Bức thư tuyệt mệnh của nữ văn sĩ Quỳnh Dao trước khi giã từ cuộc đời ở tuổi 86 đã một lần nữa dấy lên một làn sóng lâu nay đã âm ỷ trong suy nghĩ của một số người, đặc biệt những người già cả, bệnh hoạn.
“Quyền được chết” (The right to die), hay còn gọi là “an tử” chứ không phải “tự tử”, là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn
của con người để tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoát khỏi đau đớn,
bệnh tật hoặc những lý do khác.
Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống sức khoẻ không lối thoát.
“An tử” đề cập đến việc thực hành chấm dứt sinh mạng một con người với mục đích làm giảm thời gian chịu đau đớn và đau khổ về mặt thể lý cho người bệnh. Quyền này được định nghĩa là "một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa".
Do những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ lụy xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến năm 2015, trong tổng số 221 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có 3 nước cho phép trợ tử là Bỉ, Luxembourg và Hoà Lan. Gần đây nhất là Cuba đã thông qua Luật an tử.
Trở lại với
cái chết của nhà văn Quỳnh Dao tự tử ngày 4/12/2024 tại nhà riêng, gần đây khi
còn sinh thời, bà đã viết:
"Khi những bông tuyết bắt đầu rơi, tôi khẽ hát trong lòng. Cuối cùng tôi cũng đã chờ đợi được ngày này. Những mùa tuyết rơi trong cuộc đời, tôi đã không bị bỏ lỡ. Những vất vả gập ghềnh nhưng cũng đầy những bài ca và trải nghiệm tuyệt vời".
Bà cũng không quên nhắn nhủ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, khán giả: "Đừng khóc, đừng buồn, đừng tiếc cho tôi, bởi tôi đã qua đời một cách đẹp đẽ". Trong bức di thư cuối cùng, có đoạn bà viết:
“Đây chính là tâm nguyện của tôi. Cái chết là con đường duy nhất cho tất cả mọi người, cũng là công việc lớn cuối cùng phải hoàn thành. Tôi không muốn phó mặc đời mình cho số phận, cũng không muốn ngày càng héo mòn. Tôi muốn mình được tự đưa ra quyết định cho sự kiện cuối cùng này”.
Năm ngày trước khi mất (ngày 28/11/2024), Quỳnh Dao đã đăng bài viết dài trên trang cá nhân, thể hiện nỗi nhớ chồng, ông Bình Hâm Đào, trong đó có đoạn:
"… hay là vì thời tiết chuyển lạnh, hay là vì phía sau núi có tiếng chim liên tục gọi, nghe như chim đang nói 'chi bằng đi về thôi'. Mấy hôm nay, em thực sự rất nhớ anh".
Trong một bài viết khác, nữ sĩ cho biết bà bận làm những “công việc cuối cùng" của cuộc đời. Nhà văn muốn "sắp xếp mọi thứ ổn thỏa", để không rơi vào hoàn cảnh như ông Bình Hâm Đào trước đây. Ông đau ốm, nằm liệt giường quá lâu, không thể tự ăn uống, phải phụ thuộc vào máy thở và qua đời năm 2019.
Bà nhấn mạnh:
"Tôi không muốn cam chịu số phận, không muốn để thời gian làm tôi cằn cỗi. Tôi mong muốn được quyền quyết định số phận của mình cho lần cuối cùng này... Xin các bạn lưu ý, tôi đã chọn cách ra đi khi cuộc đời tôi đã đến trạm cuối.
“Các bạn trẻ, đừng vội từ bỏ. Một thất bại thoáng qua có thể chỉ là bài học, là thử thách để tạo nên một cuộc sống tươi đẹp. Hy vọng mọi người sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
“… Và giống như tôi, sống đến năm 86 tuổi, khi sức lực đã không còn đủ, buộc phải đối diện với cái chết. Mong rằng đến lúc đó, nhân loại sẽ tìm ra phương thức nhân đạo để những người già có thể ra đi thanh thản, an yên, như lá rụng về cội".
“Thiết kế của Thượng đế cho quá trình sống không tốt lắm. Khi con người già đi, họ phải qua giai đoạn rất đau đớn là suy nhược, thoái hóa, bệnh tật, đi bệnh viện, chữa trị và chết đi.
“Chắc chắn sẽ chết già. Nếu không may thì các bạn sẽ trở thành cụ già nằm liệt giường, phải nhờ đến đặt nội khí quản để duy trì sự sống. Tôi đã chứng kiến bi kịch đó và không muốn chết theo kiểu đó.
“Tôi là ngọn lửa và tôi đã đốt cháy hết sức lực của mình. Bây giờ, trước khi ngọn lửa bị dập tắt, tôi chọn con đường này để về nhà một cách duyên dáng. Các bạn ơi, đừng tiếc thương cho cái chết mà hãy mỉm cười với tôi nhé.
“Vẻ đẹp của cuộc sống nằm ở chỗ có thể yêu, ghét, cười, khóc, hát, nói, chạy, di chuyển, hòa nhập với thế giới phàm trần, sống một cuộc sống vô tư, ghét cái ác như hận thù, sống một cách mạnh mẽ... Những thứ này, tôi đã sở hữu tất cả! Tôi đã sống và chưa bao giờ để cuộc đời này làm thất vọng!
(hết trích)
Cái chết của
nhà văn ngôn tình nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc khiến dư luận rúng động. Thi thể
của bà được phát hiện tại nhà riêng ở Đài Loan, nơi sinh sống bấy lâu nay. Bước
đầu, nguyên nhân cái chết của nữ nhà văn được nghi là tự tử.
Sau khi bà qua đời, thi thể của bà được đưa đến Hội trường Hoài Ái (Đài Bắc) để khám nghiệm. Công tố viên Viện kiểm sát quận Sỹ Lâm cho biết không có dấu vết của vụ án mạng. Gia đình Quỳnh Dao không có ý kiến gì về kết quả này và thi thể của bà đã được bàn giao cho gia đình để lo tang sự.
Năm 2017, Quỳnh Dao từng công khai bức thư dặn dò con cháu những điều sau khi bà mất, trong đó nêu rõ nếu bệnh nặng, bà muốn thực hiện "quyền được chết". Bà còn mong người nhà không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không lập linh đường, không đốt vàng mã, không làm giỗ…
Năm 1959, bà lập gia đình với một nhà văn khi mới 21 tuổi và có một con trai là Trần Trung Duy. Sau khi bà trở nên nổi tiếng hơn chồng mình, cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và kết thúc bằng cuộc ly hôn vào năm 1964.Sau khi ly dị, bà trải qua 8 năm làm “người thứ ba” trong hôn nhân với ông Bình Hâm Đào và sau đó, hai người mới chính thức kết hôn nhưng cả hai không có con chung. Khi ông Bình Hâm Đào bị bệnh nặng ở tuổi 90, Quỳnh Dao kiên quyết phản đối việc đặt ống dẫn thức ăn qua mũi để kéo dài sự sống cho chồng.
Việc này vấp phải ý kiến phản đối của con riêng ông Bình Hâm Đào. Họ cho rằng người cha đã mất trí nhớ, Quỳnh Dao không có quyền tự ý quyết định sinh mệnh của ông, đồng thời chỉ trích việc bà là người phá hoại gia đình họ.
"Bà hoàng tiểu thuyết diễm
tình" Quỳnh Dao tên
thật là Trần Triết, sinh năm 1938, nguyên quán ở Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 9 tuổi,
Quỳnh Dao đã bắt đầu sáng tác, năm 16 tuổi bà cho ra mắt bộ tiểu thuyết đầu tay
"Vân ảnh". Năm 24 tuổi, bà
đã có gần 100 tập truyện ngắn cùng hai bộ tiểu thuyết "Tầm mộng viện" và "Hạnh
vận thảo"…
Các tác phẩm của Quỳnh Dao được Liêu Quốc Nhĩ dịch và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thập niên 1960, cùng thời với truyện kiếm hiệp của Kim Dung do Tiền Phong (Từ Khánh Phụng) dịch. Đó là thời mà những tác phẩm từ Hồng Kông giữ một vai trò khá quan trọng trong thị trường sách dịch tại Miền Nam.
“Mùa thu lá bay”, “Hoàn Châu cách cách”, “Bên dòng nước”, “Mỏi mắt ngóng trông”, “Dòng sông ly biệt”, “Xóm vắng”... đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc, nhất là phái nữ. Trong đó, nhiều tác phẩm còn được chuyển thể thành phim như “Hoàn Châu cách cách”, “Hải âu phi xứ”, “Mùa thu lá bay”, “Dòng sông ly biệt”, “Xóm vắng”…
* Xem thêm Video
clip: “Thư tuyệt mệnh của Quỳnh Dao”
https://www.youtube.com/watch?v=08p-Ff77T9k&t=84s
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét