Theo hợp đồng mua bán nhà làm ngày 5/9/1955, căn biệt thự
diện tích 4.417m2 trị giá 200.000 đồng, cộng thêm 36.000 đồng tiền thuế trước
bạ. Ngôi biệt thự có kiến trúc 2 phần đối xứng và giống hệt nhau, trong đó ông
Đắc mua nửa căn phía bên phải, căn phía bên trái được chia làm 2 phần, ông Đáp
chiếm phần dưới và gia đình tôi ở phần trên gồm 3 phòng và một gian nhà kho nhỏ
chứa đồ đạc.
Căn nhà tại Đà Lạt (Hình chụp năm 2004)
Ông Đáp cũng là chủ căn biệt thự đường Hàng bông Thợ nhuộm,
Hà Nội, nơi gia đình tôi tạm trú trong thời gian chờ vào Nam . Vốn là bạn
bè thân thiết với bố tôi từ ngoài Hà Nội, năm 1955 ông Đáp đứng tên mua chung
nửa căn nhà trên Đà Lạt nhưng không ở vì ông là một thương gia tại Sài Gòn, chỉ
sử dụng cho gia đình mỗi khi lên nghỉ mát.
Căn nhà có cửa chính mở ra đường Phạm Hồng Thái nhưng không
được dùng thường xuyên vì đây là con đường nhỏ. Hằng ngày chúng tôi dùng cửa sau,
leo một con dốc nhỏ xuyên qua nhà số 7 Lê Thái Tổ, Câu lạc bộ Sĩ quan Ngự Lâm
Quân. Từ đây có thể đón xe đò Trại Hầm hoặc Trại Mát để xuống phố.
Trại Hầm, một cái tên thật bình dân, mộc mạc như những cư
dân sinh sống tại đây. Từ nhà tôi xuống Trại Hầm chỉ mất độ hơn 5 phút đi bộ
nhưng phải vượt qua một con dốc dài, quanh co vì khu vực này nằm trong một
thung lũng. Hai bên đường là những căn nhà vách gỗ thông, mái tôn và phía sau
nhà là những khu vườn rộng theo triền dốc thoai thoải.
Vào thời đó, nguồn lợi chính của dân Trại Hầm là trái nậm.
Khác với loại mận dưới miền Tây, mận Đà Lạt trái nhỏ, có vị hơi chua nhưng khi
chín thì mềm nhũn, ngọt lịm. Mận Trại Hầm có 2 giống, vỏ màu đỏ hoặc vàng nhưng
hoa lại có chung một màu trắng toát. Mận vàng bao giờ cũng ngon hơn mận đỏ và
giá bán cũng chênh lệch nên người ta chỉ thích trồng loại mận vỏ vàng.
Mận Đà Lạt
Đến mùa mận nở hoa nhìn từ xa Trại Hầm trắng xóa tựa như một
rừng hoa anh đào bên Nhật. Trại Hầm nổi tiếng có vườn mận của ông Ba Đành. Ông
Ba Đành còn làm chủ một chiếc xe đò, loại xe Renault của Pháp, chạy từ Trại Hầm
lên phố khoảng hơn 3km.
Đi xe đò Trại Hầm-Đà Lạt là đoạn đường tôi đã nhiều lần đi
qua: từ nhà vượt một con dốc lên đường Lê Thái Tổ, đón xe đi từ Lê Thái Tổ,
xuống một đoạn dốc ngắn đến đường Trần Hưng Đạo, nơi có rất nhiều biệt thự vào
lọai đẹp nhất Đà Lạt, trong đó phải kể đến biệt thự của Đại tướng Lê Văn Tỵ
chiếm trọn một quả đồi có hàng rào vây quanh.
Biệt thự trong tình trạng hoang phế sau 1975
Villa nằm trên đường Trần Hưng Đạo là những công trình kiến
trúc theo kiểu Pháp rất đẹp, mỗi nhà mỗi kiểu riêng. Xung quanh nhà có hàng rào
bao bọc, có vườn hoa và có cả đường dẫn xe hơi vào đến tận cửa. Sau này, người
ta đồn đãi là có những biệt thự ma vì không người ở, chẳng hạn như nhà có 2 con
chim bồ câu trắng bằng đá trên balcon.
Biệt thự có 2 con chim bồ câu trắng
Biệt thự Dã Quỳ theo lời kể là của một quan ba người Pháp
nổi tiếng ăn chơi trác táng. Một ngày, có cô kỹ nữ xinh đẹp trong cơn say nhảy
lầu tự tử. Và từ đấy, ngôi biệt thự này bị bỏ hoang và hàng loạt xác chết bí ẩn
được phát hiện làm cho các câu chuyện về Biệt
thự Dã Quỳ thêm huyền bí. Ngày xưa, tất cả những villa này đều có người ở
nên không hề nghe đến chuyện ma quỷ.
Biệt thự hoang Dã Quỳ
Hết đường Trần Hưng Đạo có cây xăng Kim Cúc, nếu rẽ trái sẽ
hướng về đèo Prenn, đi thẳng sẽ gặp nhà thờ Con Gà và nếu rẽ phải là đường Hồ
Tùng Mậu, bắt đầu từ Khách sạn Sans Souci
đổ dốc xuống Hồ Xuân Hương gặp nhà hàng Thủy Tạ. Đi ven theo hồ sẽ gặp Cầu Ông
Đạo và cuối cùng lên một con dốc sẽ đến Khu Hòa Bình, trung tâm thành phố Đà
Lạt.
***
Tôi bắt đầu vào Lớp Năm (tương đương với lớp 1 ngày nay) tại
trường nam tiểu học Đà Lạt, gần ngay khu Hòa Bình. Lớp do cô giáo Huỳnh Bá
Thiên Vân phụ trách. Sau này khi lên đến Đệ Nhất (lớp 12) trường Trần Hưng Đạo
tôi lại học chung với em cô Vân, Huỳnh Bá Tuệ Dương, người có cây đàn điện
nhưng sẵng sàng để tôi sử dụng trong ban nhạc nhà trường. Quả là có sự tình cờ,
ngẫu nhiên.
Phải nói cô Vân thương tôi nhất lớp (có lẽ vì vào tuổi đó
tôi là cậu bé dễ thương chăng?). Tháng nào học trò cưng của cô Vân cũng được
Bảng Danh Dự. Bức hình dưới đây là một chú bé mặc áo len cổ lọ, trước ngực áo
có dòng kẻ nhạc, đầu đội mũ berret đen… Chú đứng nghiêm chỉnh khoe Bảng Danh Dự
tại vườn hoa Câu lạc bộ sĩ quan của Ngự lâm quân, số 7 đường Lê Thái Tổ, ngay
cạnh nhà.
Bảng Danh Dự năm lớp 5
Mẹ tôi có một gian hàng bán mũ nỉ, còn gọi là mũ phớt dành
cho nam giới tại chợ Đà Lạt, khi đó chưa có chợ lầu như ngày nay. Chợ cũ bằng
cây, lợp tôn và được xây dựng từ năm
1929 tại vị trí rạp chiếu bóng 3 tháng 4, khu Hòa Bình ngày nay.
Chợ Đà Lạt hiện nay
là ngôi chợ lầu đầu tiên tại Việt Nam với 3 tầng lầu, được khởi công xây dựng
năm 1958 trên một khu đất sình lầy trồng xà lách son (cresson). Chợ do kiến
trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế và nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công. Công
trình xây chợ hòan tất năm 1960 và sau đó được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉnh
sửa.
Buổi sáng tôi theo mẹ ra chợ bằng xe đò Trại Hầm rồi từ khu
Hòa Bình đi bộ đến trường Nam
tiểu học Đà Lạt rất gần. Sau này đổi sang trường tiểu học Đa Nghĩa phải đi bộ
một khoảng khá xa nên phải đem theo ‘gà mên’ đựng cơm để ăn trưa tại trường rồi
tiếp tục học vào buổi chiều.
Đi học tại trường Đa Nghĩa tuy xa nhưng lại có cái thú... ăn
trộm dâu tây ‘tại chỗ’ khi băng qua vườn dâu trên đường đến trường hoặc đi học
về. Chỉ cần liếc thấy trái dâu nào chín đỏ, hơi cúi xuống cho vừa tầm tay là
hái liền, vội vàng bỏ ngay vào miệng. Người ta trồng dâu có khi tưới bằng nước
tiểu pha loãng nhưng chúng tôi cứ thế bỏ vào mồm. Ngon không thể tả được!
Hình làm Thẻ học sinh
Trên đường đi học về từ trường Đa Nghĩa phải đi qua đường
Cầu Quẹo rồi tới rạp xiné Ngọc Hiệp. Bên cạnh rạp xiné có bến xe và một số hàng
quán, nổi bật nhất là quán mì quảng và xe thịt bò khô. Tôi và các bạn vẫn
thường ghé xe thịt bò khô của ông Tàu già. Lúc không có khách, ông dùng cái kéo
to bản, màu đen, cắt vào không khí để tạo tiếng lách cách như một lời rao hàng
mà không phải tốn hơi.
Thịt bò khô của ông đựng trong đĩa nhôm to bằng lòng bàn
tay. Sau khi bỏ nhúm đu đủ bào - không xanh quá nhưng cũng không đến độ chín
vàng - ông dùng kéo cắt những miếng thịt bò khô màu nâu có tẩm đường và các thứ
gia vị khác. Cắt thêm vài lá húng quế, rau răm rồi mới bắt đầu giai đọan chế
hỗn hợp nước cho đĩa thịt bò khô.
Ông có nhiều chai đựng đủ các thứ nước: chai màu trắng là
dấm pha tỏi, chai màu nâu là nước mắm nước tương pha sẵn, chai màu đỏ là tương
ớt... Những thứ nước này được trộn với đu đủ tạo thành một món thật khóai khẩu.
Bao giờ tôi cũng húp hết nước rồi mới đưa cho ông... làm tiếp đĩa thứ hai!
Sau này về Sài Gòn tôi cũng nhiều lần ăn thịt bò khô ở góc
đường Lê Lợi-Pasteur (nơi có nước mía Viễn Đông và phá lấu ghim bằng que tăm)
hoặc công viên Lê Văn Tám (xưa là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi) trên đường Hai Bà
Trưng. Tuy nhiên, không nơi nào có được hương vị thịt bò khô như ở bên hông rạp
Ngọc Hiệp Đà Lạt ngày còn bé. Có lẽ ấn tượng ban đầu lúc nào cũng đáng nhớ.
Quà chợ thì có món càri cay cay, vàng vàng của ông gìa râu
tóc bạc phơ. Không phải là người Ấn Độ nhưng gánh càri của ông có cả thịt gà,
thịt heo, khoai tây mà mỗi lần ra hàng của mẹ ngoài chợ tôi vẫn cảm nhận được
hương vị từ gánh càri của ông. Có lẽ còn ngon hơn cả càri Ấn chính hiệu dù tôi
vẫn chưa một lần được nếm món càri Ấn Độ!
Chủ Nhật gia đình tôi thường xuống phố Hòa Bình ăn trưa tại
tiệm ăn Mỹ Hương có hương vị Bắc hoặc tiệm ăn Tàu trên cùng đường. Tôi còn nhớ,
cả gia đình đi taxi xuống phố chứ không đi xe buýt như ngày thường. Xuống phố -
đúng ra là lên phố - thật vui vì được đi ăn tiệm, được nhìn thiên hạ đi dạo phố
trong những bộ đồ ‘kẻng’ nhất. Tuần nào tôi cũng mong cho chóng đến Chủ Nhật…
Chợ Đà Lạt (A) và Khu Hòa Bình (B)
Ở nhà thì món khóai khẩu của tôi là thịt heo quay mẹ mua ngoài
chợ. Thịt heo quay không ăn ngay mà bỏ vào nồi kho thật nhừ, nhừ đến độ phần
thịt mỡ tan ngay trong miệng, phần da heo cũng mềm nhũn không kém gì ăn miếng
mỡ. Cho tới bây giờ tôi vẫn mê thịt heo quay ninh nhừ… vì đã lớn tuổi, răng cỏ
đã lung lay.
Còn một món nữa, rất bình dân, nhưng không hiểu tại sao ngày
đó tôi lại mê đến như vậy. Rau Đà Lạt thì nhiều vô kể nhưng tôi thích nhất món
bắp sú (bắp cải) thái nhỏ rồi xào với tóp mỡ. Có lần thấy trong bếp mẹ làm món
bắp cải xào tôi đã ứng khẩu một khúc hát chỉ có một câu: Lâu ngày không ăn rau xào, bây giờ ăn thì ngon biết mấy!
Có lẽ khiếu âm nhạc của tôi phát triển từ thời niên thiếu.
Bắt nguồn từ khi anh Lạng, con bác Chánh, ở Sài Gòn lên sống chung với gia đình
trên Đà Lạt. Anh mang theo cây đàn mandoline và rất nhiều bản nhạc của các nhà
xuất bản như Tinh Hoa, Mạnh Phát… trong số đó có bài Trăng mờ bên suối, bài đầu tiên tôi học đàn mandoline.
Anh Lạng được coi như con nuôi trong gia đình, anh gọi bố mẹ
tôi là cậu mợ chứ ít khi gọi là chú thím. Hồi xưa, ngày còn ở ngoài Bắc, anh đi
kháng chiến, khổ quá nên ‘dinh tê’ về Hà Nội và sau đó theo gia đình vào Nam.
Tôi còn nhớ, lúc về Hà Nội, người anh tái mét vì sốt rét, bố tôi cứ trách anh:
“Không có cái dại nào bằng cái dại của
mày, đợi đến lúc thân tàn ma dại mới sáng mắt ra!”
Ở Đà Lạt, mấy anh em ngày nào cũng hát hỏng, đàn địch những
bài của Lê Thương (Hòn vọng phu),
Phạm Duy (Ngày trở về), Dương Thiệu
Tước (Đêm tàn Bến Ngự), Đoàn Chuẩn-Từ
Linh (Gửi gió cho mây ngàn bay), Văn
Cao (Buồn tàn thu)...
Bản nhạc ‘Buồn tàn thu’ của Văn Cao, Tinh Hoa xuất bản
Tôi còn học thổi sáo dọc, rồi sáo ngang và đến khi sang Ban
Mê Thuột, năm Đệ Ngũ tôi có chiếc đàn guitar đầu tiên trong đời. Tôi mày mò tìm
hiểu đàn guitar qua sách Tự học tây ban
cầm của Hòang Bửu. Rồi sau này ‘nâng cấp’, tự học thêm guitar classic qua
sách của Carully soạn riêng cho tây ban cầm. Tôi còn học độc tấu các bài tủ như Letter
à Elise, Romance, La Cumpa Sita… Như vậy là tôi vừa
đàn guitar theo classic lẫn modern. Cái dở của tôi là không thể nào giữ nhịp
cho đều, khi đàn cứ theo hứng chứ ít khi theo nhịp!
Năm Đệ Tứ, tôi còn lạc bước sang lãnh vực sáng tác âm nhạc,
tôi viết một vài bài theo điệu Rumba, Bolero, Tago-habarena đang thịnh hành vào
thời đó. Bài Đêm Noel được đăng trên
phụ trang của báo Ngôn Luận kể lại
tâm trạng của anh chàng hồi tưởng người yêu và những kỷ niệm đẹp trong đêm
Noel:
Đêm
nay đêm Noel
Chuông
nhà thờ vang rền
Bàn
tay em trong tay
Ta
cùng nhau đi lễ...
Đi
trong đêm Noel
Sương
lạnh loang ánh đèn
Bàn
tay em trong tay
Noel
về có hay!
Rồi điệp khúc chuyển tiếp sang những lời van xin, cầu khẩn:
Đêm
Noel quỳ trước thánh giá
Con
kính xin Mẹ từ bi
Cho
nhân gian thôi hết hận sầu bi
Con
van lơn, cầu xin trời cao
Cho
yêu thương vững bền như ánh sao!
Có một bài hát tả cảnh tiễn biệt người yêu trên sân ga theo
kiểu Chuyến tàu hoàng hôn viết theo điệu Rumba-habarena:
Chiều
nay người ra đi
Người
đi lặng lẽ trên toa tầu
...
Đêm
đêm người về trong giấc chiêm bao
Xa
xôi lòng mình vẫn nhớ nhau hòai.
Ở Trung học BMT tôi được bầu làm trưởng ban văn nghệ toàn
trường. Mỗi năm trường tổ chức đại nhạc hội gây quỹ, vé vào cửa do phụ huynh
ủng hộ. Tôi không lên sân khấu hát mà ngồi dưới ban nhạc chơi đàn.
Đến lúc quay trở về Đà Lạt học năm Đệ Nhất tại trung học tại
Trần Hưng Đạo tôi cũng tham gia ban nhạc nhà trường với vai trò tay guitar
solo, đã từng biểu diễn Man of Mystery
của Shadows trên sân khấu Hòa Bình
cùng với tay trống Vĩnh Anh, cũng là dân BMT 'du học' Đà Lạt!
Bước vào thế giới của đàn điện (1964)
Nói cho ngay, ban nhạc trường Trần Hưng Đạo vốn là trường
công lập, nhà nghèo, không thể nào địch lại với ban nhạc trường Adran của các
cha dòng La San với nhạc cụ ‘hiện đại’ như Beatles… Tuy nhiên, trong ban nhạc
học sinh đó đã lancer một người mà sau này trở thành nhạc sĩ kiêm ca sĩ khá nổi
tiếng một thời: Từ Công Phụng.
Phụng người Chàm, gốc Ninh Thuận, lưu lạc lên Trần Hưng Đạo
học năm Đệ Nhất. Anh chàng tham gia văn nghệ nhà trường với vai trò ca sĩ.
Phụng khi đó đã soạn một vài bài như Mùa
thu mây ngàn, Bây giờ tháng mấy…
nhưng vốn tính e lệ, không dám hát nhạc của mình trên sân khấu. Chúng tôi ‘xúi
bậy’… cứ lên hát đại, sợ gì?
Hai bản nhạc Phụng hát trong buổi ca nhạc liên trường trên
sân khấu rạp Hòa Bình thành công ngoài sức mong đợi. Đài phát thanh Đà Lạt còn
ghi âm để phát lại trên radio và nền âm nhạc Việt Nam sau này thêm một nhạc sĩ được
giới trẻ ưa chuộng.
Từ Công Phụng giờ này đang phải chống chọi với căn bệnh ung
thư tại Mỹ. Những người bạn Đà Lạt ngày xưa xin chúc anh nhiều nghị lực để
chiến thắng bệnh tật như anh đã từng chiến thắng sự rụt rè ngày nào trên sân
khấu Hòa Bình.
***
(Trích Hồi Ức Một Đời
Người – Chương 4: Thời niên thiếu)
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***
10 Comments on Multiply
conghuy wrote on
Oct 25, '10, edited on Oct 25, '10
Đọc bài viết của chú,cảm thấy buồn quá. Cháu sinh ra và lớn
lên ở SG, nhưng nơi cháu yêu quý nhất lại là ĐL. Nhưng cái thành phố ĐL thơ
mộng của chú đã bị những bộ óc thông minh nhất hành tinh tiêu diệt rồi chú à. Hơn
15 năm nay cháu vì bận cũng k lên ĐL. Mới năm ngoái nhớ quá, xếp lại tất cả để
đi thăm thì... hỡi ôi... cháu chỉ dám ở 1 ngày rồi vội vã ra về... cháu đã khâm
liệm ĐL bằng bài thơ này, giờ xin tặng chú...
BƯỚC ĐÊM NGOÀI PHỐ
Đà
Lạt đường khuya... vàng ánh đèn
Tôi từng bước lạ... phố không quen
Trời đêm co lạnh... đông đem gió
Rãi rã rời... trên mặt phố nghiêng
Tôi từng bước lạ... phố không quen
Trời đêm co lạnh... đông đem gió
Rãi rã rời... trên mặt phố nghiêng
Đà
Lạt giờ đây... chừ rất lạ
Tôi tìm quay quắt... bóng tôi xưa
Dốc mơ ngày ấy hoa quỳ nở
Vàng rỡ... bên đường tôi đón đưa
Đà Lạt giờ đây... son phấn quá
Bê tông che khuất những đồi thông
Nhớ ơi là nhớ... lời thông hát
Bảng lảng sương mù che mái cong
Đà Lạt giờ đây... chừ rất lạ
Tôi lần... hiu hắt... những ngày thơ
Có em xõa tóc ngồi đan áo
Cho anh sưởi ấm lúc giao mùa
Đà Lạt giờ đây... không có em
Tôi đi... ngơ ngác... phố hoa đèn
Buồn theo sương rụng, len vào tóc
Rượu kịp đem sầu... pha trong men
Đà Lạt giờ đây... xa lạ thế
Tôi thờ thẩn đến... hững hờ đi
Sao em chẳng nói câu gì
Để tôi lặng... giữa trời khuya lạnh lùng…
Tôi tìm quay quắt... bóng tôi xưa
Dốc mơ ngày ấy hoa quỳ nở
Vàng rỡ... bên đường tôi đón đưa
Đà Lạt giờ đây... son phấn quá
Bê tông che khuất những đồi thông
Nhớ ơi là nhớ... lời thông hát
Bảng lảng sương mù che mái cong
Đà Lạt giờ đây... chừ rất lạ
Tôi lần... hiu hắt... những ngày thơ
Có em xõa tóc ngồi đan áo
Cho anh sưởi ấm lúc giao mùa
Đà Lạt giờ đây... không có em
Tôi đi... ngơ ngác... phố hoa đèn
Buồn theo sương rụng, len vào tóc
Rượu kịp đem sầu... pha trong men
Đà Lạt giờ đây... xa lạ thế
Tôi thờ thẩn đến... hững hờ đi
Sao em chẳng nói câu gì
Để tôi lặng... giữa trời khuya lạnh lùng…
nguyenngocchinh
wrote on Oct 25, '10
Hồi xưa trên Đà Lạt tôi cũng đã ti toe làm vài vần lục bát
trong một buổi chiều lang thang trên Hòa Bình. Thơ rằng:
Tôi đi giữa phố đông người
Bước chân thu nhỏ cho chiều dừng đây
Khẳng khiu đôi ống chân gầy
Kéo lê hè phố gót giầy thời gian
conghuy wrote on
Oct 25, '10
cháu cầu mong cho chú Phụng được bình an...
huynhtran wrote
on Oct 25, '10
Đọc lại hồi ức của anh, thật đáng nhớ anh ạ!
Thấy anh cầm bảng DD mà M cũng muốn khoe ghê, vì M cũng thế, không chỉ được một năm mà được cả một quá trình học.
Nhưng ngẫm lại đời mình chỉ là một chữ không 空 !
Thấy anh cầm bảng DD mà M cũng muốn khoe ghê, vì M cũng thế, không chỉ được một năm mà được cả một quá trình học.
Nhưng ngẫm lại đời mình chỉ là một chữ không 空 !
caibang9 wrote on
Oct 25, '10
NNChính quả là đa tài ! Bái phục !
thahuong82
wrote on Oct 26, '10
Anh Chinh!
Đọc những trang hồi ký của anh cảm thấy vui buồn lẩn lộn. Vui vì được xem lại những hình ảnh những địa danh một thời mình đã trải qua BMT, cũng như ĐL, buồn man mác vì "cảnh cũ người xưa còn đâu tá?"
Đà Lạt tôi cũng đã sống qua một thời gian (70-75). Tôi làm việc tại đó nhưng cũng thường về nhà ông chú ở đường Lê Thái Tổ góc ngã 3 đường đi Trại Hầm (bến xe Trại Hầm cách nhà cở 100m) nhà tôi ở mặt sau là nhà của con gái Đoàn Châu Mậu tài tử và ông bà Chữ Bá Anh Hiệu trưởng một trường tư thục ở ĐL, không biết con đường song song với Lê thái Tổ là đường gì tôi quên mất. Ông Đáp nghe tên hình như là có quen với ông chú tôi làm kiểm lâm ở đó.
Tôi thấy giữa anh và tôi có một mẩu số chung, tuy tử số không thể bằng anh được.
Lúc còn học trung học ở Huế cũng có làm thơ, cũng lâp nhóm thơ Mây Ngàn, Sương Khuya nhưng lúc đó thơ tôi chỉ là thơ con cóc mục đích chỉ làm để cua cho được một O nử sinh Đồng Khánh trong nhóm thôi, đàn hát cũng có nhưng tôi hát chắc ai cũng bịt tai chỉ có người yêu họặc mấy cô học trò khen hay cho khỏi buồn lòng thầy. Về học hành thì tôi thua anh xa chưa có khi nào được bảng danh dự vì chơi nhiều hơn học, nhưng có cái thi gì cũng đậu, khó nhất là thi đệ thất để vào trường QH vì như anh đã biết học sinh ở Huế đi thi cả chục ngàn nhưng chỉ lấy hơn trăm đứa và mảnh bằng khó thứ hai là tú tài 1
vì "rớt tú tài anh đi trung sĩ" nhưng nhờ Trời chó ngáp phải ruồi cũng xuông xẽ thông qua.
Bây giờ nhìn lại mình tuổi đã xanh rêu, hòang hôn đã về và sắp đến, anh cho đọc, xem lại những đọan phim của qúa khứ âu cũng là niềm vui.
Cám ơn anh nhiều
Đọc những trang hồi ký của anh cảm thấy vui buồn lẩn lộn. Vui vì được xem lại những hình ảnh những địa danh một thời mình đã trải qua BMT, cũng như ĐL, buồn man mác vì "cảnh cũ người xưa còn đâu tá?"
Đà Lạt tôi cũng đã sống qua một thời gian (70-75). Tôi làm việc tại đó nhưng cũng thường về nhà ông chú ở đường Lê Thái Tổ góc ngã 3 đường đi Trại Hầm (bến xe Trại Hầm cách nhà cở 100m) nhà tôi ở mặt sau là nhà của con gái Đoàn Châu Mậu tài tử và ông bà Chữ Bá Anh Hiệu trưởng một trường tư thục ở ĐL, không biết con đường song song với Lê thái Tổ là đường gì tôi quên mất. Ông Đáp nghe tên hình như là có quen với ông chú tôi làm kiểm lâm ở đó.
Tôi thấy giữa anh và tôi có một mẩu số chung, tuy tử số không thể bằng anh được.
Lúc còn học trung học ở Huế cũng có làm thơ, cũng lâp nhóm thơ Mây Ngàn, Sương Khuya nhưng lúc đó thơ tôi chỉ là thơ con cóc mục đích chỉ làm để cua cho được một O nử sinh Đồng Khánh trong nhóm thôi, đàn hát cũng có nhưng tôi hát chắc ai cũng bịt tai chỉ có người yêu họặc mấy cô học trò khen hay cho khỏi buồn lòng thầy. Về học hành thì tôi thua anh xa chưa có khi nào được bảng danh dự vì chơi nhiều hơn học, nhưng có cái thi gì cũng đậu, khó nhất là thi đệ thất để vào trường QH vì như anh đã biết học sinh ở Huế đi thi cả chục ngàn nhưng chỉ lấy hơn trăm đứa và mảnh bằng khó thứ hai là tú tài 1
vì "rớt tú tài anh đi trung sĩ" nhưng nhờ Trời chó ngáp phải ruồi cũng xuông xẽ thông qua.
Bây giờ nhìn lại mình tuổi đã xanh rêu, hòang hôn đã về và sắp đến, anh cho đọc, xem lại những đọan phim của qúa khứ âu cũng là niềm vui.
Cám ơn anh nhiều
nguyenngocchinh
wrote on Oct 26, '10
thahuong82 said
“Tôi thấy giữa anh và tôi có một
mẩu số chung”
Quả thật tôi cũng thấy giữa anh và tôi có một mẫu số
chung... Từ BMT tới ĐL... tôi lại có bà xã người miền Sông Hương Núi Ngự... Quá
nhiều trùng hợp ngẫu nhiên để trở thành... tri kỷ !!!
nguoigiaonline
wrote on Oct 26, '10
Đền đi, anh khiến tôi nhớ da diết rồi đây!
thahuong82
wrote on Oct 27, '10
''CHIỀU XUỐNG QUÊ NHÀ ĐÂU ĐÓ TÁ''
''BÊN SÔNG KHÓI TỎA NẢO LÒNG AI"
(Thôi Hiệu)
Tôi vừa gởi cho anh xem Hồ Xuân Hương hôm nay nhưng Yahoo không chuyển với email add. trên. Nếu kô có gì trở ngại anh cho tôi đia chỉ riêng tôi sẽ FW cho anh xem hình ảnh tang thương của HXH bây giờ.
''BÊN SÔNG KHÓI TỎA NẢO LÒNG AI"
(Thôi Hiệu)
Tôi vừa gởi cho anh xem Hồ Xuân Hương hôm nay nhưng Yahoo không chuyển với email add. trên. Nếu kô có gì trở ngại anh cho tôi đia chỉ riêng tôi sẽ FW cho anh xem hình ảnh tang thương của HXH bây giờ.
Hi, I do think this is an excellent blog. I stumbledupon it
Trả lờiXóa;) I may revisit once again since I book marked it. Money
and freedom is the best way to change, may you be rich and continue to help others.
Feel free to surf to my website: commitment quotes
What's Taking place i'm new to this, I stumbled upon this I have discovered It positively useful and it has aided me out
Trả lờiXóaloads. I am hoping to contribute & assist different users like its aided
me. Good job.
Here is my webpage; self esteem quotes
Thanks for your marvelous posting! I certainly enjoyed reading it, you may be a great author.
Trả lờiXóaI will be sure to bookmark your blog and will come back later on.
I want to encourage one to continue your great posts, have
a nice evening!
Look at my blog post :: frida kahlo quotes