Còn nhớ, trong lần viếng thăm Việt Nam
sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton
đã nhắc đến Hồ Xuân Hương nhân sự kiện cuốn sách “Spring Essence: The Poetry of Ho Xuan Huong” do nhà thơ Mỹ John
Balaban biên soạn và dịch sang tiếng Anh.
Sách do Copper Canyon Press xuất bản vào tháng 10/2000 tại Hoa Kỳ, trong đó “Spring Essence” là tên gọi của “Bà Chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương được tác giả chuyển ngữ sang tiếng Anh trong một tác phẩm viết bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Việt và cả chữ Nôm.
Trong cuộc viếng thăm một đất nước “cựu thù” sau chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã nhắc đến Hồ Xuân Hương trong bữa tiệc với các quan chức người Việt và ông coi John Balaban như một nhà thơ “cầu nối” giữa hai dân tộc.
Hồ Xuân Hương (1772- 1822) là một trường hợp làm thơ bằng chữ Nôm hiếm có trong lịch sử văn
chương Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương ngày nay được nhiều người tìm đọc và thưởng
thức vì pha trộn lẫn “ý tục” được diễn
tả dưới dạng “chữ thanh” rất ý nhị,
pha lẫn cách dùng chữ theo kiểu “tả chân
mà lại không phải là… tả chân”.
John Balaban là giáo sư văn chương tại Đại học North Carolina, ông cũng là người nước ngoài đầu tiên dịch ca dao Việt Nam sang tiếng Anh, tiếp đó là tập thơ Hồ Xuân Hương và truyện Kiều.
Phài nói, thơ Hồ Xuân Hương thật “bí hiểm”… với những vần thơ thuộc loại “tự sự”, những ngôn từ rất bình dị nhưng không hiểu sao người đọc cứ bị… ám ảnh bởi những chuyện “thầm kín” của nam nữ.
Chẳng hạn như trong bài thơ “Quả mít”, bà nói đến động tác “đóng cọc” lên trái mít cho mau chín vẫn
được dân gian thực hiện một cách bình thường nhưng nhà thơ lại khiến người đọc
phải… “nghĩ bậy”:
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó
xù xì, múi nó dầy
Quân
tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng
mân mó, nhựa ra tay”
John Balaban đã dịch sang tiếng Anh bằng 4 câu khá mạnh bạo nhưng người nước ngoài chắc hẳn không thể hiểu hết ý nghĩa của thói quen “đóng cọc” lên trái mít cho chảy nhựa, mau chín để ăn được. Cụm từ “pierce me with your stick” không diễn tả hết nghĩa bóng và nghĩa đen của việc… “đóng cọc” trong bản dịch “Jack Fruit”:
“My body is like the jackfruit on the branch:
My
skin coarse, my meat thick
Kind
sir, if you love me, pierce me with your stick
Caress
me and sap will slicken your hands”
Marilyn Chin, một thi sĩ người Mỹ khác cũng có một bản dịch từ tiếng Việt của Hồ Xuân Hương, mang cùng tựa đề “Jack Fruit”. Đây là một trong 5 bài thơ mà bà chọn dịch để người đọc bản xứ có dịp thưởng thức tài làm thơ của “Bà Chúa Thơ Nôm”:
"My body is like a jackfruit swinging on a tree
My
skin is rough, my pulp is thick
Dear
prince, if you want me pierce me upon your stick
Don't
squeeze, I'll ooze and stain your hands”
Để mô tả công việc bình thường của người phụ nữ ngày xưa bên khung cửi với “con cò”, “con suốt”… Hồ Xuân Hương đã khéo léo dẫn người đọc đến chuyện phòng the nam nữ vốn được coi là “vùng cấm” trong thơ văn thời Nho học qua bài thơ “Dệt vải”:
“Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con
cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai
chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một
suốt đâm ngang thích thích mau.
“Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn
cả.
Ngắn,
dài, khuôn khổ cũng như nhau.
Cô
nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến
ba thu mới dãi mầu.
Bài thơ “Dệt
vải” được Balaban đặt tựa đề là “Weaving
at Night”. Tuy nhiên việc đặt tựa đề khi dịch không quan trọng bằng việc diễn
tả hết ý của nguyên tác:
“Lampwick turned up, the
room glows white.
The
loom moves easily all night long
As
feet work and push below.
Nimbly
the shuttle flies in and out.
“Wide or narrow, big or
small, sliding in snug.
Long
or short, it glides smoothly.
Girls
who do it right, let it soak
Then
wait a while for the blush to show
Có người cho rằng thơ Hồ Xuân Hương mang đậm
sắc thái của người bị ám ảnh quá nhiều về tình dục. Điều này cũng đúng qua bài “Đánh Đu” với câu kết lấp lửng “Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể, bài thơ là cả một bức tranh sống động với những từ láy được gieo vần một cách tài tình như “khéo khéo trồng”, “khom khom cật”, “ngửa ngửa lòng”…
“Tám cột khen ai khéo khéo
trồng,
Người
thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai
đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn
lưng ong ngửa ngửa lòng.
“Bốn mảnh quần hồng bay phất
phới.
Hai
hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi
xuân ai biết xuân chăng tá!
Cột
nhổ đi rồi, lõ bỏ không.
Balaban cũng chơi chữ khá nhuần nhuyễn khi
dịch “A boy pumps, then arcs his back /
The shapely girl shoves up her hips”. Và bài thơ “Swinging” của ông cũng không kém phần… “gợi hình” với câu kết “Swinging
posts removed, the holes lie empty:
“Praise whoever raised
these poles
for
some to swing while others watch
A boy
pumps, then arcs his back.
The
shapely girl shoves up her hips.
“Four pink trousers
flapping hard,
Two
pairs of legs stretched side by side.
Spring
games. Who hasn’t known them?
Swinging
posts removed, the holes lie empty
Là một phụ nữ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ
nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh, Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến ba lần
đi lấy chồng, cả ba lần đều làm lẽ với các ông Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh
Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển.
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một
phụ nữ bình thường của thời phong kiến cho nên thơ Hồ Xuân Hương là “tiếng nói uất ức của người phụ nữ”
trong một xã hội đa thê của những thế kỷ trước. Ta hãy nghe bà tâm
sự trong bài thơ “Lấy chồng chung”:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh
lùng,
Chém
cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm
chừng mười hoạ hay chăng chớ,
Một
tháng đôi lần có cũng không.
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,
Cầm bằng
làm mướn mướn không công.
Nỗi
này ví biết dường này nhỉ,
Thà
trước thôi đành ở vậy xong.
Linh Dinh, một thi sĩ người Mỹ gốc
Việt, đã chuyển ngữ sang tiếng Anh bài “Lấy chồng chung” với tựa đề "Sharing
a Husband" để nói lên một phận người “làm bé” trong cái xã hội “năm
thê, bảy thiếp”:
“One under the quilt, one
freezes.
To
hell, father, with this husband-sharing.
Once
in a while, twice a month, maybe,
I
might as well not have it.
“Trade punches for rice,
but rice is moldy.
And
work’s work, but I’m working for free.
Had I
known things would turn out this way,
I
would have settled for being alone!
Một nhà thơ người Việt khác, ông Huynh
Sanh Thong, dịch bài thơ “Bánh Trôi Nước”
của Hồ Xuân Hương với tựa đề "The
cake that drifts in water". Sở dĩ phải dùng nhiều chữ để giải
thích món bánh trôi nước vì tác giả biết độc giả Mỹ khó mà hình
dung được một loại bánh “quốc hồn,
quốc túy” của người Việt:
“My body is both white and
round
In
water I may sink or swim.
The
hand that kneads me may be rough
I
still shall keep my true-red heart.
Thật ra thì món “Bánh Trôi Nước” rất đơn giản:
“Thân em vừa trắng, lại vừa
tròn,
Bảy nổi
ba chìm với nước non.
Lớn
nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em
vẫn giữ tấm lòng son
Trờ lại với John Balaban, ngoài việc
dịch thơ của Hồ Xuân Hương, ông còn thành lập Hội Bảo tồn Di sản Chữ Nôm tại
Hoa Kỳ cùng với một dự án “số hóa Hán
Nôm” đầu tiên ở Việt Nam. Khi được hỏi về những khó khăn khi dịch thơ
của “Bà Chúa Thơ Nôm”, Balaban cười:
“Dịch thơ Việt sang tiếng Anh đã khó, đằng này lại là thơ Hồ Xuân Hương. Do Hồ Xuân Hương hay dùng cách nói lái. Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ gây nên sự ngạc nhiên mới của người Mỹ về Việt Nam mà còn giúp chúng tôi tìm thấy một Việt Nam với những tầng sâu văn hóa khác”.
Bản thân ông là nhà thơ nên Balaban cũng sáng tác những vần thơ lục bát viết bằng tiếng Việt trong thời gian dịch thơ Hồ Xuân Hương:
“Ở bên trời Mỹ vẫn mơ
Nguồn
sông còn chảy tình lờ lai rai
Trăm
năm tiếng khéo ngân dài
Trên
sông Cổ Nguyệt (*) nhớ hoài Xuân Hương!
(*) Cổ Nguyệt nhìn ra hồ Tây xanh ngát mầu sen. Thời gian sinh sống tại Cổ Nguyệt bên hồ Tây, Hà Nội, là phần đời an bình nhất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét