Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Vòng Sài Gòn ngày 26 Tết Giáp Thìn

Thật tình tôi rất ít ra khỏi nhà, ngoại trừ đi bộ ra quán cà phê quen đầu ngõ. Nhưng hôm nay có việc phải ra Bưu điện Thành phố nên gọi xe ôm quen tới chở đi lo công chuyện.

Đã lâu không ra trung tâm quận 1 nên ngồi xe ôm cứ như “anh mán ở rừng mới về”, thấy cái gì cũng lạ lẫm vào dịp Tết cổ truyền. “Hoa hòe, hoa sói” xuất hiện khắp mọi nơi vì chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết.

Đến Bưu điện Thành phố, các bà, các cô diện những chiếc áo dài truyền thống sặc sỡ để chụp ảnh “check-in” mà cứ ngỡ Tết đã thực sự đến rồi.

 

Bưu điện Thành phô, ngày 26 Tết Giáp Thìn

 

Những tà áo màu trước Bưu điện

 

Toàn cảnh Bưu điện

 

Vui xuân cho trọn những ngày...

 

Trước thềm năm mới

 

Chuẩn bị cho 3 ngày Tết

 

Nhà thờ Đức Bà ở ngay bên cạnh nên tượng Đức Mẹ cũng là nơi được các người đẹp chiếu cố còn những “nhiếp ảnh gia” (cả chuyên nghiệp lẫn tài tử) hoạt động lăng xăng để ghi lại những bức ảnh mỗi năm chỉ có một lần.

 

Đức Mẹ chắc cũng hiểu tại sao... vui như Tết

 

Xin Mẹ một mùa xuân đầm ấm

 

Phim trường miễn phí…

 

Đông như quân Nguyên

 

Chuẩn bị đầy đủ cho buổi 'check-in'

 

Nhìn sang đường Tự Do (Catinat ngày xưa) cũng có một cổng chào “mừng xuân” với khẩu hiệu “2024 – Mừng Xuân… Mừng Đảng”… Đến Nhà hát Thành phố cũng khoác một bộ áo mới nhân dịp xuân về.

 

Cổng chào trên đường Tự Do

 

Nhà hát Thành phố

 

Đường Nguyễn Huệ đang ráo riết chuẩn bị Tết

 

Có cả “Lễ hội đường sách” trên đường Nguyễn Huệ

 

Tòa Đô Chính (nay là Ủy ban Nhân dân Thành phố) vẫn uy nghi với bồn hoa sen màu hồng được tưới bằng mấy vòi phun… thiếu nước (chắc vì nước yếu?). Có lẽ ít ai còn nhớ hồi Thực dân nơi đây có tên là “Bồn Kèn”, vào những dịp cuối tuần Người Sài Gòn thường có dịp thường thức âm nhạc của lính Săng Đá giúp vui.

 

Tòa Đô Chánh… phía trước là đài hoa sen (xưa là “bồn kèn”)

 

Trước Ủy ban Nhân dân Thành phố

 

Trên đường về, tôi rủ anh xe ôm quen dừng lại tại Công viên Lê Văn Tám, trước đây là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi anh nghỉ của các nhân vật nổi tiếng một thời, kể cả Tổng thống Ngô Đình Diệm. Công viên vẫn còn tượng của “liệt sĩ trẻ tuổi” (Ngọn Đuốc Sống) Lê Văn Tám, một “huyền thoại” khiến nhiều người vẫn còn phải thắc mắc (?).

 

Công viên và bức tượng Lê Văn Tám

 

Công viên Lê Văn Tám biến thành 'Chợ Hoa Tết 2024'

 

Công viên nhân dịp Tết đã biến thành “Chợ Hoa Tết 2024” để Ban Quản Lý kinh doanh và nhà vườn nhân dịp này “lượm bạc cắc”. Không biết đến ngày 29, 30 Tết có diễn ra cảnh người bán đập bể các chậu hoa chứ không tặng những người lợi dụng hoa ế để mua cho rẻ?

Thật tình thì hoa ở đây có đủ loại, đủ sắc màu đẹp mắt… nhưng người mua chỉ đếm trên đầu ngón tay còn những người chụp hình như tôi thì lại không thiếu. Quả là một nghịch cảnh khi tình hình kinh tế khó khăn chung sau trận đại dịch vừa qua.

 

Cây mai khổng lồ trước chợ hoa

 

Đủ các loại hoa trong chợ... nhưng chỉ thiều người mua

 

Sắc đỏ ngày xuân

 

Hoa mai cũng chung số phận

 

Thế là hết một buổi sáng “cưỡi ngựa xem hoa” của một ông già “năm thì, mười họa” mới ra khỏi nhà.

Có vài câu thơ “lạc điệu” xin ghi lại nơi đây để kết thúc phóng sự hình ảnh những ngày cận Tết Giáp Thìn:


“Chả thấy gì… chỉ thấy già

Bạn bè đi hết sao ta lại

Còn ở nơi đây… vẫn một mình?

 

“Chả thấy gì… chỉ thấy đời

Những ngày cô quạnh khắp muôn nơi!

 

***

 

2 nhận xét:

  1. Người ở xa nửa vòng trái đất, nhìn hình, bỗng kỷ niệm uà về...Xin cám ơn tác giả, cám ơn các cháu gái đã tô thêm sắc thắm. Cũng cám ơn thằng Tây thực dân đã xây Nhà Bưu Điện to đẹp. Nhìn hoa ̣đủ loại trong nghĩa địa MĐC xưa, lại nhớ đến Giáo sư, sử gia Phan Huy Lê.

    Trả lờiXóa
  2. hình ảnh Chú chụp mới đây nhưng nó có nét gì đó hoài niệm quá.

    Trả lờiXóa

Popular posts