Cũng vào ngày này 19 năm sau (19/6/1965), Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cử hành lần đầu tiên. Đó là ngày mà tập thể chiến sĩ VNCH chính thức lên nắm giữ cả 2 vai trò với nhiệm vụ Quân sự và Hành chánh tại Miền Nam Việt Nam.
Trong ngày này, một buổi lễ ra mắt trước quốc dân và quốc tế “cái được gọi là” Ủy ban Lãnh Ðạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch và Ủy ban Hành Pháp Trung ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch.
Cho đến 10 năm sau đó (ngày 30/4/1975), Ngày Quân Lực của VNCH… giải thể sau khi Sài Gòn “đồi chủ” do tình hình chính trị thay đổi. Và người ta không còn nhắc đến Ngày Quân Lực 19/6 nữa!
Ngược dòng lich sử, tháng 6/1924, Toàn quyền Đông Dương, Martial Henri Merlin (1860-1935) sang Nhật Bản để điều đình với Nhật trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên dường về, Merlin cùng đoàn tuỳ tùng dừng lại ở Quảng Châu, dự tiệc đêm 18/6/1924 tại khách sạn Victoria ở phía Bắc thành phố Sa Điện, Trung Quốc.
Không bỏ lỡ cơ hội, dù biết khó khǎn nguy hiểm, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên vào khách sạn, liệng một quả bom nhỏ ngay giữa tiệc. Bom nổ, một số nhân vật Pháp và ngoại quốc chết tại chỗ, nhưng Merlin chỉ bị thương nhẹ. Phạm Hồng Thái chạy thoát ra ngoài, ông gieo mình xuống dòng Châu Giang trong đêm 18 rạng ngày 19/6/1924, khi mới 28 tuổi.
Về thơ văn có Lưu Trọng Lư, sinh ngày 19/6/1912, quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 10/8/1991 tại Hà Nội. Sự nghiệp thơ văn của ông nổi bật nhất là bài “Tiếng thu” với những câu thơ bất hủ:
“Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô?”
Trong ngày này, một buổi lễ ra mắt trước quốc dân và quốc tế “cái được gọi là” Ủy ban Lãnh Ðạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch và Ủy ban Hành Pháp Trung ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch.
Cho đến 10 năm sau đó (ngày 30/4/1975), Ngày Quân Lực của VNCH… giải thể sau khi Sài Gòn “đồi chủ” do tình hình chính trị thay đổi. Và người ta không còn nhắc đến Ngày Quân Lực 19/6 nữa!
Hình chụp tại Hà Nội, năm 1952
Ngược dòng lich sử, tháng 6/1924, Toàn quyền Đông Dương, Martial Henri Merlin (1860-1935) sang Nhật Bản để điều đình với Nhật trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên dường về, Merlin cùng đoàn tuỳ tùng dừng lại ở Quảng Châu, dự tiệc đêm 18/6/1924 tại khách sạn Victoria ở phía Bắc thành phố Sa Điện, Trung Quốc.
Không bỏ lỡ cơ hội, dù biết khó khǎn nguy hiểm, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên vào khách sạn, liệng một quả bom nhỏ ngay giữa tiệc. Bom nổ, một số nhân vật Pháp và ngoại quốc chết tại chỗ, nhưng Merlin chỉ bị thương nhẹ. Phạm Hồng Thái chạy thoát ra ngoài, ông gieo mình xuống dòng Châu Giang trong đêm 18 rạng ngày 19/6/1924, khi mới 28 tuổi.
Hình chụp tại Đà Lạt, 1954
Về thơ văn có Lưu Trọng Lư, sinh ngày 19/6/1912, quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 10/8/1991 tại Hà Nội. Sự nghiệp thơ văn của ông nổi bật nhất là bài “Tiếng thu” với những câu thơ bất hủ:
“Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô?”
Hình chụp tại Đà Lat, 1956
Một nhà thơ tiền chiến khác, Chế Lan Viên, lại tạ thế tại Sài Gòn ngày 19/6/1989. Ông xuất thân trong một gia đình viên chức, lớn lên giữa "Gió Lào râm ran rách xé" và sắn khoai Cam Lộ, Quảng Trị.
Làm thơ lúc 12 tuổi nhưng phải đợi đến năm 17 tuổi xuống Quy Nhơn học trung học, Chế Lan Viên mới thành một người làm thơ thực sự khiến mọi người cứ lầm tưởng ông là nhà thơ gốc Chàm với tập thơ “Điêu tàn”:
“Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than…”
Cuối cùng là chuyện cô ca sĩ Phương Hồng Quế, ngày xưa có biệt danh là “TV Chi Bảo”. Quế là học trò đã theo học môn tiếng Anh với tôi suốt bộ English for Today hồi còn ở Việt Nam. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên: hai thầy trò cùng một ngày sinh, chỉ khác năm sinh!
“Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than…”
Cuối cùng là chuyện cô ca sĩ Phương Hồng Quế, ngày xưa có biệt danh là “TV Chi Bảo”. Quế là học trò đã theo học môn tiếng Anh với tôi suốt bộ English for Today hồi còn ở Việt Nam. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên: hai thầy trò cùng một ngày sinh, chỉ khác năm sinh!
***
https://www.nationalgeographic.com/culture/article/juneteenth
Trả lờiXóa