Chỉ
với một địa chỉ ở ấp Tân Lập, xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai…
(không số điện thoại và cũng không địa chỉ email)… tôi và một người bạn đã tìm
ra nhà của một cựu giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội (TSNQĐ).
Sau
khi đã tham khảo thêm từ một người bạn đã từng ở Định Quán, chúng tôi được bết
thêm chi tiết: ấp Tân Lập ở gần chùa Hưng Túc nằm trên Quốc lộ 20 trên đường đi
Đà Lạt. Thế là chúng tôi lên đường tìm anh Đinh Công Liêu.
Định
Quán chỉ cách Sài Gòn khoảng 110km nhưng cái khó là địa chỉ không thể cung cấp
chính xác nơi mình muốn đến. “Đường đi nằm nơi cửa miệng” nên chúng tôi trực chỉ
ngôi chùa, sau đó hỏi thăm và được biết sẽ phải đi khoảng 1 km đường đất nữa.
Liên tục hỏi thăm và cũng có người biết chính xác tên ông thầy dậy Anh văn. Và
cuối cùng, “điều bất ngờ mang tên Định Quán” đã xảy ra.
Ba
người chúng tôi sau hơn 40 năm xa cách đã gặp lại nhau. Không những thế, cả một
tập thể cựu giảng viên TSNQĐ ở nước ngoài cũng như trong nước đã có cơ hội nối
lại liên lạc đã từng bị gián đoạn sau một thời gian dài.
Anh
Liêu chỉ có chiếc điện thoại “cùi bắp” nhưng thế cũng đủ để hàn huyên với các bạn
cũ rồi. Chỗ anh ở xa vùng phủ sóng internet nên không có email. Nhà anh tuy nhỏ
nhưng đất rộng mênh mông giữa không gian yên tĩnh, khác hẳn Sài Gòn ồn ào, náo
nhiệt.
Những
người làm sách “Hồi Ức Sài Gòn” tìm đến anh để thực hiện phương châm đã đề ra:
giúp đỡ bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn. Niềm vui của anh Liêu cộng với tâm niệm
của chúng tôi đã thành một bất ngờ.
Tạm
gọi đó là “bất ngờ mang tên… Định Quán”.
***
Táng đá "ba chồng" tại Định Quán, Quốc lộ 20, Sài Gòn - Đà Lạt
Anh Đinh Công Liêu
Quà tặng của cựu giảng viên tại Hoa Kỳ
Huy hiệu Trường Sinh ngữ Quân đội
Quà tặng của nhóm làm sách "Hồi ức Sài Gòn"
Cuộc hội ngộ giữa 3 người bạn
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét