Đề tựa của bài viết này chia làm hai phần Văn và Thơ của
Hoàng Hải Thủy, a.k.a. Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ
Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn…
Ít có văn thi sĩ nào lại lấy lắm tên đến như vậy.
Hoàng Hải Thủy và vợ, Alice
Thế nhưng, đó cũng là điều dễ hiểu vì trong suốt cuộc đời
viết lách, Hoàng Hải Thủy “lưu lạc” sang nhiều tờ báo với những bút hiệu khác
nhau. Khi theo gia đình vào Nam năm 1951, ông làm phóng viên của tờ Ánh Sáng
Sài Gòn. Cuối năm 1952 ông được giải nhất
Cuộc Thi Truyện Ngắn của Nhật báo Tiếng Dội với truyện ngắn “Người con gái áo xanh.”
Hoàng Hải Thủy đi lính 2 năm, đến 1954 ông làm phóng viên
báo Sàigòn Mới. Trong 2 1956-1957 làm nhân viên USOM (United States Operation
Mission – tiền thân của Cơ quan Viện trợ Hoa Kỳ, USAID), ông phụ trách tờ Thế
Giới Tự Do. Đây là một tạp chí kèm nhiều hình ảnh với kỹ thật in ấn rất tinh xảo
của Mỹ.
Cuối năm 1957 ông lại trở về báo Sàigòn Mới và sau đó viết
truyện nhiều nhất trên báo Ngôn Luận. Ngoài hàng loạt truyện ngắn, truyện dài,
Hoàng Hải Thủy còn nổi bật với những truyện phóng tác từ tiểu thuyết nước
ngoài.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 ông cũng xác định một
cách “nửa đùa, nửa thật” khi được hỏi chắc là ông phải rất giỏi ngoại ngữ nên mới
chuyên về phóng tác:
“Tôi mà “giỏi ngoại
ngữ” thì trên cõi đời này còn có ai “dzốt ngoại ngữ?” Tôi tiếng Tây Bồi, tiếng
Anh Bồi, tiếng Mỹ cũng bồi.”
“Nổ như tạc đạn” được đăng nhiều kỳ trên nhật báo
Ngôn Luận
Bối cảnh của “Nổ Như Tạc Đạn” là Sài Gòn, vào cuối thập
niên 50, chứ không phải là bên Tây như trong nguyên tác. Hoàng Hải Thủy đã đưa
người đọc vào thế giới trẻ “thác loạn”, sống bất cần đời. Qua cái nhìn của
Hùng, một thanh niên con nhà gia giáo, khá giả, được ăn học tử tế… Một thế giới
khác lạ diễn ra trước mắt anh:
“Mỗi một phút trôi
qua, Hùng lại càng ngạc nhiên. Chàng như lạc vào một thế giới khác, hoặc lạc
vào một hành tinh khác. Chỉ chưa đầy năm phút đồng hồ, Hùng đã được biết rằng
người ta có thể sống ung dung mà không có nhà cửa nhất định, không có nghề nghiệp
và hành lý chỉ có mỗi một cái bàn chải đánh răng, người ta có thể đi ăn cắp những
vật người ta không cần dùng, và người ta có thể kiêu hãnh về cái nghề đĩ đực và
làm cái nghề đó một cách tận tâm. Hùng nhìn Duy và Kính như người nhìn hai con
vật rất lạ”.
Tiểu thuyết phóng tác đầu tay “Nổ như tạc đạn”
của Hoàng Hải Thủy
Tuy nhiên, tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoàng Hải Thủy là
cuốn tiểu thuyết phóng tác "Kiều Giang". Ông lấy tên cô con gái cưng, bé Kiều
Giang, lúc đó mới được 6 tháng để đặt tên cho tác phẩm này. Kiều Giang được phóng
tác từ tác phẩm gốc “Jane Eyre” của nhà văn nữ Charlotte Bronté sáng tác từ thế
kỷ thứ 18.
Đây là loại truyện tự thuật của cô bé Jane Eyre mồ côi
cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người
mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Jane đã sống thời thơ ấu cực nhục, bị chủ
nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư
của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa,
lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và
khát.
Truyện phóng tác Jane Eyre của Hoàng Hải Thủy lấy bối cảnh
ở Huế suốt thời thơ ấu khốn khó của Kiều Giang, năm 9 tuổi bị tống vào một trường
nội trú. Mười năm sau, cô tìm được một chân dạy trẻ tại Trang trại Thùy Dương
trên Đà Lạt. Đây là trang trại “ma quái” của ông kỹ sư Tường, tại đây Kiều
Giang đã cứu ông thoát khỏi một vụ hỏa hoạn “bí mật” của một người có tiếng cười
“vừa bí hiểm, vừa kinh dị”!
Tình yêu đầu đời của Kiều Giang đã đến một cách bất ngờ
và nhanh chóng. Cô yêu ông kỹ sư Tường và họ quyết định cử hành hôn lễ. Đám cưới
không phù dâu, phù rể, cũng không có nhà trai, nhà gái. Khi hôn lễ đang được cử
hành tại nhà thờ thì có hai người xuất hiện và tố cáo ông kỹ sư phạm tội… “đa
thê”! Cuối cùng, chú rể đã nhìn nhận một cách thẳng trước bàn thờ Thiên Chúa:
“Vâng, tôi muốn trở
thành một kẻ “đa thê”… một danh từ xấu xa trong công giáo. Số mệnh và cuộc đời
tàn nhẫn đã không cho tôi trở thành một kẻ đa thê. Ông luật sư và ông anh vợ đã
giúp tôi không thể trở thành một kẻ đời đời dối Chúa. Đúng là tôi đã có vợ, người
đàn bà ấy hiện ở trại Thùy Dương.
“Chắc cũng có người
nghe đồn rằng trang trại có một bà điên và cứ tưởng bà ấy là cô em gái của tôi…
Người đó là vợ tôi, vì bị điên nên tôi phải dấu kín một chỗ. Tôi đã cưới người
đó 10 năm trước ở Cao Miên, nhưng xin quý vị hãy hiểu cho tôi, bà ấy bị điên.
Tôi xin mời cha sở theo tôi về trang trại để chứng kiến sự thật!”
(hết trích)
Cả thế giới sụp đổ trước mắt Kiều Giang, cô tìm cách đi
thật xa Trang trại Thùy Dương, nơi mang nhiều kỷ niệm của mối tình đầu. Định mệnh
run rủi khiến cô được cứu vớt bởi một mục sư Tin Lành, vị mục sư này đang sửa
soạn đi truyền giáo ở nước ngoài và rủ cô đi theo. Kiều Giang từ chối vì không
thể nào quên được mối tình đầu đời. Cô quyết đi tìm kỹ sư Tường.
Người kỹ sư ngày nào giờ mắt đã không thấy đường sau vụ
người vợ điên phóng hỏa trang trại. Kiều Giang quyết tâm ở lại để chăm sóc người
yêu. Truyện Kiều Giang có một “happy ending”: họ sống bên nhau và cặp mắt của
Tường sau một thời gian điều trị đã có thể thấy lại cô giáo Kiều Giang ngày
nào.
"Kiều Giang" phóng tác từ Jane Eyere của
Charlotte Bronté
Người đọc câu chuyện cảm động của Kiều Giang thời VNCH dĩ nhiên là nhiều vô số kể.
Sau biến cố 1975, những ai muốn tìm đọc Kiều Giang chắc chắn phải “trầy vi tróc
vẩy” vì đại nạn đốt sách “diệt tàn dư Mỹ-Ngụy”. Rất tình cờ, tôi gặp một “rao vặt”
sau đây sau biến cố 1975:
“Truyện Kiều Giang
trong tình trạng khá tốt, bán tại số nhà xxx đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 8, Tân Bình. Liên lạc ông Hào, chủ tiệm sách,
Tel. xxx, giá bán Kiều Giang là 1.200.000VNĐ”.
Nói tới nhà văn Hoàng Hải Thủy là ai cũng nghĩ ngay tới
tác phẩm Kiều Giang. Điều này đã cho ông cảm hứng sáng tác bài thơ làm trong Xà
lim Khu B, trại giam Phan Đăng Lưu năm 1978. Hồi đó ông là một trong “những tên biệt kích cầm bút” còn sót lại
ở miền Nam. Bài thơ “Kiều Giang” có những câu đọc muốn ứa nước mắt:
“Người bạn tù hỏi
qua song cửa
Phải anh là Hoàng Hải
Thủy
Anh viết truyện Kiều
Giang?
“Kiều Giang …!
Ôi tên con, tên ngọc,
tên vàng
Làm bố vỡ tim và hồn
nức nở
Khi đặt tên con đâu
ngờ có thuở
Nghe tên con giữa
chốn lao tù
Những đêm dài ngục
tối âm u
Bố thấy mắt con
sáng bừng rực rỡ
“Bố yêu con trong từng
hơi thở
Trong trái tim hồng,
trong giòng máu đỏ
Kiều Giang ơi, tiếng
kêu thương nhớ
Con có run da thịt
đêm nay?
Bố cho con trọn máu
xương này”
Phải đến thời điêu linh Hoàng Hải Thủy mới bắt đầu làm
thơ. Ðể ghi, để nhớ, thời gian cả triệu người Sài Gòn sống nhờ những thùng đồ
do thân nhân ở nước ngoài gửi về cứu trợ, những năm từ 1978.. dài dài đến những
năm 1990. Ông viết: “Bài ca đồ ngoại”:
“Chẳng phải đồ lô,
vẫn của nhà
Ðồ zin em gửi tận
Uy-Dza
Vải hoa, soie Pháp,
vui lòng mẹ
Hộp quẹt, quần
jeans, mát dạ cha
Camay, Colgate mồm
thơm lại
Maalox, Lyneo mắt sáng ra
Còn non, còn nước,
còn đồ ngoại
Còn đồ em thơm cứ
như hoa ..
Một lọ thuốc, hai lọ
thuốc, ba lọ thuốc …
Anh thấy những ngón
tay em ngà ngọc, ve vuốt trên ánh thủy tinh
Em nói với anh bằng
tiếng Becozim ngọt lịm, hiền hòa
Em hôn anh bằng những
nụ hôn Alka – Seltzer
Anh hít mùi da thịt
em thơm trong những mét soie
Anh uống từng giọt
nước mắt, nếm từng giọt mồ hôi em trong lòng những cây bút bic …
Cho anh khóc bằng mắt
em … những mối tình Campovit …
Cho anh mơ thấy em
về trong mù mịt đêm nay …
Em ơi … Lyncocin …
Terneurine … Eucalyptine … Coramine …
Anh yêu em … Levi’s
… Jeans … Em có hay ?
Em ôm tình anh nặng
một vòng tay
Phấn son cho má em
hồng, Colgate cho răng em trắng.
Và những Camay
Cho da thịt em thơm
như ngày em mới yêu lần thứ nhất.
Em biết anh hôn em
vì em ngây ngất
Khi em mặc chặt chiếc
slip vừa tròn
Em quằn quại đêm
nay vì trên ngực anh hôn
Khi em lịm hồn
trong chiếc soutien lụa mịn
Anh ơi … Em yêu
anh… Bufferin …
Em nhớ anh …
Bevitine … Maalox … Neo Codeine …!
Muốn tắm mát thì
lên ngọn con sông đào
Muốn ăn sim chín
thì vào rừng xanh
Ðôi tay anh vít đôi
cành
Quả chín anh hái,
quả xanh anh vồ
Năm sáu năm nay anh
ăn ở Thành Hồ
Anh ra Bưu điện
lãnh đồ em cho
Ðồ em vừa nặng, vừa
to
Anh đã con mắt, anh
no cái mồm
Một cây mười mấy
nghìn đồng
Ðược tin em mới lấy
chồng ở bên
Cái áo nylon
ai khéo mặc thì bền
Lấy ai thì lấy đừng
quên gửi đồ
Nhớ ai ai có nhớ
cùng
Ai cho chi được một
thùng thì hay
Có gửi thì gửi thuốc
tây
Ðừng gửi thuốc lá ở
đây anh buồn!
Ðèn Sàigòn ngọn
xanh ngọn đỏ
Ðèn Mỹ Tho ngọn tỏ
ngọn mờ
Công anh năm đợi bảy
chờ
Thùng đồ em hứa bao
giờ em cho ?
Có con mà gả chồng
gần
Nửa đêm đốt đuốc
mang phần cho cha
Có con mà gả chồng
xa
Tháng tháng nó gửi
đô la tì tì
Ai về em gửi bức
thơ
Hỏi người yêu cũ
bây giờ ở mô ?
Người em yêu ở
Thành Hồ
Còn thương thì liệu
gửi đồ cho nhau
Công cha như núi
Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra
Bây giờ em đến Iu –
Za
Gửi thùng cho nặng
mới là đạo con
Chợ Bến Thành dời đổi
Người sao khỏi hợp
tan
Vợ chồng là nghĩa
đá vàng
Gửi thùng cho lớn
là chàng yêu em
Rủ nhau xuống biển
mò cua
Ðem về nấu quả mơ
chua trên rừng
Ðôi ta chua ngọt đã
từng
Nay em sang Mỹ xin
đừng quên nhau
Mẹ ơi đừng đánh con
hung
Ðể con sang Mỹ gửi
thùng mẹ ăn .
Mẹ ơi… đừng đánh
con đau
Ðể con ra biển đón
tầu mẹ chui.
Thực ra, những câu thơ ông viết không trau chuốt nhưng lại
nói lên bề sâu của những nỗi lòng thầm kín. Hoàng Hải Thủy rất thương vợ. Ông
tâm sự, một đêm, “nằm phơi rốn” (sic) trong Lầu Bát Giác Chí Hoà, ông làm bài
thơ: “Anh chỉ sống để chờ Em đến”.
“Như Trái Đất chỉ
quay để chờ nắng lên
Anh chỉ sống để chờ
Em đến.
Giòng Thời Gian
muôn kiếp lênh đênh
Ta muôn kiếp vẫn
yêu, vẫn mến.
Trên vai Anh, mái
tóc hương huyền
Em đã ngả từ ngày
có biển.
Như mưa nguồn trở lại
Đào Nguyên
Em yêu ơi, như thuyền
về bến
Anh chỉ sống để chờ
Em đến.
Như từ núi nước
suôi về biển
Như trên hoa về những
giọt sương
Như Eva trở lại
Thiên Đường
Anh chỉ sống để chờ
Em đến.
Thưở tinh khôi đất
trời vừa hiện
Chim mới ca, suối mới
đưa hương
Trong thanh không vừa
có thái duơng
Em đã đến. Và Em sẽ
đến.
Khi trái đất chỉ
quay để chờ nắng lên
Khi loài người còn mãi tình duyên
Thuyền Thời Gian ta
mãi lênh đênh
Anh chỉ sống để chờ
Em đến.
Khi trái đất ngừng
quay
Ngày chẳng còn lên
Đêm thôi xuống, gió
không còn thổi
Khi loài người ngừng
cuộc tình duyên
Thuyền Thời Gian ta
hết lênh đênh
Trong mông mênh chỉ
có bình yên
Anh vẫn sống để chờ
Em đến.
Bài thơ “Anh chỉ sống để chờ em đến”, Nguyễn
Tuấn phổ nhạc
Ông còn viết hẳn một bài 36 câu cho người vợ thân yêu, Alice:
Anh không biết ngày
xưa em trẻ
Khi em yêu em đợi,
em chờ
Có bao giờ em buồn
như thể
Sáng nay em trong cửa
mong thơ ?
Niềm hy vọng trong
em chợt hé
Người phát thư xe đạp
đi qua
Chưa bao giờ thấy
em buồn thế
Khi nghiêng vai, em
trở vào nhà.
Em yêu ơi … Tim anh
như xé
Chưa thương em đến
thế bao giờ .
Anh lặng biết em
không cần kể
Những xót xa, ly
tán, đợi chờ
Hồn em nặng sầu
non, muộn bể
Những đau thương
ray rứt không bờ
Từ cơm áo rã rời
sinh kế
Đến oan khiên tù tội
không ngờ
Đau chồng con chia
từng giọt lệ
Thương hôm mai biết
đến bao giờ
Đời u tối như chiều
đông xế
Môi em thâm nên mắt
em mờ
Nên em buồn não
nùng như thể
Sáng nay em trong cửa
đợi chờ .
Sáu năm dài dập dồn
dâu bể
Đời sống ta cơ cực
Thành Hồ
Anh lặng biết sao
em buồn thế
Sao em gầy sao tóc
em khô!
Trên mái tóc thu về
đã trễ
Trên đôi môi thoáng
bóng hư vô
Trong ánh mắt não
nùng xiết kể
Trên đôi vai xuân
đã mơ hồ
Anh thấy cả một trời
dâu bể
Anh chưa đau đến thế
bao giờ
Anh lặng hiểu sao
em buồn thế
Sao em mong người
phát thư vô
Niềm mơ ước trong
em thật bé
Em chờ mong chỉ một
thùng đồ.
Hoàng Hải Thủy phu nhân, Alice
***
-
Đầu Người Trong
Hang Máu (Truyện dài, 1954)
-
Xác Ma Giết
Người (Truyện dài, 1954)
-
Chiếc Hôn
Tử Biệt (A Kiss Before Dying - Phóng tác, 1956)
-
Vũ Nữ Sài
Gòn (Phóng sự, 1958)
-
Kiều Giang
(Jane Eyre - Phóng tác, 1963)
-
Nổ Như Tạc
Đạn (Après Moi, Le Déluge, Phóng tác,1964)
-
Tìm Em Nơi
Thiên Đường (My Cousin Rachel - Phóng tác, 1965)
-
Đầm Giao
Chỉ (Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự, 1967)
-
Yêu Tiền
(Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự, 196?)
-
Vụ Án Họ
Trinh (The Bellamy Trial - Phóng tác, 1967)
-
Tình Đầu
(The Apple Tree - Phóng tác, 1967)
-
Đêm Về
Sáng (Truyện dài, 1968)
-
Hồng Loan
Hồng Ngọc (The Pink Panther - Tiểu thuyết gián điệp, 1968)
-
Tiếng Ca
Cá Sấu (Never Find Sanctuary - Phóng tác, 1968)
-
Yêu Lắm Cắn
Đau (Truyện dài, 1968)
-
Đỉnh Gió
Hú (Wuthering Heights - Phóng tác, 1969)
-
Bạn Và Vợ
(Truyện dài, 1969)
-
Môi Thắm Nửa
Đời (Truyện dài, 1969)
-
Tình Nhân
Trẻ (Le Jeune Amant - Phỏng dịch, 1969)
-
Yêu Mệt
(Le Repos du Guerrier - Phóng tác, 1969)
-
Yêu Nhau Bằng
Mồm (Truyện dài, 1970)
-
Người Vợ Mất
Tích (Phóng tác, 1970)
-
Người Yêu,
Người Giết (La Seconde Souffle - Phỏng dịch, 1970)
-
Trong Vòng
Tay Du Đãng (No Orchid For Miss Blandish - Phóng tác, 1970)
-
Vợ Chồng
Son (Phóng tác, 1970)
-
Vòng Tay
Yêu Tinh (Phóng tác, 1970)
-
Bây Giờ
Tháng Mấy (Hồi ký, 1970)
-
Bẫy Yêu
(007 From Russia with love - Tiểu thuyết gián điệp, 1970)
-
Định Mệnh
Đã An Bài (Truyện dài, 1970)
-
Hồn Ma Đa
Tình (Truyện kinh dị Hitchcock, 1970)
-
Người Thiếu
Nữ Một Đêm (Tập truyện kinh dị, 1970)
-
Đêm Vĩnh
Biệt (Phóng tác, 1970)
-
Trong Vòng
Tay Du Đãng (No Orchid For Miss Blandish - Phỏng dịch, 1970)
-
Lưới Tình
(Truyện dài, 1971)
-
Truyện
Tình (Truyện dài, 1971)
-
Chứng Nhân
Của Thời Đại (Tập truyện, 1972)
-
Giữa Những
Người Đã Chết (D'Entre Les Morts - Phóng tác, 1972)
-
Giửa Hai
Dòng Nước (Tập truyện, 1973)
-
Như Chuyện
Thần Tiên (The Scorpion Reef - Phóng tác, 1973)
-
Tình Mộng
(Vacances Romaines - Phóng tác, 1973)
-
Người Vợ
Ngoại Tình (Madame Bovary - Phóng tác, 1973)
-
Ngoài Cửa
Thiên Đường (Maldonné - Phóng tác, 1974)
-
Không Tìm
Thấy Mộ (007 Never Find Sanctuary - Tiểu thuyết gián điệp, 1974)
-
Điệp Vụ Hỏa
Cầu (007 Diamond Are Forever - Tiểu thuyết gián điệp, 1974)
-
Đường Bay
Định Mệnh (007 - Tiểu thuyết gián điệp, 1974)
-
Cửa Vào Địa
Ngục (007 - Tiểu thuyết gián điệp, 1975)
-
Tiếng Cười
Trong Đêm Tối (Laughter In The Dark - Phóng tác, 1975)
-
Trò Chơi
Khủng Bố (The Game of Terror - Tiểu thuyết gián điệp, 1975)
-
Đi Tìm Người
Yêu (The Citadel - Phóng tác, 197?)
-
Công Tác Đại
K (007 - Tiểu thuyết gián điệp, 197?)
-
Phục Vụ Nữ
Hoàng (007 - Tiểu thuyết gián điệp, 197?)
-
Thầy Nô
(007 Doctor No - Tiểu thuyết gián điệp, 197?)
-
Máu Đen Vàng
Đỏ (007 Live And Let Die - Tiểu thuyết gián điệp, 197?)
-
Tay Sắt
Tay Vàng (007 Goldfinger - Tiểu thuyết gián điệp, 197?)
-
Gã Thâm
(The Deep - Phóng tác, 197?)
-
Bóng Người
Áo Trắng (The Lady In White - Phóng tác, 197?)
-
Đen Hơn
Bóng Tối (Piège Pour Cendrillion - Phóng tác, 197?)
-
Trở Về Tội
Ác (The Dark Arena - Phỏng dịch, 197?)
-
Như Chuyện
Thần Tiên (Scoprion Reef - Phóng tác, 197?)
-
Đa Tình Đa
Sát ( Phóng tác, 197?)
-
Tây Đực
Tây Cái (Truyện dài, 197?)
-
Gái Trọ
(Phóng tác, 197?)
-
Nửa Kiếp Giang
Hồ (La Scoumoune - Phóng tác, 197?)
-
Không Tìm
Thấy Mộ (Hoàng Kiều Giang - Truyện dài, 1990)
-
Trên Đỉnh
Tình Yêu (Hoàng Kiều Giang - Truyện dài, 1990)
-
Cuối
Đường Tuyệt Vọng (Hoàng Kiều Giang - Truyện dài, 1991)
-
Tại Ngục Vịnh
Kiều (Tạp luận, 1996)
-
Tiếng Kêu
Của Máu (The Red Dragon - Phóng tác, 1996)
-
Mang Xuống
Tuyền Đài (The Chamber - Phóng tác, 1998)
-
Dữ Hơn Rắn
Độc (Deadlier Than The Male - Phóng tác, 2000)
-
Những Tên
Biệt Kích Cầm Bút (Tạp luận, 2000)
-
Mùa Hạ Hai
Mươi (Truyện dài, 2000)
-
Đất Hồ
Ngàn Năm (Tạp bút, 2001)
-
Sống &
Chết Ở Gàigòn (Ký sự, 2002)
-
Thiếu Phụ
Chiếc Xe Khẩu Súng (La Dame Dans L'auto - Phóng tác, 2002)
-
Viết Ở Rừng
Phong (Tạp bút, 2004)
-
Sài Gòn
Vang Bóng (Tạp bút, 2011)
-
Công Ty Rửa
Tiền (The Firm - Phóng tác, 200?)
-
Báo Cáo Bồ
Nông (The Pelican Brief - Phóng tác, 200?)
***
Rất hay. Thank you.
Trả lờiXóa