Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

Chiếc bóng trên tường

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Ngọn đèn dầu nhắn đừng nghe trẻ,

Làn nước chi cho lụy đến nàng…”

 

Vua Lê Thái Tôn đã để lại cho hậu thế một bài thơ để nói về tâm trạng của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến. Nàng sống cùng đứa con khi chào đời vẫn chưa biết mặt cha nên tối đến thường thắp ngọn đèn dầu và chỉ vào bóng của mình trên tường và nói: “Cha con đến tối mới về…”

 



Khi chinh chiến tàn, chàng Trương trở về để được nhìn mặt đứa con nhưng định mệnh trớ trêu đã khiến đứa trẻ ngây thơ tin tưởng tuyệt đối là cha nó là chiếc bóng trên tường chứ không ai khác. Chuyện hiểu lầm do ghen tuông bắt đầu từ đó.

Người mẹ một lòng chung thủy với chồng hoàn toàn không biết chuyện ghen tuông bắt nguổn từ đó. Bản tính của chàng Trương, cũng như đa số những người chồng khác, tin vào lời con trẻ nên âm thầm ghen tuông về một bóng hình người đàn ông khác đêm nào cũng đến với vợ mình!

Trong cơn ghen mù quáng, chàng Trương đã lên tiếng trách móc vợ một cách thậm tệ khiến cho người vợ phải trầm mình xuống sông, từ giã cõi đời. Khi vợ đã chết, chàng ngồi ôm con trước ngọn đèn dầu. Đứa con hồn nhiên chỉ vào cái bóng trên vách và mừng rỡ thốt… “cha tôi đã về rồi đó!”

 



Truyện thuộc loại “cổ tích” với đầy đủ tình tiết éo le nhưng hoàn toàn hợp lý. Rất logic cho cả 3 nhân vật: người chồng, người vợ và đứa con. Ai cũng đều có lý chính đáng để giải thích cho hành động của mình. Chỉ người ngoài mới có một cái nhìn khách quan và dĩ nhiên, đó là một cái nhìn của xã hội chung quanh.

Cái nhìn của Vua Lê Thái Tôn đời trước và cả cái nhìn của nhạc sĩ Thầm Oánh sau này qua bản nhạc “Thiếu phụ Nam Xương” đều là những nhận xét khách quan của xã hội với những ca từ:

“Ai đời còn nhớ chăng xóm Nam Xương có một nàng

Lòng trinh muôn đời muôn kiếp mang xuống tuyền đài

Cam ức ôm hờn ôi đến bao tan!

 

“Con thơ nhiều đêm hoài kêu nhớ cha

Khi ánh đăng soi mờ bóng nhoà

Chỉ bóng tường dụ dỗ dối con thơ

Rằng đây chính cha đêm tối mới về cùng con.

 

Điệp khúc của bản nhạc lập đi lập lại lời con trẻ khi hai bố con ngồi trước bóng cùa ngọn đèn dầu trên vách: “Không không bố tôi đêm tối mới về…” và Thẩm Oánh diễn tả đoạn kết bài hát:

 

“Ôi đau thương, ôi ly tan, đau đớn cho nhau

Chua xót cho nhau chim thương lìa đàn

Ôi đau thương ôi nguy nan cuồng ghen sôi máu

Phũ phàng giày đạp nát tan”

 



Người chinh phu họ Trương của ngày xưa không tỉnh táo khiến mùa đoàn tụ trở thành mùa tang tóc. Nếu không tỉnh thức và sáng suốt, chúng ta cũng sẽ trở thành một chàng Trương của thời đại!

Chỉ có những chàng Trương của thời đại ngày nay mới có khả năng biến Mùa Vọng, hay còn gọi là Mùa của Hy vọng, trở thành một mùa “mất hy vọng và mất niềm tin”. Đó là điều mà tất cả chúng ta không ai mong muốn!

 



Chúng tôi cũng hoàn toàn không mong muốn điều đó và để tạo một không khí lạc quan, xin xem tiếp những hình ảnh dưới đây. Để có được những hình bóng các con thú trên tường, chúng ta chỉ cần sử dụng các ngón tay một cách khéo léo.

Cũng chỉ là những chiếc bóng trên tường, chúng ta có thể tạo thành những hình ảnh vui nhộn, thay vì bóng hình của vợ chàng Trương ngày xưa trên vách gây nhiều chuyện buồn không đáng có!

 

Chó Greyhound

 

Chó

 

Chim

 

Cua

 

 

Nai

 

Thỏ

 

Hươu cao cổ

 

Ngựa

 

Thiên nga 

*** 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts