Lời nói đầu:
“Sau 1975 đã có rất
nhiều “hiện tượng ngôn ngữ” kỳ lạ trong tiếng Việt. Người ta nói “siêu sạch”,
“siêu sao” hay “siêu thịt”, “siêu nạc”… và gần đây nhất: “siêu trăng”, dịch từ
“supermoon”. Đối với những người quan tâm đến ngôn ngữ, thuật ngữ “siêu trăng”
có điều gì đó không ổn.
"Superman"
dịch là "siêu nhân": rất chính xác. Ta không thể nào nói "siêu
người" vì đó là một danh từ ghép bởi "siêu" (gốc tiếng Hán) và
"người" (gốc tiếng Việt), nghe vừa ngô nghê, vừa chỏi tai. Vậy
"Supermoon" cũng không thể nào dịch là "siêu trăng" như một
số người đặt tên cho hiện tượng này!
***
“Supermoon”
là hiện tượng trăng sáng nhất và to nhất. Cách đây gần 70 năm, chính xác là ngày
26/1/1948, mặt trăng nhìn từ trái đất rất tròn, rất to. Hiện tượng này được lập
lại vào ngày Thứ Hai, 14/11/2016 vừa qua. Các nhà khoa học dự báo “supermoon” sẽ
trở lại vào 18 năm sau, cụ thể là vào ngày 25/11/2034.
“Supermoon” chụp trên một ngọn đồi tại Shadow Mountain
Sports Complex, Sparks, Nevada, Hoa Kỳ ngày 14/11/2016.
Trăng xuất hiện trên bầu trời Toronto, Canada, ngày
14/11/2016
Trăng mọc tại Glastonbury, Anh Quốc (hình chụp ngày 13/11/2016)
“Supermoon” trên bầu tời Frankfurt, Đức, tối ngày
14/11/2016.
Hình chụp từ Ngân hàng Commerzbank
Trăng mọc sau điện Propylaia, trên đồi Acropolis, Hy Lạp,
đêm 14/11/2016
“Supermoon” chiếu sáng 1 trong 7 bức tượng tại Quảng trường tại Nice, Pháp (ngày 14/11/2016)
“Supermoon” chiếu sáng 1 trong 7 bức tượng tại Quảng trường tại Nice, Pháp (ngày 14/11/2016)
Tại Kazakhstan, “supermoon” xuất hiện bên phi thuyền Soyuz MS-03 nằm chờ được phóng lên không gian tại sân bay vũ trụ Baikonur (ảnh chụp ngày 14/11/2016)
Cuối
cùng là trăng tại Việt Nam với cảnh Đại Nội ở Huế. Hình rất đẹp nhưng nếu quan
sát kỹ ta thấy ngay vầng trăng trên Đại Nội đã không in bóng xuống nước. Hóa ra
đây chỉ là tấm hình đã được lắp ghép qua kỹ thuật photoshop. Thật đáng tiếc!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét