Chợ
đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta
vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em
treo "bẹo" Cái Răng, Ba Láng
Ta
thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ
“Bẹo” là tiếng địa
phương chỉ cây sào cắm trên ghe để giới thiệu với bạn hàng những nông sản cần
bán. Cây sào cao vút nổi lên giữa cảnh nhộn nhịp ghe thuyền được xem như những bảng
hiệu quảng cáo sinh động. Quả là một sáng kiến tài tình của người miệt sông
nước miền Tây.
Tại Miền Tây, mỗi ghe, thuyền đều cắm một cây “bẹo”
để giới thiệu với bạn hàng những nông sản trên ghe
Ngược lên cao nguyên, từ Sài Gòn lên Đà Lạt, du khách thường
dừng lại trên cầu La Ngà để ngắm cảnh làng nổi của những người nuôi cá và chài
lưới. Đa số họ có gốc từ Biển Hồ tận bên Cao Miên về Việt Nam và định cư tại thị trấn La Ngà.
Dân số làng nổi có lúc lên đến vài trăm gia đình nhưng kể từ khi có thủy điện
Trị An chỉ còn lèo tèo dăm ba ngôi nhà trên bè nổi. La Ngà cũng là một thị trấn
gắn liền với sông nước ở xứ ta.
Làng nổi La Ngà
Đến Châu Âu tôi lại bắt gặp cảnh trên bến dưới thuyền ở
Venise. Venise là tên tiếng Pháp của vùng sông nước mà người Ý gọi là Venezia. Trong tiếng Anh, Venise lại có
tên là Venice . Có lẽ vì Venise quá nổi tiếng nên
ngôn ngữ nào cũng có tên để gọi khu vực bộ lạc Veneti sinh sống tại đây từ thời
La Mã. Người ta còn biết đến Venise qua những cái tên như Thành phố nước (City of Water), Thành
phố nổi (Floating City), Thành phố của những chiếc cầu (City of
Bridges), Thành phố của những con kênh
(City of Canals)…
Bến tàu Venise
Về mặt địa lý, thành phố Venise nằm ở phía bắc nước Ý với
hơn 100 đảo nhỏ nhìn ra biển Adriatic nơi tiếp giáp của hai con sông Po và Piave. Dân số Venise chỉ hơn 200.000 người nhưng
thành phố sông nước này mỗi ngày phải tiếp đón khoảng 50.000 lượt khách du
lịch.
Venise còn được biết đến như một thành phố của những lễ hội
độc đáo, sống động và đầy màu sắc. Lễ hội Carnival
đầu tháng 2 với những chiếc mặt nạ tinh xảo và huyền bí trong đêm hội hoá
trang. Ngoài ra còn có lễ hội đua thuyền Vogalonga,
ngày hội đám cưới Festa della Sensa,
lễ hội Festa del Redentore mừng ngày
thành phố thoát khỏi bệnh dịch khủng khiếp năm 1576… Bên cạnh đó còn có Liên
hoan phim Venise hằng năm cũng là dịp thu hút khách đến Venise.
Tôi đến Venise vào một ngày bình thường, không vào dịp lễ
hội ồn ào nên cảm nhận ngay được bầu không khí lãng mạn của vùng sông nước
Venise. Chỉ có một phương tiện duy nhất để đến Venise là lên tàu ra biển. Nhìn
từ trên tàu, những dinh thự, lâu đài, nhà thờ dọc hai bên bờ như chìm trong
biển nước tạo một ấn tượng đặc biệt về Venise: mọi sinh hoạt đều gắn liền với
sông nước.
Có đến hơn 400 chiếc cầu lớn nhỏ tại Venise
Ở Venise hoàn toàn không thấy xe cộ, thay vào đó là những
chiếc thuyền gondola xuôi ngược các con kênh chằng chịt trong thành phố.
Gondola là loại thuyền nhỏ chở du khách dạo trên các con kênh đào chằng chịt ở
Venise. Người điều khiển gondola là những gondoliers,
họ thường mặc áo thung sọc đen và đứng sừng sững để chèo những chiếc thuyền có
mũi uốn cong.
Theo thống kê, Venise có khoảng 200 con kênh và 400 chiếc
cầu, trong đó nhiều cây cầu có từ thời cổ xưa mang nhiều đường nét kiến trúc
đặc thù. Xưa nhất là cầu Rialto (Ponte
di Rialto), được xây dựng từ thế kỷ 16. Cầu là một khối đá khổng lồ bắc ngang
qua Kênh Lớn (Grand
Canal ) nối liền hai hòn đảo của thành phố.
Ngày nay, trên cầu có những cửa hàng nhỏ bán đồ lưu niệm cho
du khách nhưng cũng có những người đến đây vào buổi chiều chỉ để được ngắm cảnh
hoàng hôn khi mặt trời từ từ lặn xuống vùng sông nước Venise. Cũng có ý kiến
phê bình chiếc cầu trông quá nặng nề nhưng dù thế nào đi nữa, Rialto
vẫn được xem là biểu tượng của Venise.
Có kích thước khiêm tốn hơn nhưng lại thu hút nhiều du khách
là chiếc cầu bắc ngang Rio di Palazzo mang tên Cầu Than Thở được xây dựng từ năm 1602. Cái tên này xuất hiện từ
thế kỷ thứ 19 sau khi được thi sĩ người Anh Lord Byron gọi là Bridge of Sighs, chuyển sang tiếng Ý là Ponte dei Sospiri.
Cái tên thật thơ mộng nhưng thực tế lại là một chiếc cầu
‘bít bùng’ dẫn vào… nhà tù. Ngày xưa, qua những bông gió xây quanh thành cầu,
các phạm nhân được ngắm nhìn quang cảnh Venise một lần chót trước khi bước vào
xà lim trong tiếng thở dài nuối tiếc những ngày được sống tự do.
Người Ý tin rằng những cặp tình nhân nếu: (1) hôn nhau trên
gondola, (2) lúc thuyền đi dưới Ponte dei
Sospiri, và (3) vào lúc hoàng hôn… sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc
sống tình cảm lứa đôi. Đó là theo sách hướng dẫn du lịch. Bản thân tôi chưa
được thấy cặp tình nhân nào thực hiện đầy đủ 3 điều kiện đó để đạt được hạnh
phúc theo kiểu người Ý! Biết thế nhưng cũng cứ ghi chép lại để làm tài liệu
trên bước đường ngao du…
Cầu Than Thở (Bridge
of Sighs )
Venise bao phủ một vùng vịnh dài 60km và rộng 4km với một hệ
thống giao thông thủy lộ chằng chịt. Thành phố sông nước này có đến 3 quảng
trường: quảng trường Roma, Quảng trường Rialto và Quảng trường San Marco mà
người Ý gọi là Piazza San Marco hay
được biết đến qua tên gọi Quảng trường Bồ
câu trước nhà thờ St Mark.
Quảng trường San Marco
Bồ câu cùng du khách lúc nào cũng có mặt tại đây, đặc biệt
là giống bồ câu lông xám. Chúng dạn dĩ chụp ảnh cùng du khách, đổi lại ‘thù
lao’ cho bồ câu là những hạt bắp được người địa phương bầy bán quanh quảng
trường. Có những chú bồ câu ‘tham ăn’ bay thẳng lên tay còn cầm những hạt bắp
của du khách, chúng đích thực là những kẻ… ăn
cỗ đi trước, lội nước đi sau! Cũng có người được bồ câu ‘đáp lễ’ bằng việc
‘ị’ cả lên tay, lên vai gọi là chút kỷ niệm khó quên trên quảng trường bồ
câu!
Người bán hạt bắp và chim bồ câu
Người Ý vốn mộ đạo, đi đến đâu cũng thấy nhà thờ và ra đến
Venise cũng vẫn thấy sự mộ đạo của dân Ý. Thánh đường St Mark trông ra quảng
trường San Marco có kiến trúc thấp hẳn so với tháp chuông sừng sững ngay bên
cạnh. Tháp chuông ngày nay là một công trình xây dựng trên nền tháp cũ từ thế
kỷ thứ 12.
Khi đi tàu vào Venise, tháp chuông nổi bật trên bầu trời,
báo hiệu đã đến gần thành phố Venise. Ngày xưa, tháp chuông là dấu hiệu của đất
liền đối với những người đi biển, về đêm người ta đốt lửa như một ngọn hải đăng
giúp tàu bè xác định phương hướng. Trong quá khứ, tháp đã nhiều lần bị hư hại
do động đất và hỏa hoạn. Gần đây nhất, năm 1902, tháp chuông được xây dựng lại
như cũ sau khi bị đổ sập.
Toàn cảnh quảng trường San Marco, nhà thờ St Mark và tháp chuông
Đối với tôi, ngoài những công trình kiến trúc đồ sộ, Venise
còn hấp dẫn với những hẻm nhỏ lát gạch chạy khắp thành phố. Những con hẻm chằng
chịt khiến tôi liên tưởng đến những ngõ hẻm của khu Bàn Cờ ở Sài Gòn. Sự so
sánh có vẻ khập khiễng về mức độ tân tiến nhưng có điểm chung là nhà cửa san
sát và phải xác định phương hướng nếu muốn tìm đường ra một cách an toàn.
Lạc vào một ngõ hẻm ở Venise
Nhà cửa trong các hẻm nhỏ đều là nhà gạch, nhà nào cũng có
balcon trồng hoa trông xuống đường hoặc đối diện với các con kênh ngay trước
cửa ra vào. Balcon trồng hoa không tráng lệ như cảnh hẹn hò của Romeo &
Juliette ngày nào nhưng vẫn có những nét gì đó trông thật lãng mạn. Đến Venise
tôi đã bỏ ra hàng giờ lang thang trong các con hẻm vắng người. Không biết để
làm gì nhưng tôi lại thấy những khám phá của mình rất thú vị!
Những balcon trồng hoa trên tường gạch cổ
Venise thơ mộng và lãng mạn là thế nhưng không phải lúc nào
cũng là vùng sông nước thần tiên. Có những thời điểm người chèo thuyền gondola
phải thất nghiệp vì mực nước thủy triều xuống quá thấp đến độ gần như khô cạn.
Thậm chí có lúc xuống đến 70cm so với mực nước biển khiến tàu bè tại Venise bị
mắc cạn.
Lại có những thời đểm triều cường lên cao đến hơn 1m so với
mực nước biển trung bình. Năm 1966, Venise bị lụt lội vì nước lên đến mức 194cm
khiến du khách phải lội nước xem hoa tựa
như cưỡi ngựa xem hoa ở ta!
Quảng trường San Marco vào những ngày lụt lội
Lại chợt nhớ đến Sài Gòn vào những ngày… phố biến thành sông!
***
(Trích Hồi Ức Một Đời
Người – Chương 9: Thời hội nhập)
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***
10 Comments on Multiply
phamngocthienan
wrote on Feb 16, '11
Oh! em cũng có 1 thầy dạy AV hồi xưa ở trường sinh ngũ quân
đội! hihi
nguyenngocchinh
wrote on Feb 16, '11
phamngocthienan
said “Oh! em cũng có 1 thầy dạy AV hồi
xưa ở trường sinh ngũ quân đội! hihi”
Hiện nay số giảng viên TSNQĐ ở nước ngoài đông hơn số còn
lại ở VN.
uyenvan wrote on
Feb 16, '11
Sông nước Venise đẹp lãng mạn, hiền hòa mà không kém kiêu sa.
Sông nước miền Tây cũng lãng mạn nhưng vẻ đẹp dân dã và có chút ngậm ngùi về
đời thương hồ lang bạt.
Không có nhiều thời gian để vào trang này để đọc và chiêm nghiệm nên đôi khi vào xem rồi quày quả đi ra, không comment gì. Mong được lượng thứ! :-)
Không có nhiều thời gian để vào trang này để đọc và chiêm nghiệm nên đôi khi vào xem rồi quày quả đi ra, không comment gì. Mong được lượng thứ! :-)
andropause
wrote on Feb 16, '11
Bài của anh luôn luôn sống động và đầy ắp thông tin bổ ích !
bayhoang79
wrote on Feb 16, '11
Tôi chưa được hân hạnh tới thăm Venise của nước Ý nhưng sông
nước miền Tây thì tôi có rất nhiều kỷ niệm! Những năm 80 sau khi đi Tù CT trở về Saigon , tôi xin được việc làm với Công Ty XNK Quận 4!
Nhiệm vụ của tôi là đi xuống những tỉnh miền Tây để nhận nông sản và áp tải về Saigon bằng đường sông. Từ Đồng Tháp hoặc Long Xuyên về Saigon , một chiếc ghe chở hàng phải mất 1 hay 2 ngày. Đó
là thời gian tôi đã có được rất nhiều kỷ niệm sống trên sông nước của miền Hậu
Giang, hiền hoà và chất phác! Những buồi chiều tà trên sông Tiềng Giang đẹp vô
cùng, không bút nào tả siết! Rất tiếc là lúc đó nghèo quá không có được máy ảnh
để ghi lại những cảnh đẹp này!
nguyenngocchinh
wrote on Feb 16, '11, edited on Feb 16, '11
bayhoang79 said
“Đó là thời gian tôi đã có được
rất nhiều kỷ niệm sống trên sông nước của miền Hậu Giang, hiền hoà và chất phác
! Những buồi chiều tà trên sông Tiềng Giang đẹp vô cùng, không bút nào tả siết
! Rất tiếc là lúc đó nghèo quá không có được máy ảnh để ghi lại những cảnh đẹp
này!”
Xin chia sẻ với anh về những kỷ niệm ở miền Tây trong thời
"hậu cải tạo". Sau loạt bài "hải ngoại du ký" tôi sẽ có
những bài viết về các chuyến đi "cross-country" trong nước... Hy vọng
chúng ta sẽ "gặp nhau" tại một địa phương nào đó trên quê hương!
chauxuannguyen
wrote on Feb 17, '11
Chào anh Nguyen Ngọc Chính,
Câu chuyện đời của anh là có hậu lắm đấy. Mong rằng anh xuất bản Hồi ký của anh cho 86 triệu người VN đọc.
Tôi chưa đọc hết nhưng cũng biết sơ về anh đi nhập ngũ QLVNCH để bảo vệ nền tự do non trẻ của miền Nam VN. Ví có vốn ngoại ngữ và nhu cầu truyền dạy Anh ngữ của những năm 66 đến 75 cấp thiết nên anh qua Lackland, Texas học Anh Ngữ. Cộng quân thành công (vì bị HCM bịp là lính bộ đội phải vào miền Nam giải phóng dân miền Nam bị Mỹ Ngụy kiềm kẹp ngay tại Hòn Ngọc Viễn đông này) trong việc cưỡng chiếm miền Nam và anh phải đi tù mặc dầu các anh không có một tội gì cả, chỉ đứng lên theo lời kêu gọi bảo vệ một thể chế chính trị mà 86 triệu dân ngày nay ước mơ. Và sau khi ra tù thì con cái anh vượt biên và thành đạt. Bây giờ, ở tuổi 60+, con cái anh tài trợ 100% để trả ơn cho anh và chị đi du lịch thế giới và sống ở Mỹ ???. Đối với tôi, chiều sâu của câu chuyện là quảng đời của anh chứ ko phảiLas Vegas , Melbourne ,
Venice ...
Thân ái chào anh và chị,
Chau Xuan Nguyen
Câu chuyện đời của anh là có hậu lắm đấy. Mong rằng anh xuất bản Hồi ký của anh cho 86 triệu người VN đọc.
Tôi chưa đọc hết nhưng cũng biết sơ về anh đi nhập ngũ QLVNCH để bảo vệ nền tự do non trẻ của miền Nam VN. Ví có vốn ngoại ngữ và nhu cầu truyền dạy Anh ngữ của những năm 66 đến 75 cấp thiết nên anh qua Lackland, Texas học Anh Ngữ. Cộng quân thành công (vì bị HCM bịp là lính bộ đội phải vào miền Nam giải phóng dân miền Nam bị Mỹ Ngụy kiềm kẹp ngay tại Hòn Ngọc Viễn đông này) trong việc cưỡng chiếm miền Nam và anh phải đi tù mặc dầu các anh không có một tội gì cả, chỉ đứng lên theo lời kêu gọi bảo vệ một thể chế chính trị mà 86 triệu dân ngày nay ước mơ. Và sau khi ra tù thì con cái anh vượt biên và thành đạt. Bây giờ, ở tuổi 60+, con cái anh tài trợ 100% để trả ơn cho anh và chị đi du lịch thế giới và sống ở Mỹ ???. Đối với tôi, chiều sâu của câu chuyện là quảng đời của anh chứ ko phải
Thân ái chào anh và chị,
Chau Xuan Nguyen
songkimbanme
wrote on Feb 19, '11
Hi Chính,
Đọc bài bạn viết về thành phố nổi này khiến tôi thấy tiếc là đã qua Ý hai lần rồi mà không có dịp ghé qua thành phố này. Lần tới khi qua đây thế nào cũng phải đến thăm nơi này mới được.
Vẫn chưa có thì giờ đọc hết cuốn hồi ký của bạn. Bạn nên xuất bản cuốn hồi ký này như điều mong ước của anh chauxuannguyen vì như vậy tiện hơn là phải vào net để đọc
Thân
sk
Đọc bài bạn viết về thành phố nổi này khiến tôi thấy tiếc là đã qua Ý hai lần rồi mà không có dịp ghé qua thành phố này. Lần tới khi qua đây thế nào cũng phải đến thăm nơi này mới được.
Vẫn chưa có thì giờ đọc hết cuốn hồi ký của bạn. Bạn nên xuất bản cuốn hồi ký này như điều mong ước của anh chauxuannguyen vì như vậy tiện hơn là phải vào net để đọc
Thân
sk
nguyenngocchinh
wrote on Feb 20, '11
songkimbanme
said “Vẫn chưa có thì giờ đọc hết
cuốn hồi ký của bạn. Bạn nên xuất bản cuốn hồi ký này như điều mong ước của anh chauxuannguyen vì
như vậy tiện hơn là phải vào net để đọc”
Song Kim mếm,
Như tôi đã nhiều lần tâm sự trên mục Comments, Hồi Ức Một Đời Người chỉ là những bài viết để bạn bè và con cháu đọc giải trí để biết về cuộc đời một người, tác giả hoàn toàn không có tham vọng xuất bản rộng rãi. Việc xuất bản hồi ức có lẽ chỉ dành cho các nhân vật tiếng tăm, còn tôi tự xét thấy mình chỉ là người bình thường nên không hề có ý tưởng thực hiện việc xuất bản!
Như tôi đã nhiều lần tâm sự trên mục Comments, Hồi Ức Một Đời Người chỉ là những bài viết để bạn bè và con cháu đọc giải trí để biết về cuộc đời một người, tác giả hoàn toàn không có tham vọng xuất bản rộng rãi. Việc xuất bản hồi ức có lẽ chỉ dành cho các nhân vật tiếng tăm, còn tôi tự xét thấy mình chỉ là người bình thường nên không hề có ý tưởng thực hiện việc xuất bản!
songkimbanme
wrote on Feb 21, '11
Bạn Ta,
Kể ra dùng từ "xuất bản" nghe có vẻ thương mại quá, nhưng nếu muốn chia sẻ những suy tư của mình qua những bài viết trung thực, hay và nhiều công sức với bạn hữu của mình thì phương cách hay nhất vẫn là in ra sách để tặng (nếu tài chánh cho phép) còn không Bạn nên post blog này trên web của trường mình cũng là một cách chuyển đến cho nhiều đông môn cùng đọc.
Bạn Ta nghĩ sao???
Kể ra dùng từ "xuất bản" nghe có vẻ thương mại quá, nhưng nếu muốn chia sẻ những suy tư của mình qua những bài viết trung thực, hay và nhiều công sức với bạn hữu của mình thì phương cách hay nhất vẫn là in ra sách để tặng (nếu tài chánh cho phép) còn không Bạn nên post blog này trên web của trường mình cũng là một cách chuyển đến cho nhiều đông môn cùng đọc.
Bạn Ta nghĩ sao???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét