Nguyễn
Thanh Việt (*), tác giả cuốn tiểu thuyết đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2016,
“The Sympathizer”, đã có một bài viết trên báo “The Atlantic” với nhan đề
“Kissinger: The View From Vietnam” (http://www.theatlantic.com/international/archive/2016/11/kissinger-vietnam-nguyen/507851/).
Bài
viết của tác giả có thể tóm gọn qua tiêu đề phụ:
“One of the saddest
ironies of my own history is that the United States might have achieved its
goals in Southeast Asia without ever going to war”,
tạm
dịch:
“Một trong những điều
mỉa mai nhất trong lịch sử đời tôi là nước Mỹ lẽ ra đã có thể đạt được mục đích
ở Đông Nam Á mà không cần tham chiến”!
Với
quan điểm của một người Việt tỵ nạn đến Mỹ khi mới 5 tuổi, Nguyễn Thanh Việt nhắc
lại chuyện tranh luận giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton trong cuộc bầu cử
Tổng thống Mỹ vừa qua, trong đó có chuyện đề cập đến cựu Bộ trưởng ngoại giao
Henry Kissenger.
Rõ
ràng là bà Clinton ủng hộ Kissinger còn ông Sanders chống đối kịch liệt, trong
số người chống đối đó có cả tác giả bài viết nói trên. Dưới thời Tổng thống Richard
Nixon, Kissinger là cố vấn an ninh quốc gia, đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao,
đã phạm phải sai lầm “có hệ thống”: thả bom Cambodia.
Từ
năm 1969 đến 1973 nước Mỹ đã thả tổng cộng 540.000 tấn bom, gây thương vong cho
từ 150.000 đến 500.000 người Cambodia. Mục đích của những trận oanh tạc này là
để ngăn chặn bộ đội Bắc Việt xâm nhập Việt Nam.
Theo
Sanders, đó là quyết định biến Kissinger thành một trong những “Bộ trưởng ngoại
giao có sức hủy diệt nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngược lại, Bà Clinton cho rằng
Kissinger đã là người mở ra một cánh cửa mới trong ngoại giao với Trung Quốc.
Sau
cuộc tranh luận Clinton-Sanders, Nguyễn Thanh Việt xác định, bà Clinton đã mất
phiếu bầu của tác giả. Không phải chỉ vì Clinton đã ủng hộ Kissinger mà còn vì
bà đã tuyên bố “Nước Mỹ vĩ đại vì nước Mỹ tốt đẹp” (America is great because
America is good). Tác giả viết:
“Là một người tỵ nạn
đến từ Việt Nam, một đất nước đã bị nước Mỹ thả bom, đặt mìn và rải chất độc màu
da cam trong nhiều năm, tôi hoài nghi về sự tốt đẹp của nước Mỹ”.
…
Bài
báo của Nguyễn Thanh Việt đã được post trên FB Viet Thanh Nguyen và tôi có một
lời bình luận:
“Tôi thành thật đưa
ra một ý thứ hai (second thought): người Mỹ đã phạm sai lầm tại Việt Nam trong
quá khứ nhưng nếu không có những sai lầm đó, anh sẽ không bao giờ được hưởng sự
tự do và đặc quyền tại nước Mỹ kể từ thời thơ ấu”
Nguyễn
Thanh Việt trả lời:
“Tôi đã nghĩ về điều đó.
Tôi xin trích dẫn những dòng tôi viết trong “The Sympathizer”: Tôi là “một
trong những trường hợp kém may mắn, những người không thể nào không tự hỏi mình
có cần sự từ thiện của người Mỹ chỉ vì tôi là những người đầu tiên được hưởng sự
giúp đỡ của người Mỹ”. Nói ngắn gọn, có thể thụ hưởng sản phẩm của một mối liên
lạc lừa phỉnh hay một hoàn cảnh khủng khiếp (thí dụ như khi ta là một đứa trẻ bị
hãm hiếp) -- điều đó không thể bào chữa cho mối liên lạc hay hoàn cảnh”.
Trao đổi qua Facebook
***
Chú
thích:
(*)
Tham khảo thêm về tác giả Nguyễn Thanh Việt và tác phẩm “The Sympathizer” tại:
--
The Sympathizer (1): “Kẻ Nằm Vùng” hay “Cảm Tình Viên”? http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/05/the-sympathizer-1-ke-nam-vung-hay-cam.html
--
The Sympathizer (2): Những điều muốn nói
--
“The Sympathizer” (3): Những nỗi niềm riêng
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét