Tất
cả bắt đầu từ “Vietnam Investment Review”
(VIR), tuần báo ra đời ngày 27/09/1991 tại Sài Gòn và Hà Nội. Giờ nhìn lại, VIR
là tờ báo có nhiều… “cái nhất”. Đó là điều không thể chối cãi và cũng không hề
mang tính cách khoe khoang!
Vietnam Investment Review, số đầu tiên ra mắt ngày 27/09/1991.
Thứ
nhất, VIR là tờ báo đầu tiên dưới dạng “Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh” (Business Co-operation
Contract – BCC) với nước ngoài. Khái niệm BCC là một trong 3 hình thức đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) của Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới. Ba hình thức đầu tư gồm:
(1)
Liên doanh (Joint Venture): các nhà đầu tư đem vốn vào VN, tìm một đối tác bản
xứ để thành lập một liên doanh. Phần đóng góp và quyền lợi của hai bên được quy
định theo Luật đầu tư của nhà nước. Phần đóng góp của đối tác Việt Nam (phần lớn
là các đơn vị quốc doanh) góp vốn bằng… đất đai.
(2)
Công ty có 100% vốn nước ngoài (100% Foreign-Owned Business): nói một cách
khác, nhà đầu tư nước ngoài đem tiền vào Việt Nam để tự kinh doanh và dĩ nhiên
chịu một khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước.
(3)
Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC): đây là hình
thức đầu tư của nước ngoài vào các lãnh vực “nhạy cảm” như dầu khí, xuất bản,
báo chí…thường có hợp đồng tối đa là 10 năm và có thể gia hạn hợp đồng.
Tờ
VIR ra đời dưới hình thức BCC giữa nhà đầu tư đến từ Úc châu và Ủy ban Nhà nước
về Hợp tác Đầu tư (State Committee for Cooperation and Investmant – SCCI). SCCI
là tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Và đó cũng là lý do VIR là tờ
báo kinh tế bằng tiếng Anh đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.
VIR kỷ niệm 1 năm ngày thành lập tại Saigon Floating
Hotel
Theo
hợp đồng, phía nước ngoài phụ trách toàn bộ “đầu vào” cho VIR gồm việc tuyển dụng
nhân viên và cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những thông tin có liên
quan đến kinh tế và đầu tư tại Việt Nam. Phía SCCI chỉ định Tổng Biên Tập có
nhiệm vụ duyệt nội dung trước khi báo phát hành.
Nhìn
từ bên ngoài, VIR rất đơn giản theo hợp đồng nhưng đi sâu vào bên trong là cả một
cuộc chiến giữa hai đối tác Việt Nam và nước ngoài. Đụng chạm là điều không
tránh khỏi. Thoạt đầu, phía Úc đến Việt Nam chỉ có 2 người: chủ báo Nick Mountstephen
và phóng viên Alex McKinnon. Tòa soạn VIR thuê tại khuôn viên của Thông tấn xã
tại Sài Gòn.
Bước
đầu VIR xây dựng một nhóm phóng viên người Việt gồm Hoàng Ngọc Nguyên (đã từng
viết cho Saigon Post trước 1975) và hai “tay ngang” Nguyễn Vạn Phú và Nguyễn Ngọc
Chính. Trên thực tế, hai người được gọi là “tay ngang” vì chỉ là những người dậy
tiếng Anh nhưng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm làm báo, nhất là báo tiếng Anh.
Gặp gỡ Hershel Gober, Deputy Secretary of the US Department of Veteran Affairs, 1994.
Phương
tiện làm việc khởi đầu là máy đánh chữ, máy Fax và một đường dây điện thoại của
những năm đầu thập niên 90. Dần dà theo tiến bộ của ngành công nghệ thông tin,
tòa soạn có hai máy vi tính Acer 286, dĩ nhiên là màn hình đen trắng. Chúng tôi
phải “vật lộn” với hai chiếc máy “thần kỳ” này.
Computer
là cả một thế giới bí ẩn. Thời đó, muốn học IT phải mất cả mấy chỉ vàng mỗi
khóa nên chúng tôi tự mày mò với sự hỗ trợ của Alex, anh nhà báo người Úc “mặt
búng ra sữa”. Thuận lợi duy nhất trong việc học vi tính là vốn liếng tiếng Anh
đã giúp rất nhiều trong việc “tự học”.
Máy
vi tính thời đó chưa có ổ cứng, muốn khởi động phải dùng “ổ đĩa mềm” chạy
chương trình MS-DOS. Khi viết bài lại phải dùng chương trình Word Perfect 5.1
và khi máy trở chứng thì chỉ còn biết… “tắt đèn làm lại”. Công nghệ hiện đại được
học hỏi như vậy đó. Nói cho ngay, vẫn còn “sướng” hơn ngồi gõ máy đánh chữ.
Yêu
cầu đặt ra của VIR là phóng viên phải viết bài trực tiếp bằng tiếng Anh chứ
không được dịch từ những bài báo tiếng Việt. Đó cũng là một hình thức luyện tập
tay nghề vì sau mỗi bài viết sẽ phải qua “kiểm duyệt” của Alex. Niềm vui thầm
kín của những người làm báo tiếng Anh là những bài bị sửa rất ít để sẵn sàng để
lên báo.
Tôi
gia nhập VIR khi sau khi báo ra được 2 số, in tại nhà in Itaxa của Thông tấn
xã. Đến số thứ 3 thay vì in tại Sài Gòn lại có lệnh phải in tại Hà Nội. Đó là
trục trặc kỹ thuật đầu tiên của tờ báo. Một trong những lý do là Tổng Biên Tập
ngồi tại thủ đô Hà Nội nên phía nước ngoài phải “cắn răng” chấp nhận.
Bài viết đầu tiên của Nguyễn Ngọc Chính trên VIR, số 3, ngày 28/10/1991.
Việc
truyền bài vở từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng máy Fax là cả một vấn đề nan giải. Hà Nội
nhận bài lại phải đánh máy lại để Tổng Biên Tập “duyệt” rồi sau đó mới chuyển
xuống nhà in Tiến Bộ. Công đoạn nhiêu khê này cuối cùng cũng được giải quyết nhờ
việc sử dụng “modem”.
Modem
thời đó cũng được truyền qua đường dây điện thoại nhưng để kết nối được hai đầu
là một thủ tục nhiêu khê và ồn ào chứ không tự động như ngày nay. Hơn hai chục
năm về trước, modem đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc chuyển bài từ Sài
Gòn ra Hà Nội, tiết giảm thời gian, công sức và nhất là tránh được… “lỗi đánh máy” như khi gửi bằng Fax.
Tuy
“hiện đại” nhưng cũng thật buồn cười. Chờ khi hai đầu điện thoại kết nối với
nhau rồi bắt đầu đếm… “một, hai, ba…” để “enter”… thế là đường dây đàm thoại được
chuyển qua đường tải dữ liệu giữa hai máy vi tính. Chưa hết, sau khi “enter”,
modem phát ra tiếng “rè rè” và cuối cùng đổi sang “rít rít”. Thế là điện thoại
chính thức bắt đầu truyền dữ liệu!
Nhắc
đến điện thoại cũng phải nói thêm: khi điện thoại di động bước vào thị trường
Việt Nam, phóng viên VIR được trang bị mỗi người một “cục gạch” để liên lạc mỗi
khi “tác nghiệp”. Đó là những chiếc Motorola của Mỹ to gần bằng cục gạch thẻ mà
ngày nay ta thường gọi là… “điện thoại
cùi bắp”.
"Special! Embargo Lifted" năm 1994
(Phía sau lưng là Modem, ĐTDĐ Motorala, Modem và những hộp “đĩa mềm”)
Tôi
còn nhớ, khi “rước” điện thoại di động về tòa soạn, Nick vừa bước vào phòng vừa
nói qua điện thoại bàn: “Tôi đang đến chỗ
các anh đây!”. Di động quả thật rất hữu hiệu nhưng cũng có khi không liên lạc
được với nhau vì… “ngoài vùng phủ sóng”!
Bây giờ ngồi viết lại chuyện xưa mà vẫn còn cảm thấy “cục gạch” Motorola cồm cộm
trong túi quần!
Mấy
bạn phóng viên của các báo tiếng Việt chắc cũng “gato” lắm nên mới có người gọi
chúng tôi là… “Nhà báo Hoàng Gia”.
Tuy nhiên, làm báo tiếng Anh đâu phải chuyện dễ vì người đọc là các nhà đầu tư
nước ngoài, khó tính hơn người đọc báo Việt. Họ đòi hỏi phóng viên phải “Nhanh, Nhạy, Đúng và Trúng”. Bên cạnh đó
còn có điều kiện tiên quyết là văn phong tiếng Anh trong mỗi bài báo.
Với các đồng sự VIR tại Hà Nội
Trước
1975 tôi học tiếng Anh theo trường phái “American English”, đến khi làm báo Úc
vốn theo truyền thống “British English” nên phải cần thời gian để thích nghi
cho phù hợp. Làm báo tiếng Anh trên đất Việt cũng là một vấn đề tương đối “nan
giải”. Nhất là những chuyện thời sự mang tích cách “ý thức hệ”.
Ở
Việt Nam không chấp nhận những thuật ngữ như “tư nhân hóa” hay “tư hữu
hóa” nên khi viết đến chuyện này, người làm báo phải tránh dùng chữ
“privatization” nếu không muốn bị cắt vì… “lưỡi
kéo kiểm duyệt”. Việt Nam chỉ dùng từ ngữ “cổ phần hóa” nhưng kỳ thật đó là
một hình thức “tư nhân hóa”, chẳng hạn như trong việc bán cổ phần của nhà nước
trong một công ty quốc doanh.
Để
giải quyết xung đột mang tính cách ngôn ngữ & ý thức hệ, VIR áp dụng một giải
pháp mà tôi nghĩ là dung hòa được trong cách dùng ngôn ngữ báo chí. Từ ngữ
“equitization” được dùng để thay thế bằng “privatization” vốn đã được dùng phổ
biến trong báo chí Phương Tây.
Ta
sẽ không gặp thuật ngữ “equitization” trong hầu hết các tự điển chính thống vì
đó là mục từ… “sáng tạo”. Trong khi “equity” là danh từ, ám chỉ cổ phần hay vốn
sở hữu nên “euquitization” là quá trình… cổ phần hóa. VIR đã thoát khỏi sự kiểm
duyệt, tránh được việc dùng “privatization” vốn là một từ “dị ứng” với ý thức hệ
chính trị!
Kỷ niệm 12 năm thành lập VIR tại Khách sạn Equatorial,
Sài Gòn
Lại
nói về chuyện “kiểm duyệt”. Tiếp xúc với một số nhà báo nước ngoài, tôi thường
“bị” hỏi: “Báo chí Việt Nam có chế độ kiểm
duyệt hay không?”. Câu trả lời của tôi lấp lửng giữa “Yes” và “No”.
“No”
vì Hiến pháp Việt Nam không hề nhắc đến hai chữ “kiểm duyệt” nhưng lại “Yes” vì
các Tổng Biên Tập chính là quan chức kiểm duyệt của tờ báo do mình chịu trách
nhiệm. Những quan chức đó là người của chính phủ nên phải tuân thủ đường lối và
chính sách do chính phủ đề ra.
Chỉ
khi nào có báo “tư nhân” mới không bị cái vòng kim cô đó siết chặt. Đó chính là
lý do các quan chức thường dị ứng với từ ngữ “privatization”.
Just
wait and see…
(Còn
tiếp)
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét