Phong trào “Bông hồng cài áo” để tưởng niệm về công
ơn cha mẹ tự phát tại Việt Nam, năm 1962. Khi đó, nhà sư Thích Nhất Hạnh đã viết
đoản văn “Bông hồng cài áo” trong một
căn lều gỗ tại Camp Ockanickon ở Medford, thuộc tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ.
Các đệ tử của ông, sinh viên Sài Gòn đã chép tay 300 bản, gắn thêm bông hoa màu hồng cho người còn mẹ, hay màu trắng cho người mất mẹ, mất cha, làm quà tặng cho bạn bè của họ. Rằm tháng 7 năm ấy họ họp nhau lại tại chùa Xá Lợi, làm lễ “bông hồng cài áo” lần đầu tiên.
Ở đây, chúng tôi chỉ thêm tài liệu lịch sử để bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc Vu Lan với truyền thống “cài hoa đỏ hoặc hoa trắng” mà không hoàn toàn có tính cách bôi bác.
Bài viết dưới đây được chép lại từ FB Chứng Đặng để người đọc hiều rõ hơn về “hoa trắng & hoa đỏ” cài trên áo những người con tưởng nhớ đến Mẹ!
Sự thật đằng sau "Bông hồng cài áo"
Ông Thích Nhất Hạnh đi Nhật, nhân mùa Vu Lan được cài cho 1 bông cẩm chướng trắng, ông hỏi thăm mới biết đó là tục cài hoa màu đỏ cho ai còn mẹ, cài hoa màu trắng cho ai mất mẹ, để tưởng nhớ mẹ. Sau đó khi đi Mỹ du học, ông viết "Bông hồng cài áo" lồng vào tập tục trên, ông gửi bài viết này cho đệ tử của ông.
Các đệ tử bèn chép ra nhiều trăm bản kèm theo cành hoa hồng gửi đi cho bạn bè, người quen, rồi đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc. Các chùa cho in bài viết này và phổ biến việc cài hoa. Cứ thế dần dần trở thành 1 tập tục trong các kỳ lễ Vu Lan, mà thật ra chẳng ai biết nguồn gốc của nó là từ đâu.
Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ, do bà Anna Jarvis đặt ra đầu tiên, từ năm 1907.
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng cãi nhau, đang giận nhau không nói chuyện. Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt, ân hận mãi.
Năm 1907, bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình, và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi bà còn sống, đừng như bà cãi nhau giận dỗi với mẹ rồi sau khi mẹ mất rồi mới hối hận.
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa
mà mẹ bà thích nhất. Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ hoa trắng gì cả!
Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động
chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết, để tổ chức 1 ngày Mother's Day,
Ngày cho Mẹ. Một năm sau, năm 1908, ông John Wanamaker, 1 chủ tiệm hoa, tham gia chương
trình vận động của bà, tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng
trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ.
Đến năm 1914, Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ, để vinh danh tất cả các bà mẹ, còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi, mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng. Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp, nên các chủ tiệm hoa tự "chế" ra thêm là hoa trắng là cho ai mất mẹ, và hoa đỏ là cho ai còn mẹ, để có thể bán được thêm hoa, và thế là sản sinh ra vụ hoa trắng hoa đỏ!
Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ, rồi lan sang Nhật, cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam.
Nhưng chính tại Mỹ, thì bà Anna Jarvis vào
những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này, vì bà nói ngày
này đã bị kinh doanh hóa, biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời. Từ
hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà nhảy qua hoa trắng hoa đỏ, để có đủ hoa mà bán,
rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác, cũng chỉ để bán được nhiều
hoa nhiều tiền, mất hết ý nghĩa ban đầu!
Các chuyên gia tâm lý người Mỹ thì phản đối tục lệ hoa trắng hoa đỏ, vì sự phân biệt này làm cho những người đã mất mẹ phải cảm thấy đau lòng, buồn tủi. Phân biệt con còn mẹ với con mồ côi là không tôn trọng nhân quyền và quyền bình đẳng, nên sau này người Mỹ hầu như đã bỏ đi tập tục này.
Hiện nay ở Mỹ không còn ai cài hoa trắng hay hoa đỏ vào ngày Lễ Mẹ nữa.
Riêng ở VN, có lẽ vì không hiểu rõ nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó, chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo. Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa thứ 2 cho cha, cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét