Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

Thích Tuệ Sỹ… Một vì sao vụt tắt!

Tôi không phải là một “Phật tử Thuần thành”, nói nôm na là người tuy theo Đạo Phật nhưng cũng chẳng bao giờ đi chùa chứ không nói gì đến việc ăn chay ngày Rằm, Mồng  Một như những Phật Tử chân chính khác.

Tuy nhiên, mới đây đọc “Cáo bạch” của Viện Tăng Thống, đã thật sự xúc động với đoạn văn ngắn ngủi về một bậc chân tu:

“Đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đã thuận thế vô thường thị tịch vào lúc 16h00 ngày 24 tháng 11 năm 2023 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý mão). Trụ thế: 79 năm, 46 giới lạp. Tang lễ Đức Trưởng lão Hòa thượng được cung kính cử hành tại Chùa Phật Ân, khu 14, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai”.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 05/4/1945 (nhằm ngày 23/02 năm Ất Dậu), tại tỉnh Paksé, Lào. Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ bà Đặng Thị Chín, Pháp danh Diệu Chánh. Đồng nguyên quán xã Nghĩa Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Trung phần Việt Nam.

 

Cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023)

 

Lúc con sinh thời, “nhà thơ điên” Bùi Giáng có viết bài “Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ” với giọng điệu khôi hài nhưng cũng không kém phần nghiêm túc:

“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy

Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi”

“Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy

Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ

Trí Hải đa tàm trúc loạn ty”

“Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình…

(hết trích)

 

Nhà thơ Bùi Giáng chuyện trò với một nhà tu

 

Mạnh Kim, một cây bút trên Saigon Nhỏ có bài “Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi”:

“Từ khi là giảng sư Phật học tại Đại học Vạn Hạnh khi chỉ hơn 20 tuổi, Thầy Tuệ Sỹ đã là một cây cổ thụ. Suốt hơn nửa thế kỷ, cây cổ thụ Tuệ Sỹ không ngừng tỏa bóng mát cho thế gian. Giờ đây cây cổ thụ đã trút hết lá. Thầy phẩy tay áo cà sa, thanh thản, mỉm cười. Nếu những năm tháng sống ở đời không khác gì việc níu vào vách núi để làm những gì phải làm cho chúng sinh, bây giờ Thầy nhẹ nhàng buông tay. Thầy, đứng dậy, đi về với Phật”.

 

“Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi”

 

Canh Le phân tích “hiện tượng Tuệ Sỹ” qua ba khía cạnh của Phật Giáo:

“Trong ba hạnh Bi-Trí-Dũng của Phật Giáo, tôi chưa được biết về Bi của ông. Còn về Trí, tôi được biết ông là một học giả uyên bác thâm viễn, thông thạo ngữ văn Nam-Bắc Phạn, Hán, Nhật, Anh, Pháp, đọc và hiểu Đức ngữ, khi mới trên dưới 30 tuổi đã là giáo sư thực thụ của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn...

“Về Dũng, tôi được biết ông là người bất đồng chính kiến với chính phủ một cách nhu hòa và bền bỉ: "Sa Môn Bất Kính Vương Giả",  từng bị án tử hình rồi chuyển thành chung thân nhưng vẫn bình thản không hề nao núng thoái chuyển, "Uy Vũ Bất Năng Khuất". Muốn thực hành Bồ Tát hạnh "Vô Úy Thí", hành giả phải đạt được hạnh "Vô Úy" ...

“Làm người, được như vậy có thể đáng là hào kiệt, trượng phu. Trong giới cạo đầu, mặc cà sa, ở chùa hiện nay (tôi không dùng từ "tu sĩ" vì chưa chắc họ đã "tu"), ít nhất hòa thượng Thích Tuệ Sĩ cũng đáng là bậc xuất chúng, vượt trội.

(hết trích)

 

Chân dung Hòa Thượng Tuệ Sỹ


Bản thân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết di chúc trước ngày ra đi:

“Tôi, Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ, với tâm trí minh mẫn, tự biết thân mang trọng bệnh, để lại Di chúc sau đây cho chư Pháp lữ và hàng đệ tử thực hiện tổ chức Tang lễ theo tâm nguyện của tôi.

“Nhục thân đưa đi hoa táng. Tro bụi nhục thân đem ri ra Thái Bình Dương để được tan theo biển bốc thành mây trời, lang thang khắp cõi hư không: Hư không hữu tận, Ngã nguyện vô cùng.

(hết trích)

 

Nhà tu Tuệ Sỹ… Người gầy trên quê hương điêu tàn

 

Thực hiện đúng theo lời Di chúc Tang lễ của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), cho nên tang lễ của thầy đã diễn ra trầm mặc, trang nghiêm, như một tang lễ bình thường. Kể cả không vòng hoa, không phúng điếu...

Quý Chư Tăng Ni là thành viên của GHPGVNTN, cũng như Gia Đình Phật Tử khắp nơi trên cả nước, đã tề tựu về chùa Phật Ân để kính tiễn biệt thầy Tuệ Sỹ lần cuối. Kể cả nhiều vị đang làm Phật sự ở hải ngoại, cũng lập tức quay về Việt Nam, khi hay tin dữ về thầy.

 

Lễ tang cố Hòa Thượng Tuệ Sỹ

 

Và như vốn dĩ, trong mọi đám tang của Quý Tăng, Ni thì chen lẫn vào những người Phật tử, là lực lượng mật vụ ở nhiều tỉnh thành, kể cả mật vụ biệt phái miền Nam. Cho nên, đám tang của thầy Tuệ Sỹ cũng không thể là ngoại lệ.

Tuy nhiên, có sự khác biệt, là lực lượng sắc phục không được phái chốt chặn mọi con đường đến tang lễ, không như chính quyền đã từng hành xử như thế trong tang lễ của Đức Đệ Tam Tăng thống Trưởng lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và gần đây nhất là tang lễ của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

 

Thầy Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát trong buổi lễ di quan thầy Tuệ Sĩ

 

Đàm Ngọc Tuyên cho biết thêm nhiều chi tiết trong lễ tang Thầy Tuệ Sỹ:

“Chánh quyền sở tại đã đến gặp trụ trì chùa Phật Ân yêu cầu dẹp bỏ chữ GHPGVNTN trong chương trình tang lễ, tuy nhiên với tinh thần "uy vũ bất năng khuất", Quý thầy cương quyết không gỡ bỏ.

“Bên cạnh đó, cũng cần nói đến thủ đoạn mới của Giáo hội Phật giáo quốc doanh, khi họ cắt cử nhiều phóng viên như Phật giáo Đồng Nai, Báo Giác Ngộ đến túc trực nhằm ghi hình đưa tin nhưng hoàn toàn sai sự thật. Ấy là họ mạo nhận Ngài Tuệ Sỹ là thành viên của Giáo hội Quốc doanh. Ở đây không bàn đến thái độ tác nghiệp lấc cấc và láo xược.

“Ngoài ra, Thích Chân Quang dẫn một phái đoàn, và Thành hội Phật giáo Quốc doanh cũng tương tự, đã xuất hiện từ sớm để viếng tang. Tuy nhiên, họ đến viếng thì cứ viếng, chứ Quý Tăng Ni của GHPGVNTN, không rảnh để mà tiếp.

(hết trích)

 

Thầy Tuệ Sỹ trên đường Trở Vê Với Cát Bụi

 

Nghĩa tử là nghĩa tận… Chúng tôi sưu tầm một số hình ảnh dưới đây để tưởng nhớ một vị chân tu, tài hoa trong thế giới tâm linh chúng ta!

 Nam Mô A Di Đà Phật!


***

* Tham khảo thêm

* Bài viết: Tuệ Sỹ - Nhà tu “phi phàm” trên Blogspot:

https://chinhhoiuc.blogspot.com/.../tue-sy-nha-tu-phi...

* Bài viết: “Nam Nhật Từ, Bắc Thái Minh” trên Blogspot:

http://chinhhoiuc.blogspot.com/.../nam-nhat-tu-bac-thai...

 

***

 

Những hình ảnh kỷ niệm về Thầy Tuệ Sỹ

 

Ành chân dung

 















Hòa Thượng Tuệ Sỹ và thiên nhiên



 






Tranh chân dung Thầy Tuệ Sỹ

 








Tượng Thầy Tuệ Sỹ

 


Thầy Tuệ Sỹ trên giường bệnh

 





Lễ tang cố Hòa Thượng Tuệ Sỹ









Những lời tâm huyết

 




Một vài tác phẩm của Thầy Tuệ Sỹ

 





Cảm nghĩ của một người trên Mạng Xã Hội



***

 

Bức ảnh được chụp vào tháng 9.1998, khi thầy Tuệ Sỹ được trả tự do từ nhà tù ở Nghệ An. Hình chụp lúc tàu sắp chuyển bánh, ba người nhìn xuống sân ga Nha Trang để chào từ giã tăng ni và Phật tử

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts