Bản đồ BMT
BMT bị công hãm
ngày 10/3/1975. Thị xã nhỏ bé này, với diện tích khoảng 370 km², dân số chưa
đến 300.000 người, bị thất thủ và tạo một chấn
động domino, phá vỡ hệ thống phòng ngự và kết quả là ngày 30/4/1975 toàn bộ
miền Nam sụp đổ!
Vai trò chiến
lược của BMT rất quan trọng đối với toàn vùng cao nguyên vì đây là thị xã của
tỉnh Darlac, nằm trên Quốc Lộ 14, chạy dài từ phía Nam là tỉnh Quảng Đức, nối
tiếp với Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Bắc là tỉnh Phú Bổn chạy dài đến Pleiku,
thành phố đã đi vào âm nhạc với lời ca… Em
Pleiku má đỏ, môi hồng.
Phía Tây là một
dãy rừng già tiếp giáp với biên giới của các nước láng giềng Lào và Campuchia
nên có tên Ngã 3 biên giới. Từ khu
vực phía Tây, sông Serepok chảy ngược sang Campuchia, cắt
Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã. Tại đây có cây cầu bắc ngang sông Serepok
cách thị trấn 14 km nên có tên Cầu 14.
Cầu 14 bắc ngang sông Serepok
Đông Nam thị xã BMT là quận Phước An, quận cuối cùng của
tỉnh Darlac và cũng là gạch nối giữa vùng cao nguyên và miền duyên hải qua cửa
ngõ Khánh Dương, Nha Trang, bằng Quốc Lộ 21. Cho nên, nếu nói BMT là trung tâm
quan trọng của vùng cao nguyên không phải là quá đáng.
BMT cũng là cái nôi kinh tế của miền đất đỏ bazan. Nếu nói
tới cây thông người ta liên tưởng tới Đà Lạt, cây trà là sản phẩm chủ yếu của
B'lao (Bảo Lộc) thì cây cà phê là ‘đặc sản’ nổi tiếng của BMT.
Cà phê Ban Mê
BMT còn có các đồn điền cao su hàng ngàn mẫu vây quanh thị
xã. Rừng BMT sản xuất các loại cây gỗ quý như cẩm lai, cà te, gụ, lim, sên sên,
cây dầu, cà chích, bằng lăng... Về mặt kinh tế, BMT trở thành trung tâm khai
thác lâm sản bậc nhất trên toàn quốc. Chính nghề rừng đã nuôi sống biết bao gia
đình và cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc
gia.
Đối với tôi, BMT là một thị trấn mang nhiều kỷ niệm của
một thời niên thiếu. Đây là
vùng đất được mệnh danh là Bụi Mù Trời
trong mùa nắng, đến mùa mưa lại tràn ngập lớp bùn màu đỏ của đất bazan. Những
người sinh sống tại đây thường nói chính đất bazan đã gắn kết thị trấn ‘nắng
bụi, mưa lội’ khiến cho BMT trở thành vùng đất đi dễ, khó về.
Vùng đất đỏ bazan
Thị trấn này đối
với nhiều người lại là Buồn Muôn Thưở
vì chỉ vỏn vẹn mấy con đường chính mang tên những anh hùng người Thượng lẫn
Kinh: Y Jút, Ama Trang Long, Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Thái Học... Ở
đây, khẩu hiệu Kinh Thượng kết đoàn
được đề cao như trong bài Hiệu Đoàn Ca
của trường Trung học BMT mà thời đi học chúng tôi vẫn thường hát.
Kinh Thượng kết đoàn
Bọn học sinh
chúng tôi còn sáng tác thêm một cái tên nữa để gọi thị trấn thân thương của
mình: Bánh Mì Thịt. Một cái tên nghe
rất... ‘ngon lành’ nhưng thật ra chẳng có gì liên quan đến BMT. Sau này, BMT
còn được biết đến qua tên Buôn Ma Thuột,
xuất xứ từ tiếng Ê Đê với nghĩa ‘bản làng của người cha (Ama) mang tên Thuột’.
Có người giải thích, Thuột là tên một vị tù trưởng người Thượng giàu có và
quyền uy nhất vùng.
Riêng đối với tôi,
nếu không vì lý do công vụ của bố phải chuyển gia đình từ Đà Lạt về BMT và nếu
tôi có quyền lựa chọn, chắc chắn việc chọn lựa đó sẽ không có tên BMT. Thế
nhưng, định mệnh run rủi, tôi đã lạc đến xứ Ban Mê và lập gia đình tại đây.
Phải chăng là Đất lành chim đậu? Cũng
tại đây, trên giấy khai sinh của đứa con trai đầu lòng vẫn còn mang con dấu của
Xã Lạc Giao.
Ban Mê đi dễ khó về
Trai đi có vợ, gái về có con.
Đường lên xứ Buồn Muôn Thuở
Những trang lịch
sử cuối cùng của một chế độ chính trị đã khởi đầu từ BMT và kết thúc tại Sài
Gòn. Khi BMT thất thủ, tôi ở Sài Gòn nên những chi tiết dưới đây được trích dẫn
từ nhật ký của Nguyễn Định. Đây là tất cả những diễn biến chỉ trong một ngày.
Hôm đó là Thứ Hai, ngày 10/3/1975:
* 2 giờ 20 sáng: BMT bắt đầu chịu trận pháo kích,
kéo dài liên tục cho đến 6 giờ sáng, bằng các loại đại bác 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, đại bác 100 ly gắn trên xe tăng T54 của VC.
* 4 giờ sáng: Bộ binh và chiến xa T54 tấn công mặt
Bắc, Phi trường L19 [phi
trường nằm ngay trung tâm thành phố - Chú thích của NNC], với chiến thuật biển người, tiền pháo, hậu xung. Lực lượng phòng thủ
phi trường là đại đội Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc
gia Tỉnh, quân số chỉ vỏn vẹn trên dưới 40 người.
* 5 giờ sáng: Đơn vị
phòng thủ Phi trường L19 xin Tiểu Khu tiếp viện, Tiểu Khu phái Đại đội 1/224
Ðịa phương quân nhưng đại đội này đã không thể tiến vào Phi trường L19 để tiếp
cứu đại đội Thám sát vì nơi này đã bị tràn ngập.
* 6 giờ 20: Phi trường
L19 thất thủ, Đại đội Thám sát tan hàng.
Đài radar, phi trường L19
* 6 giờ 55: Lực lượng
tấn công làm chủ mặt Bắc thị xã.
* 7 giờ 05: Khu vực
suối Bà Hoàng và cuối đường Hàm Nghi, ngõ vào xã Châu Sơn, bị tràn ngập.
* 7 giờ 15: Một mũi
tiến quân khác tràn chiếm khu vực cuối đường Hoàng Diệu, đường đi Bandon [sau
này gọi là Buôn Đôn hay Bản Đôn – Chú thích của NNC]. Khu trung tâm xã hội, do linh mục Trương Trọng Tài, mới thành lập để
nuôi người gìa tàn tật và trẻ mồ côi cũng bị tràn ngập.
* 7 giờ 30: Khu giáo
xứ Tân Mai, Buôn Alê A, nằm trên đường Thống Nhất, nối liền Quốc lộ 14 tại trạm
kiểm soát cửa ngõ phía Nam, thuộc Cục Cảnh sát Quốc Gia bị thất thủ. Dân chúng
từ mặt Nam thị xã, đổ xô nhau chạy vào khu Dân y viện BMT [nơi trước đây vợ
tôi làm việc, chúng tôi được cấp một căn nhà nhỏ trong cư xá bệnh viện – Chú
thích của NNC] và Trường Tiểu Học Nguyễn
Du [đối diện với Dân y viện – Chú thích của NNC] để tránh đạn.
Buôn Alê A
Cũng vào thời gian
này, dân chúng từ cửa Bắc thị xã, khu xóm đạo, bồng bế nhau chạy vào trung tâm
thành phố, ở khu Lý Thường Kiệt - Ama Trang Long [khi còn ở BMT, gia đình
tôi sinh sống tại số 31 Lý Thường Kiệt và sau đó chuyển sang 48 Ama Trang Long,
đối diện với tiệm bán phụ tùng xe hơi Lê Đức Viên và gần đó là tiệm Quảng Thành
của ông bà Huệ, bố mẹ của Mai Tiến Thành (Vòng
tay học trò) – Chú thích của NNC].
Người chạy loạn chen chúc nhau ở khu vực tiệm Bida Thanh Sơn [trên đường Lý
Thường Kiệt – Chú thích của NNC], tiệm
gạo, nhà sách Văn, đối diện Khách sạn Hoà Bình và tiệm chụp hình Hưng Ký.
Ở mặt Tây, dân chúng
đổ xô nhau chạy về khu trường Tầu nằm trên đường Y Jút, đối diện Hội Dục Anh.
Tình hình tại trung tâm thị xã, từ khu vực Ngã Sáu, nhà thờ chính tòa [nhà
thờ Cha Ngoạn còn được người địa phương gọi là Nhà thờ cột đèn ba ngọn vì tọa lạc ngay giữa giao lộ 6 của các con
đường, nơi có một cột đèn với 3 ngọn đèn neon – Chú thích của NNC]. Khu Quang Trung, Ciné Nguyễn Huệ, Ama
Trang Long, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Ciné Lô Đô, Tôn Thất Thuyết,
đến khách sạn Hoàng Gia, vẫn còn yên tĩnh, chưa bị tấn công.
Góc đường Ama Trang Long-Nguyễn Thái Học
* Từ 7 giờ 30 đến 8
giờ 30, VC đã hoàn toàn làm chủ tình hình các mặt Bắc, Tây và Nam thị xã, vành
đai an toàn cho thị xã đã bị phá vỡ… Các chốt quan yếu như Phi trưòng L19, bến
xe cây số 3 ở phía Bắc, Trạm kiểm soát phía Nam và kho đạn Mai Hắc Đế đều đã
thất thủ.
* 8 giờ 45: Lực lượng VC tấn công từ khu vực đường Phan Bội Châu và trường nữ trung học Vinh Sơn, chiếm
khuôn viên nhà thờ Chính Toà. Một cánh quân khác từ cuối đường Phan Bội Châu,
có T54 yểm trợ, cũng đang tiến về khu vực nhà thờ Chính Toà.
* 9 giờ: B40, B41 và
cối 60 ly bắn phá khu trung tâm thành phố trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ
Quang Trung đến Ama Trang Long (Khu bến xe Lam cũ, cạnh khách sạn Hồng Kông,
thiêu hủy hoàn toàn khu phố này và khu phố dọc theo Quang Trung, từ Hai Bà
Trưng đến Lý Thường Kiệt, đối diện Khách sạn Tường Hiệp, và Ngân Hàng Đại Á
cũng thành một biển lửa).
Ngã tư Quang Trung-Hai Bà Trưng
Khu phố trung tâm bị
bắn cháy, những cư dân ở đây và dân chúng từ ngoại ô thị xã chạy về tá túc ở
khu vực Lý Thường Kiệt, trong các tiệm bida Thanh sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn... đã xô nhau chạy băng qua đường Lý thường Kiệt, theo Ama Trang Long và Quang
Trung chạy xuống khu chợ, nhà hàng Vĩnh Thuận, đối diện cục Cảnh sát Quốc Gia
xã Lạc Giao đễ ẩn núp.
[Ai đã từng sinh sống tại BMT chắc còn nhớ phố xá, nhà cửa ở
đây được xây cất theo lối kiến trúc Âu - Á lẫn lộn, đôi khi có những căn nhà 2,
3 tầng lầu. Là vùng cao nguyên, nên về mùa gió, các tần số gặp rất nhiều nhiễu
âm, gây khó khăn cho các máy thu thanh, thu hình. Cũng vì thế, để nghe được đài
Phát thanh Sài Gòn, đài BBC hay đài VOA, đặc biệt là đài Truyền hình Nha Trang,
người ta phải dùng anten trời nhiều nhánh, dựng trên nóc nhà. Khi thị trấn thất
thủ, lực lượng tấn công nhìn thấy những căn nhà có anten trời nhiều nhánh, đã
gọi về bộ chỉ huy: "Báo cáo, ở khu này có rất nhiều đài địch…" và lập
tức bắn B40, B41 vào tiêu hủy. Oan thay cho những ‘đài địch’ của BMT và cũng
tội nghiệp cho sự hiểu biết của những người chân quê khi bước vào một thị trấn
nhỏ bé tại miền Nam
– Chú thích của NNC].
* 9 giờ 20: Một đơn vị
Biệt Động Quân đầu tiên vào được thị xã qua cửa ngõ phía bắc, rải quân ở khu
vực Trường Trung Học Tổng Hợp BMT, ngã tư đường Bà Triệu và đường Hùng Vương.
Trường Trung học Tổng hợp BMT (1974)
* 9 giờ 25: Từ khuôn
viên nhà thờ chính toà vượt Ngã Sáu, lực lượng tấn công tiến chiếm Câu lạc bộ
Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, Hội đồng Tỉnh, nằm ở ngã ba Lê Lợi và Thống nhất,
đối diện khu vườn hoang của bác sĩ Tôn Thất Niệm [năm 1967 BS Niệm là Trưởng ty Y tế
kiêm nhiệm Giám đốc Dân y viện BMT và cũng là một ca sĩ ‘tài tử’ có giọng hát
truyền cảm vào thời đó. BS Niệm là con của ông Tôn Thất Hối, cựu đại biểu Cao
nguyên Trung phần dưới thời Bảo Đại – Chú thích của NNC].
* 9 giờ 30: Bộ binh và
chiến xa T54 từ khu Cư xá Sĩ quan, Hội đồng Tỉnh và Câu lạc bộ Biên Thùy, tràn
qua khu vườn của bác sĩ Niệm, tấn công Bộ chỉ huy Tiểu Khu Darlac.
* 10 giờ 20: T54 chiếm
Sân vận động và khuôn viên Tòa Sơ Thẩm BMT.
* 11 giờ 20: Một chiếc
T54 bị bắn cháy trước cổng chính Bộ chỉ huy tiểu khu, đối diện Bưu Điện BMT.
* 11 giờ 30: Lực lượng
tấn công chiếm hoàn toàn khu trung tâm thành phố. Suốt từ Ngã Sáu, đường Phan
chu Trinh, chạy dài theo Quang Trung và Ama Trang Long đến Tôn Thất Thuyết...
bắn phá các dãy phố dọc theo Ama Trang Long, Y Jút và bắn cháy khu chợ BMT [chợ
BMT nằm ở góc đường Y Jút-Quang Trung – Chú
thích của NNC].
Đường Y Jút
* 11 giờ 45: Hai chiếc
Commando Car [loại xe thiết giáp với bốn bánh cao su, không xích sắt – Chú
thích của NNC] của Thiết Đoàn 8 Thiết
Giáp bị bắn cháy tại ngã ba Tôn Thất Thuyết - Ama Trang Long, trước Bar Quốc Tế
và tiệm gạo Thanh Bình.
* 11 giờ 50: Hậu cứ
Thiết đoàn 8 di tản.
* 12 giờ: Cục Cảnh sát
Quốc gia Xã Lạc Giao tan hàng.
* 13 giờ 15: Một tiếng
nổ lớn, rồi một cột khói bốc cao che khuất cả khu vực Tiểu khu, Bộ chỉ huy Tiểu
Khu trúng hỏa tiển 122 ly, Trung tâm hành quân bị sập.
* 14 giờ 20: Đám dân
chúng chạy hớt hải từ khu nhà Công chánh trên đường Hai Bà Trưng, cạnh bảo sanh
viện Bác Ái, đổ xô xuống ngã tư Hoàng Diệu - Nguyễn Thái Học, và một người nào
đó la lớn: "Tiểu Khu mất rồi!".
* 4 giờ chiều: Tin tức
xôn xao cho biết Bộ chỉ huy Cảnh sát đã rút lúc 3 giờ 40 vì không chịu nổi mưa
pháo và biển người. Ở các khu tập trung đông dân chúng, người ta đang bàn tán
xôn xao về tin tức tại trường Tầu ở đường Y Jút, nơi tập trung rất nhiều người
chạy nạn. Lực lượng tấn công bắt đầu thanh lọc dân chúng, tìm bắt các viên chức
chính phủ, quân nhân, cảnh sát.
* 6 giờ 30 chiều: Một
toán bộ binh và hai chiếc T54 từ cuối đường Hàm Nghi đang tiến về hướng Phan
Chu Trinh, chạy trước họ vẫn là đám đàn bà, trẻ con và người gìa.
* 7 giờ 15 tối: Lực
lượng tấn công chia thành nhiều toán, lục soát từng gia đình trên các khu phố
Phạm Phú Quốc, Võ Tánh, Hàm Nghi, khu cư xá Lam Sơn của Sư đoàn 23 BB. Thanh
niên trai tráng đã lẩn trốn từ vườn sau nhà này sang nhà khác, hoặc trốn trên
trần nhà, hầm cầu, hầm tránh pháo kích.
* 9 giờ 45 tối: Có tin
từ Chi khu BMT, (cách thị xã khoảng 7 Km) đã liên lạc được với Trung Tá Dậu,
Chỉ huy trưởng Liên đoàn 21 Biệt động Quân. Tin này được truyền tai nhau khắp
các khu phố, và mọi người, ai cũng tin rằng sẽ có đánh lớn, chắc Biệt động quân
còn chờ Nhảy Dù và Thủy quân lục chiến đến!
***
Khúc phim hồi ức ngày 10/3/75 tại BMT chấm dứt tại đây. Sẽ
là một kỷ niệm nhớ đời đối với những người BMT đã sống trong ngày này. Thế giới
có The Longest Day và người Ban Mê
cũng có ngày dài nhất trong cuộc đời của mình!
***
(Trích Hồi Ức Một Đời
Người, Chương 4 – Thời quân ngũ)
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***
6 Comments on Multiply
cuuphansinh
wrote on Oct 22, '10
Cảm phục ! Cảm phục !
Nhưng mình có suy nghỉ thế này (không biết có đúng không?): Cuộc chiến VN hình như được dàn xếp đâu đó để cho hạ màn (cụ thể: tướng tá rút hết, quân đôi VNCH mất chỉ huy nên không còn sức chiến đấu, các nơi đều như bị bỏ ngõ....) Nếu như thế, BMT có phải là trận chiến quyết định, BMT có thực sự là vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến này? Phải chăng một trận đánh ở nơi khác... cũng sẽ có một kết cục tương tự? Xin nhờ chỉ vẽ?
Nhưng mình có suy nghỉ thế này (không biết có đúng không?): Cuộc chiến VN hình như được dàn xếp đâu đó để cho hạ màn (cụ thể: tướng tá rút hết, quân đôi VNCH mất chỉ huy nên không còn sức chiến đấu, các nơi đều như bị bỏ ngõ....) Nếu như thế, BMT có phải là trận chiến quyết định, BMT có thực sự là vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến này? Phải chăng một trận đánh ở nơi khác... cũng sẽ có một kết cục tương tự? Xin nhờ chỉ vẽ?
thahuong82
wrote on Oct 23, '10
Cám ơn anh Chính đã cho xem lại khúc phim BMT vào đầu tháng
3/75. Tôi lúc đó là Sĩ Quan Thủ Qũy Tiểu Đoàn 231 Pháo Binh yểm trợ trực tiếp
Sư Đòan 23 BB và Bộ chỉ huy tiền phương đóng ngay Phi Trường Phụng Dực (Hậu Cứ
Tiểu Đoàn tôi lại ở Đà Lạt).
Cũng xin mạn phép bổ túc một chút về phút tấn công đầu tiên là Phi Trường Phụng Dực là nhắm vào 231/PB và Trung Đoàn 53 BB của Sư đòan 23. Tóan thám sát tỉnh (PRU) với quân số ít ỏi chỉ để gác các chòi ở Phi Trường, tôi nghĩ tụi VC không bận tâm.
Tiểu đoàn tôi bị đặc công xâm nhập nên mọi sự phòng thủ, nơi ăn chốn ngủ của Sĩ Quan Ban chỉ huy Tiểu Đoàn các ban 1, 2, 3,và ban HCTC của tôi đều bị các nử đặc công biết rõ (tụi nó sau khi bị bắn chết lục túi có phóng đồ). Hầu hết các SQ ban chỉ huy đều anh dũng chiến đấu và chết gần hết mặc dầu đã giết hết đặc công trong vòng phòng thủ Tiểu Đoàn nhưng không chịu nổi hàng sư đoàn với bộ binh tùng thiết tràn ngập từ phía rừng cao su của phi trường. Đành phải tan hàng vào rừng. Tôi và một SQ ban 5 may mắn còn sống sót.
Cũng xin mạn phép bổ túc một chút về phút tấn công đầu tiên là Phi Trường Phụng Dực là nhắm vào 231/PB và Trung Đoàn 53 BB của Sư đòan 23. Tóan thám sát tỉnh (PRU) với quân số ít ỏi chỉ để gác các chòi ở Phi Trường, tôi nghĩ tụi VC không bận tâm.
Tiểu đoàn tôi bị đặc công xâm nhập nên mọi sự phòng thủ, nơi ăn chốn ngủ của Sĩ Quan Ban chỉ huy Tiểu Đoàn các ban 1, 2, 3,và ban HCTC của tôi đều bị các nử đặc công biết rõ (tụi nó sau khi bị bắn chết lục túi có phóng đồ). Hầu hết các SQ ban chỉ huy đều anh dũng chiến đấu và chết gần hết mặc dầu đã giết hết đặc công trong vòng phòng thủ Tiểu Đoàn nhưng không chịu nổi hàng sư đoàn với bộ binh tùng thiết tràn ngập từ phía rừng cao su của phi trường. Đành phải tan hàng vào rừng. Tôi và một SQ ban 5 may mắn còn sống sót.
Trại tù "cảitạo" đầu tiên cũng là Trảng Lớn Tây
Ninh. Có dịp sẽ trao đổi với anh nhiều về BMT vì tôi có nhiều kỷ niệm về mảnh
đất Cao nguyên đó.
nguyenngocchinh
wrote on Oct 23, '10
thahuong82 said
“Tôi lúc đó là Sĩ Quan Thủ Quỷ
Tiểu Đoàn 231 Pháo Binh yểm trợ trực tiếp Sư Đòan 23 BB và Bộ chỉ huy tiền
phương đóng ngay Phi Trường Phụng Dực(Hậu Cứ Tiẻu Đòàn tôi lại ở Đà Lạt).”
Xin cám ơn anh thahuong82 đã bổ xung thêm những chi tiết về
biến cố ngày 10/3/75 tại BMT để người đọc cùng chia sẻ.
thahuong82
wrote on Oct 23, '10
Anh ở trong nghề báo có biết GS Tạ Quang Khôi trước dạy ở SG
kiêm tổng thư ký báo Văn Nghệ Tiền Phong ở SG trước 75 và ở Mỹ một thời gian. Anh
ta và tôi là bạn vong niên gặp nhau ở trại tỵ nạn Galang (Indo.) sau đó cùng
chung tay với anh Ng. Mộng Giác cũng GS và vài anh em khác ra bán nguyẹt san
TUDO MAGAZINE vừa tiếng Việt vừa tiếng anh để phục vụ đồng bào trong 2 trại
Galang1 và Galang2 khỏang thời gian 81-83 sau đó tôi đi định cư kô biết tờ báo
có còn kô?
nguyenngocchinh
wrote on Oct 24, '10
thahuong82 said
“Anh ở trong nghề báo có biết GS
Tạ Quang Khôi trước dạy ở SG kiêm tổng thư ký báo Văn Nghệ Tiền Phong ở SG
trước 75 và ở Mỹ một thời gian .Anh ta và tôi là bạn vong niên gặp nhau ở trại
tỵ nạn Galang (Indo.) sau đó cùng chung tay với anh Ng.Mộng Giác cũng GS và vài
anh em khác ra bán nguyẹt san TUDO MAGAZINE vừa tiếng Việt vừa tiếng anh để
phục vụ đồng bào trong 2 trại Galang1 và Galang2 khỏang thời gian 81-83 sau đó
tôi đi định cư kô biết tờ báo có còn kô?”
Hai vị anh đề cập đến tôi có biết nhưng đó là thời gian tôi
ở trong quân ngũ, tôi mới chỉ làm báo kinh tế Vietnam Investment Review từ năm
1991, nay tôi đã nghỉ hưu. Thân.
nguyenngocchinh
wrote on Mar 3, '11
Entry này đã được đăng lại trên Văn thơ Lạc Việt:
http://www.vantholacviet.net/news-2006/16/Bien-Khao/Ban-Me-Thuot-Khoi-dau-cua-mot-ket-thuc.html
http://www.vantholacviet.net/news-2006/16/Bien-Khao/Ban-Me-Thuot-Khoi-dau-cua-mot-ket-thuc.html
Than goi ve anh Ngoc Chinh trong ngay BanMe cua chung ta bi chim vao khoi lua bom dan.
Trả lờiXóaMot dua con cua vung troi BanMe
daten57@yahoo.com
Sang thăm anh, chúc anh ngày mới an vui
Trả lờiXóaNgày 10/3/1975,sau các trận mưa pháo khoảng lúc 2 giờ sáng, đến khoảng 7-8 giờ sáng thì quân CS đã làm chủ tình hình tại Ban Mê thuột. Lực lượng phòng thủ tại đó quá yếu với vài tiểu đoàn trong khi phía CS tấn công đến 3 sư đoàn chính quy và họ đã chuẩn bị cho trận này rất kỹ càng, điều này cũng dễ hiểu vì trước đó tướng Phạm Văn Phú- tư lệnh QĐ 2&QK 2 vẫn cho là phía CS sẽ tấn công Pleiku nên chú trọng phòng thủ tại đây, hơn nữa lực lượng trú phòng phải dàn quân trên diện quá rộng trong lúc cộng quân đang tăng áp lực và các phương tiện yểm trợ hầu hết thiếu thốn vì viện trợ quân sự bị cắt giảm, trước đó ngày 9/3 quận Đức Lập đã bị chiếm và tướng Phú đã bay đến BMT để họp khẩn bàn kế hoạch phòng thủ.
Trả lờiXóaĐến ngày 11/3 thì Đại Tá tỉnh trưởng Nguyễn trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 BB đã bị quân CS bắt trên đường tháo chạy,số phận BMT coi như đã xong. Nhiều người nhận thấy vị tư lệnh sư đoàn 23- Chuấn tướng Lê Trung Tường đã quá hèn nhát và vô trách nhiệm khi ra lệnh cho một Liên đoàn Biệt Động Quân khi tiến vào thị xã phải đưa ngay vợ con ông ta ra ngoài và sau đó di tản về nơi an toàn, thay vì lực lượng tiếp cứu này phải tiến vào giải tỏa Tiều khu.Ngoài ra khi quân tăng viện tái chiếm khoảng ngày 14/3 đang hình thành tại Phước An, trong vai trò chỉ huy thì Tướng Tường khi thị sát bằng trực thăng đã bị xây xước nhẹ ở mắt nên nhân cơ hội này từ chức và chuồn thẳng vào bệnh viện.Kế hoạch tái chiếm coi như kết thúc và SĐ 23 tan hàng. Vậy mà Tướng Tường sau đó làm Tham mưu trưởng QĐ 3&QK 3 trước ngày 30/4, với thành tích chẳng có gì đáng tự hào...Trong khi ở mặt trận Bắc BMT, Đại Tá Võ Ân- trung đoàn trưởng trung đoàn 53 đã phải tử thủ trong trận chiến cam go phải trả giá bằng máu và nước mắt, không có tiếp liệu và tăng viện nhưng đã cầm cự được khoảng 7 ngày với mưa pháo và tấn công biển người. Cuối cùng số quân còn lại đã mở đường máu trốn chạy...sau này vị chỉ huy uy hùng này đã học tập cải tạo tại miền Bắc và không hiểu có đi theo diện HO không?
Tóm lại trận mở màn BMT năm 1975 với thế bất lợi nghiêng về phía VNCH kể từ sau hiệp định PaRis 27/1/1973 và với khí thế không còn rực lửa quyết tâm như năm 1968-1972. Và cũng thiếu hẳn nhà lảnh đạo với ý chí và quyết tâm cao để xoay ngược tình thế, mà chỉ còn tư tưởng trốn chạy cầu an...khi Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam VN.