Louise Glück, một cái tên khá xa lạ đối với một số người. Ngày 8/10/2020, Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố chủ nhân mới của giải Nobel Văn chương đã về tay nhà thơ người Mỹ này khiến rất nhiều người phải lên mạng để tìm hiểu về bà.
Chân dung nhà thơ vừa đoạt giải Nobel Văn học 2020
Những gì chúng ta biết về bà hiện nay tràn ngập trên internet. Chúng tôi xin tóm tắt một số thông tin về bà để các bạn tiện theo dõi.
Trước đó, năm 1993, Glück nhận được giải thưởng Pulitzer với tập thơ “The Wild Iris”, xuất bản năm 1992. Tác phẩm “Faithful and Virtuous Night” (2014) đã mang về cho nhà thơ giải thưởng Sách Quốc gia Hoa Kỳ. Năm 2015, Louise Glück được trao Huân chương Nhân văn Quốc gia.
Louise Glück sinh năm 1943 với sự nghiệp văn chương gồm 12 tập thơ cùng nhiều tiểu luận về thơ. Những tác phẩm nổi bật của bà có thể kể đến Firstborn (1968), The Triumph of Achilles (1985), Ararat (1990), The Seven Ages (2001), Faithful and Virtuous Night (2014).
Louise Glück thời trẻ
Trong các tác phẩm của mình, Glück thường tập trung vào những khía cạnh như niềm vui, nỗi buồn, khát vọng và ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên. Để chạm được tới trái tim độc giả, Glück luôn thẳng thắn trong cách bộc lộ những xúc cảm và suy nghĩ, trong đó có cả nỗi buồn và cảm giác cô đơn.
Thường được giới phê bình văn học biết đến bà như một nhà thơ “kiệm lời” nhưng lại “sắc sảo”. Trong thơ của Glück luôn chứa đựng cái nhìn sâu sắc về sự cô đơn, các mối quan hệ gia đình hay thậm chí đến cả cái chết.
Lousie Glück đọc thơ năm 1968
Về ngôn từ, Glück không hề chú trọng đến niêm luật như dòng thơ cổ điển. Chúng ta thường gặp thơ của bà qua cách ngắt câu, xuống hàng bất ngờ như loại “thơ tự do”, hay nói một cách khác tựa như văn xuôi chứ không màng tới vần điệu. Trong bài “Gretel in Darkness”, Glück viết:
“Nights I turn to you to hold me
but you are not there"
(Nhiều đêm em quay sang để anh ôm lấy em
nhưng anh đâu còn ở
đây nữa).
Louise Glück nói nhiều về giấc mơ, qua đó khắc họa cảm giác cô đơn và buồn tẻ. Bài “Brennende Liebe” có câu:
I dreamed that you did not return"
(Đêm qua
em mơ thấy anh
không trở về).
Rồi người đàn bà tâm sự một mình trong đêm với giọng thơ bất kể niêm luật:
"Do you know what I was, how I lived? You know
what despair is; then
winter should have meaning for you"
(Em đã từng là ai, em đã sống ra sao anh có biết?
khi anh hiểu nỗi
tuyệt vọng là thế nào
hẳn mùa đông sẽ có
ý nghĩa với anh)
Trong bài thơ “The Triumph of Achilles” có nhịp thơ chậm rãi, với cách ngắt nghỉ hoàn toàn ngẫu hứng. Bà chọn Achilles, nhân vật huyền thoại, để ẩn dụ về điểm yếu của con người. Achilles có cơ thể bất tử, ngoại trừ phần gót chân. Chàng chết trong cuộc chiến thành Troi bởi một vị thần đã nhìn ra điểm yếu của chàng.
"In his tent, Achilles
grieved with his whole being
and the gods saw
he was a man already dead, a victim"
(Trong lều, Achilles
đau đớn đến tột
cùng
và các vị thần nhìn
thấy
anh ta là một kẻ đã
chết, một nạn nhân)
Để diễn tả một câu chuyện tựa huyền thoại, trong “The Myth of Innocence” Glück đã để cho cô gái “ngây thơ vô tội” đứng bên hồ và soi bóng mình trong làn nước, miệng lẩm bẩm:
“All the different nouns -
she says them in rotation.
Death, husband, god, stranger.
Everything sounds so simple, so conventional.
I must have been, she thinks, a simple girl.
She can't remember herself as that person
but she keeps thinking the pool will remember
and explain to her the meaning of her prayer
so she can understand
whether it was answered or not.
(Tất cả những ngôn từ -
cô nói một cách tuần
tự.
Cái chết, người chồng,
thần linh, kẻ lạ.
Mọi thứ nghe giản
đơn, cô nghĩ, một cô gái giản dị.
Cô không thể nhớ lại
chính mình là người như vậy
nhưng cô nghĩ là hồ
nước sẽ nhớ
và giải thích cho
mình ý nghĩa của lời nguyện cầu
để cô có thể hiểu
những lời cầu nguyện
đó có được đáp lại hay không)
Hình như Glück đồng hành cùng nỗi cô đơn và chạm tới những góc khuất mà nhiều người né tránh, điển hình là tuổi già và cái chết. Ban giám khảo xét giải Nobel Văn học 2020 nhận xét ý thơ của Glück “độc đáo không thể nhầm lẫn, với vẻ đẹp khắc khổ làm cho sự tồn tại cá nhân trở nên phổ biến hơn".
Giải Nobel Văn chương
Còn nhớ, năm 2018
Giải Nobel về Văn chương được đổi tên là Giải
Văn chương Mới vì một số chuyện tai tiếng. Trong “Final list 2018” được đề cử vào chung kết có 4 nhà văn thuộc các
nước Anh, Pháp, Nhật và lần đầu tiên có một nhà văn người Việt, đó là cô Kim
Thúy, một người Canada gốc Việt qua tác phẩm “Ru”.
“Ru” kể lại cuộc hành trình đi tìm tự do của tác giả khi Sài Gòn thất thủ. Tuy không được chọn để nhận giải, Kim Thúy đã được hàng triệu người đọc trên thế giới biết đến và làm rạng danh người Việt trên văn đàn thế giới.
“Ru” cũng đã được anh Nhung Le dịch sang tiếng Việt từ bản gốc tiếng Pháp trong số 15 bản dịch bằng các ngôn ngữ trên thế giới. Dịch giả cũng có nhã ý tặng tác phẩm này cho những người đăng ký mua sách “Hồi ức thời điêu linh” của Nguyễn Ngọc Chính.
Tác phẩm “Ru” của Kim Thúy – Nhung Le dịch sang tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét