“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc
nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen
này ông quyết đi buôn cối,
Thiên
hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
“Lẳng
lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm,
nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen
này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng
rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
“Lẳng
lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa
thì mua tước, đứa mua quan.
Phen
này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa
bán vừa la cũng đắt hàng.
“Lẳng
lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh
năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố
phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng
bế nhau lên nó ở non.
(Trần Tế Xương)
Thơ trào phúng của “Ông Tú Vị Xuyên” (1870-1907) mỉa mai quá! Có bao lời chúc Tết hay nhất, đẹp nhất ông dùng đủ cả: Chúc Thọ, Chúc Phú Quý, Chúc Sang Trọng… rồi lại còn chúc đường thê tử, lắm con..
Sinh ra, lớn lên và lại được trực tiếp chứng kiến thời buổi nhiễu nhương, nhan nhản lũ người nhí nhố, ngang nhiên làm những việc bất chính ngay giữa “thanh thiên bạch nhật” nên Tú Xương ném thẳng tiếng cười châm biếm chua cay vào lũ người này ngay dịp Tết.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước.
- Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn cho Pháp.
- Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam
Định bị tấn công lần thứ nhất.
- Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn
công lần thứ 2 và mất nốt.
Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử nhiễu nhương đó nên bài thơ châm biếm “Năm mới chúc nhau” của ông đã gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời.
Chẳng thế mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ Trần Tế Xương được viết lên… giữa bối cảnh hiện tại:
“Bắt chước ai kia… chúc mấy lời
Chúc
cho thiên hạ sống ở đời.
Quan
to, quan nhỏ đều như rứa
Cố
sống cho ra… Cái Giống Người!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét