Đồng tiền nối liền
khúc ruột cho nên mọi sự thay đổi về tiền tệ từ phía chính quyền trong bất
kỳ thời kỳ nào cũng có ảnh hưởng sâu đậm đến người dân sống trong tầm chi phối
của nhà cầm quyền đó. Tính từ năm 1975, lịch sử Việt Nam đã có đến 3 lần đổi tiền với
cột mốc là các năm 1975, 1978 và 1985.
Vào thời điểm cuối tháng 4/1975, lượng tiền mặt tại miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành
và lưu trữ trong ngân khố VNCH được tính khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương
hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị
trường niền Nam
vào lúc đó chiếm khoảng 615 tỷ đồng.
Tại Sài Gòn, ngay chiều 30/4/1975, hầu hết các Ngân hàng của
VNCH ở khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn đều đã được niêm phong, bộ đội tiếp
quản toàn bộ kho tiền và các ngân hàng. Sáng 1/5, Uỷ Ban Quân quản của Chính
phủ Cách mạng Lâm thời ra lệnh quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống ngân hàng cũ.
Mặt trước giấy bạc 100đ, phát hành tại miền Nam năm 1955
Mặt sau giấy bạc 100đ, phát hành tại miền Nam năm 1955
Tại miền Nam ,
từ năm 1953, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã lưu hành đồng tiền được sử
dụng trên toàn cõi Việt Nam Cộng hòa. Đặc điểm dễ nhận nhất của các loại tiền
giấy phát hành tại miền Nam trước năm 1975 là trên đồng tiền luôn luôn có câu “Hình luật phạt khổ sai những kẻ nào làm giả
mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát ra”.
Trên các giấy bạc còn có 2 chữ ký của Tổng kiểm tra và Thủ quỹ
Trung ương. Đến năm 1968, đổi là chữ ký của Tổng kiểm soát và Giám đốc Sở
phát hành; đến năm 1970, đổi sang chữ ký của Tổng kiểm soát và Thống đốc;
năm 1971 đổi là chữ ký của Một quản trị viên và Giám đốc Phát hành.
Trong năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam in giấy bạc
5.000 và 10.000 đồng với chữ ký của Tổng kiểm soát và Thống đốc. Tuy nhiên, 2 loại giấy bạc này chưa được phát hành trên
thị trường thì đã đến ngày miền Nam
thất thủ.
Mặt trước giấy bạc 5.000 đồng của VNCH
in năm 1975 nhưng chưa kịp
phát hành
Mặt sau giấy bạc 5.000 đồng của VNCH
in năm 1975 nhưng chưa kịp
phát hành
Mặt trước giấy bạc 10.000 đồng của VNCH
in năm 1975 nhưng chưa kịp
phát hành
Mặt sau giấy bạc 10.000 đồng của VNCH
in năm 1975 nhưng chưa kịp
phát hành
Sau khi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ hoàn toàn và được
thay thế bằng chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, qua danh nghĩa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền
Nam Việt Nam, đã tổ chức đổi tiền trên qui mô toàn miền Nam để đưa đồng
tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền ‘giải
phóng’). Tiền này được sử dụng tại miền Nam cho đến khi đổi tiền năm 1978
nhằm thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc.
Ngày 6/6/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời đã ra Nghị định
số 04/PCT-75 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương
làm Thống đốc. Thông qua danh nghĩa là cơ quan đại diện chính thức của Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam, ngân hàng này thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng
VNCH trong các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân
hàng Phát triển Á châu (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Cũng chiếu theo Nghị định 04, đến ngày 22/9/1975 thì tiền
VNCH có mệnh giá trên 50 đồng bị cấm lưu hành tại miền Nam và phải đổi sang
tiền mới của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tiền mới được in tại Tiệp Khắc từ
năm 1966 (!), không mang chữ ký, gồm 8 mệnh giá: 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2
đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Tỉ giá hối đoái vào thời điểm ban hành Nghị
định 04 là 1 USD tương đương với 1,51đ Cộng hòa Miền Nam .
Điều đáng nói là giá trị chuyển đổi của đồng tiền mới không
thống nhất về mặt địa lý mà thay đổi theo từng vùng theo Nghị định 04:
- Từ Quảng Nam ,
Đà Nẵng trở xuống miền Nam ,
giá trị tiền đổi được tính theo tỉ lệ 500đ VNCH tương đương với 1đ tiền mới.
- Từ Thừa Thiên Huế trở lên miền Bắc, tỉ lệ đổi tiền là
1.000đ VNCH tương đương với 3đ tiền mới.
Việc thu đổi tiền VNCH được bắt đầu lúc 6g sáng ngày
22/9/1975 và chấm dứt vào lúc 6g chiều cùng ngày tại Sài Gòn. Riêng tại các
tỉnh xa xôi thuộc phía Nam ,
việc đổi tiền có hạn chót là ngày 30/9/1975. Định mức đổi tối đa không quá
100.000đ tiền VNCH cho nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình; các hộ kinh doanh
được phép đổi từ 200.000đ đến 1.000.000đ tiền VNCH sang tiền mới.
Đối với người dân miền Nam, việc đổi tiền năm 1975 là cú xốc
đầu tiên mà chính quyền mới dành cho vùng đất. Còn đang bàng hoàng trước những
thay đổi về thể chế chính trị từ ngày 30/4/1975, chỉ chưa đầy 2 tháng sau là
một sự kiện kinh tế-tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày
tại miền Nam .
Xét về mặt quản lý kinh tế-tài chính, việc đổi tiền là một
điều tất yếu đối với một đất nước vừa được thống nhất trong đó lưu hành 2 thứ
tiền: tiền VNCH và tiền miền Bắc. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đó như
thế nào là cả một vấn nạn đáng mổ xẻ. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và cho đến
bây giờ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Người dân miền Nam chỉ thấy
sau khi Nghị định 04 được ban hành, túi tiền của họ bỗng trở nên teo tóp một
cách đáng kể.
Giấy bạc miền Bắc, phát hành năm 1965
(Có in cả chữ Hán)
Giấy bạc miền Bắc, phát hành năm 1973
===
Cuộc đổi tiền lần thứ hai được diễn ra vào năm 1978. Ngoài
mục đích thống nhất tiền tệ giữa hai miền Nam Bắc, đổi tiền lần thứ hai được
coi là một trong những phương thức tiến hành cuộc cải tạo công thương nghiệp ở
miền Nam Việt Nam .
Với quyết tâm xóa bỏ hình thức kinh tế tư bản hiện hữu tại miền Nam ,
chính quyền mới đã thực thi mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cả nước.
Theo nghị quyết khóa III, nhà nước chủ trương xóa bỏ tư sản
mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp
tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.
Đổi tiền là một bước trong quá trình đó. Hiện tượng này trong quá khứ đã từng
được thực hiện một cách bất ngờ ở các nước cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên nhằm tịch thu tài sản và giảm thiểu nền kinh tế chợ đen.
Theo Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ mang số 88 CP, ký ngày
25/4/1978 thì lệnh đổi tiền được giữ kín cho đến ngày 3/5/1978 là thời điểm
công bố trên toàn quốc. Sắc lệnh quy định tiền tệ cũ của cả hai miền Nam Bắc bị
cấm lưu hành, những ai sở hữu tiền cũ thì phải đem đổi lấy tiền mới.
Ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ, loại tiền
này được phát hành từ năm 1958. Riêng ở trong Nam , một đồng mới đổi được 0,80
đồng cũ (8 hào) phát hành năm 1975 qua đợt đổi tiền lần thứ nhất.
Dân thị thành được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
200 đồng cho mỗi hộ 2 người; hộ trên 2 người thì từ người thứ 3 trở đi được đổi
50 đồng/người. Hạn mức tối đa cho các hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng
mỗi hộ.
Dân vùng quê được phép đổi theo hạn ngạch 100 đồng cho mỗi
hộ 2 người (50 đồng mỗi người); hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi
30 đồng/người. Tối đa cho mọi hộ vùng quê, bất kể số người, là 300 đồng.
Số tiền sở hữu trên mức tối đa phải khai báo và ký thác vào
ngân hàng. Khi cần dùng thì tiền đó có thể rút ra nếu… có lý do chính đáng. Một
điều kiện nữa là người dân phải chứng minh rằng số tiền trên mức tối đa là tiền
kiếm được bằng ‘lao động cá nhân’ chân chính chứ không phải tiền trục lợi qua
lao động của người khác.
Cũng như lần đổi tiền năm 1975, cuộc đổi tiền năm 1978 đã
phá giá đồng tiền của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đang lưu hành tại miền Nam.
Tuy nhiên, tại miền Bắc, giá trị của đồng tiền vẫn giữ nguyên.
Tại miền Nam, dù đã qua một lần đổi tiền vào năm 1975 nhưng
đa số người dân vẫn bị bất ngờ vì lệnh đổi tiền lập lại 3 năm sau đó. Chính
sách đổi tiền lần này chủ yếu nhắm vào giới tư sản miền Nam, nhưng trên thực
tế, cuộc sống của mọi người, nhất là những người sinh sống tại miền Nam, đều bị
ảnh hưởng.
Năm 1978 nhà nước vẫn duy trì chính sách quản lý người dân
bằng hộ khẩu, nói một cách khác, hộ khẩu kiểm soát lương thực qua chế độ tem
phiếu. Đến khi đổi tiền, hộ khẩu quyết định tiêu chuẩn định mức tiền được đổi
nên bi thảm nhất là những gia đình bỏ về từ những vùng kinh tế mới. Họ không
còn hộ khẩu tại thành phố nên cũng không đủ tiêu chuẩn để đổi tiền, cuộc sống
hàng ngày vốn đã khốn khổ phải tạm trú nơi mái hiên, gầm cầu đến lúc đổi tiền
lại không có giấy tờ hợp pháp.
Vào thời điểm 1978, mức sống của dân miền Nam vẫn còn cao hơn miền Bắc nên tỷ
lệ sở hữu tiền tiết kiệm của từng gia đình tại Sài Gòn, nói chung, vẫn cao hơn
tại Hà Nội. Biện pháp ‘đổi tiền có giới hạn’ chính là một hình thức ‘cào bằng’
giữa hai miền. Tuy nhiên, đa số người miền Nam vẫn có thói quen mua vàng hoặc
đô la thay vì giữ tiền mặt dù việc mua bán vàng và ngoại tệ vẫn bị nhà nước
nghiêm cấm vào thời điểm đó.
Số lượng vàng còn lại tại miền Nam
sau 1975 vẫn còn là một ẩn số nhưng qua các vụ vượt biên người ta có thể nói
‘tiềm lực vàng’ của người miền Nam
vẫn còn rất mạnh. Trung bình một người vượt biên phải trả cho chủ tầu khoảng 3
‘cây’ (một danh từ phổ biến để chỉ 1 lạng vàng), nếu làm một con tính nhẩm với
gần nửa triệu người đến được bến bờ tự do hoặc bỏ thây ngoài biển cả ta sẽ thấy
một số vàng khổng lồ có trị giá hàng tỷ Mỹ kim mà người miền Nam đã đổ vào các
cuộc vượt biên. Có người còn vượt biên nhiều lần, điều này chứng tỏ ‘tiềm lực
vàng’ của người dân miền Nam
là rất lớn.
Sự kiện ‘nạn kiều’ của người Việt gốc Hoa ra đi bán chính
thức bằng đường bộ và đường thủy năm 1979 với giá trên 10 cây vàng một đầu
người cũng là một minh chứng việc ‘đánh tư sản’ không đạt được kết quả như mong
muốn. Trong Chợ Lớn không thiếu gì những trường hợp người buôn bán nhỏ lẻ, thậm
chí hành nghề ve chai, bán dạo vẫn có vàng để trả cho các chuyến vượt biên bán
chính thức.
Giấy bạc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Phát hành năm 1984)
===
Lần đổi tiền thứ ba diễn ra vào ngày 14/9/1985 với việc phát hành tiền mới có mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng. Như vậy,
trong vòng 10 năm (1975-1985) Việt Nam đã có ba lần đổi tiền. Điểm nổi
bật của lần đổi tiền năm 1985 là 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới.
Người dân bình thường nhận thấy tiền của họ khi đổi sang tiền mới chỉ cần bớt
một con số không. Chẳng hạn, một tô phở trước khi đổi tiền có giá 1.000đ nay
chỉ còn 100đ tiền mới.
Tuy nhiên, đối với những chuyên gia kinh tế, thực tế phức
tạp hơn những gì người bình thường suy nghĩ. Cuộc đổi tiền năm 1985 đã khiến
đồng tiền lưu hành tại Việt Nam vào thời điểm đó bị giảm đi 10% trong khi đồng
Việt Nam vẫn chưa ‘có khả năng chuyển đổi’ (transferable) trên thị trường hối
đoái quốc tế. Đồng tiền Việt Nam
vẫn là tiền ‘có khả năng tự do chuyển đổi
thấp’, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế.
Giấy bạc mệnh giá 500 đồng được phát hành năm 1987
Tháng 11/2009, Chính phủ Việt Nam
quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam , đồng thời tăng lãi suất lên
8%. Chính sách này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài
chính Châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị
trường Âu Mỹ.
Ngày 11/2/2010, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng
giữa tiền đồng Việt Nam
và đôla Mỹ, qua đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng. Nếu so với mức tỷ giá 17.941
đồng một ngày trước đó, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá 3,4% so với đôla
Mỹ. Ngày 28/2/2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng.
Ngày 18/08/2010 Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544
đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng). Ngày 11/02/2011
Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa
USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp
biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/- 3% xuống còn +/-
1%. Tuy nhiên, đến ngày 19/02/2011 tỷ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300
đồng.
Những diễn biến vừa nêu trên cho thấy sự bất ổn của đồng
tiền Việt Nam .
Đồng tiền hiện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam có mệnh giá cao nhất là
500.000 đồng, nhiều người nghĩ một ngày nào đó sẽ xuất hiện tờ giấy bạc
1.000.000 đồng nhưng không ai nghĩ Việt Nam sẽ soán ngôi ‘đơn vị tiền tệ thấp
giá nhất’ của Zimbabwe với mệnh giá 100 nghìn tỷ đô la.
Kỷ lục thế giới: giấy bạc 100 nghìn tỷ đô la của Zimbabwe
Về phần những người bi quan, họ lại nghĩ ngay đến cuộc đổi
tiền lần thứ 4 tại Việt Nam
trong tương lai!
***
(Trích Hồi Ức Một Đời
Người, Chương 6 – Thời điêu linh)
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***
6 Comments on Multiply
penseedl wrote on
May 28, '11
Hồi ký kỳ này đọc "buồn nẫu ruột" anh Chính à!.
penseedl wrote on
May 28, '11
nguyenngocchinh
said “Về phần những người bi quan,
họ lại nghĩ ngay đến cuộc đổi tiền lần thứ 4 tại Việt Nam trong tương lai!”
Không bi quan sao được khi mà mọi thứ giá cả đều tăng chóng
mặt vì đồng tiền VN mất giá... !
penseedl wrote on
May 28, '11, edited on May 28, '11
nguyenngocchinh
said “Theo nghị quyết khóa III, nhà
nước chủ trương xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản
dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ
công nghiệp và thương nghiệp nhỏ”
Nên dùng 2 chữ "Áp dụng XHCN..." thay vì "Cải
tạo XHCN..." cho chính xác hơn anh chính hỉ?.
nguyenngocchinh
wrote on May 28, '11
penseedl said “Nên dùng 2 chữ "Áp dụng
XHCN..." thay vì "Cải tạo XHCN..." cho chính xác hơn anh chính
hỉ ?.”
'Cải tạo xã hội chủ nghĩa' là thuật ngữ thường dùng trong
các văn kiện của chính quyền với hàm ý 'cải tạo theo đường hướng xã hội chủ
nghĩa...'. Lẽ ra tôi nên để 'cải tạo xã hội chủ nghĩa...' trong ngoặc đơn để
người đọc hiểu là cụm từ này không phải là chữ của tác giả. Xin cám ơn góp ý
của Pensee.
duongkhue wrote
on Jun 1, '11, edited on Jun 1, '11
12 số 0 là ức anh ạ, không phải tỷ!
nguyenngocchinh
wrote on Jun 1, '11
Thanks Dương Khuê, I've made some corrections.
Trillion là 'nghìn tỷ' (ức), một con số quá lớn với 12 số 0.
Còn về việc hình ảnh tờ giấy bạc 100 'nghìn tỷ' đô la củaZimbabwe tôi sưu tầm trên Flickr:
http://www.flickr.com/photos/cedric_indra/3380643808/
Trillion là 'nghìn tỷ' (ức), một con số quá lớn với 12 số 0.
Còn về việc hình ảnh tờ giấy bạc 100 'nghìn tỷ' đô la của
http://www.flickr.com/photos/cedric_indra/3380643808/
Thưa anh Lần đổi tiền thứ 3 là ngày 14/9/1985 chứ không phải 04/9.Tôi nhớ vì tôi có đứa con sinh đúng vào ngày đó, khi đó tôi phải mua cho vợ một ly sữa nước sôi giá 300 đồng tại cổng BV TỪ Dũ. Xin anh sửa lại cho đúng
Trả lờiXóaCác bạn không nên quan tâm những chuyện sai sót nhỏ, nếu có, trong bài viết của tác giả; cái quan trọng mà tác giả đã viết trên trang hồi ức là csVN sẽ đổi tiền lần 4. Tác giả đã dựa trên việc QHcsVN đề xuất theo ý kiến nhân dân đóng góp tu chính HP/92 là thay tên nước CHXHCNVN bằng cụm từ VNDCCH có từ năm 1945 để cho rằng đó là cách giáo đầu dẫn đến in mẫu đồng tiền mới, và việc đổi tiền là có thể xảy ra. Nhưng theo một só người thì đổi tiền chỉ là "Diện", còn "Điểm" ở đây chính là "điều 4 HP/92". Nguyên nhân là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo mọi mặt của đất nước và nhân dân, nên phải bảo vệ, củng cố và kiện toàn cơ cấu của đảng cộng sản, làm cho đảng vững mạnh và tồn tại lâu dài, cái mà người cs gọi là xây dựng thành công CNXH, tiến lên CNCS và cứu cánh là CXNĐĐ - mặc dù đó chỉ là ảo tưởng nhằm bám giữ quyền hành để trục lợi - Quá trình thực hiện con đường trên đây, đảng cs đã có chủ trương ngay từ khởi thủy là "Đấu tranh giai cấp để hình thành và bảo vệ chuyên chính vô sản, một cốt lõi của CNCS. Trong "Đấu tranh giai cấp" tất phải có "Cải tạo XHCN", cụm từ nầy là của cộng sản đã dùng và vẫn còn lưu giữ. ĐỔI TIỀN LÀ MỘT TRONG NHỮNG BIỆN PHÁP DỄ VÀ NHANH GỌN để triệt hạ giai cấp "bóc lột" (cách nói của cs). Vì vậy, chừng nào còn "điều 4 Hiến Pháp là csVN còn đổi tiền, v/đ là thời gian mà thôi! Cám ơn tác giả đã có bài viết ý nghĩa để nhắc nhở đồng bào ở trong nước.
Trả lờiXóaXin phép anh Chính cho tôi đăng lại loạt bài "Góp nhặt Buồn Vui thời điệu linh" ở: https://nuocnha.blogspot.com
Trả lờiXóaCảm ơn anh trước.