với ghi chú trên trang đầu
sách “Nhà nước giữ bản quyền... Cấm không
ai được in lại”.
Theo lời giới thiệu, những bài trong “Quốc văn giáo khoa thư” được soạn theo
lối văn “giản dị, sáng sủa, ngắn gọn”.
Về ý tứ thì “thâm trầm, lễ nghĩa, nhân hậu”,
chú trọng đến việc khuyên răn và luyện tâm tính cho lớp thiếu nhi học vỡ lòng.
Bài viết tuy ngắn gọn nhưng thể hiện “phong độ cao nhã, trọng nghĩa và noi theo
gương các danh nhân Đông Phương cũng như thế giới”. Về đia lý và phong tục,
ngoài chuyện tại Việt Nam còn nói đến các nước láng giềng như Lào và Căm Bốt.
“Quốc
văn giáo khoa thư” còn giúp các vị phụ huynh tìm về những
kỷ niệm thời thơ ấu nhằm gợi ý chuyện trò, kể lể cho con cháu nghe về những thời
thanh bình trên đất nước. Quả thật, những mục đích này cho đến ngày nay vẫn còn
có tác dụng trước những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật.
Nhìn tổng quát, sách gồm 128 trang, trong
đó có tất cả 124 bài tập đọc hoặc học thuộc lòng. Mỗi bài chia thành các phần
như sau:
- Phần chính: Bài tập đọc (cũng có thể là
bài học thuộc lòng) với hình vẽ liên quan đến chủ đề của bài cộng thêm phần giải
nghĩa những từ ngữ khó trong bài.
- Phần bài tập đặt câu, học tiếng, làm văn
và câu hỏi để học sinh trả lời về đề tài đã đọc.
- Phần tập viết theo những mẫu chữ đã in sẵn,
học sinh theo đó để luyên chữ viết.
“Quốc
văn giáo khoa thư” kết luận: “Nếu ngôn ngữ, hình ảnh, kỷ niệm... không được thường trực khởi dậy,
gia đình sẽ mất gốc, quốc gia tan loãng...”
Là một cuốn sách giáo khoa dành cho trẻ em
vào lứa tuổi vỡ lòng, “Quốc văn giáo khoa
thư” đã ảnh hưởng sâu đậm đến những người thuộc thế hệ trước năm 1945 và dĩ
nhiên cũng đem đến cho thế hệ trẻ ngày nay những điều bổ ích. Chẳng hạn như những
câu:
-
Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Anh
em như thể tay chân
- Đói
cho sạch, rách cho thơm
- Có
chí thì nên
Vào thời buổi này, đất nước đảo điên một phần
cũng chỉ vì ta đã mất đi Tính nhân hậu, Tình
yêu nhân loại và Đức yêu người. Hy
vọng “Quốc văn giáo khoa thư” sẽ vẫn
còn được coi là một tài liệu giáo dục cần thiết cho lứa tuổi vỡ lòng trong thời
kỳ đất nước ly tan, lòng người ly tán!
(Vì khuôn khổ có hạn, chúng tôi chỉ post
hình ảnh của 20 bài viết đầu tiên trong “Quốc
văn giáo khoa thư”)
***
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét