Hơn
1,5 tỷ người trên thế giới nói và hiểu được tiếng Anh nhưng trong số đó chỉ có
khoảng 400 triệu người thực sự là “người
bản xứ nói tiếng Anh” (native English speakers).
Những con số vừa đề cập đã nói lên tầm quan trọng của tiếng Anh nhưng cũng có một thực tế, không biết nên buồn hay vui, vì tiếng Anh ngày nay lại chia nhiều “trường phái”:
(1)
tiếng Anh của người Anh tại nước Anh (British English), nơi xuất xứ tiếng Anh;
(2)
tiếng Anh của người Mỹ, gốc di dân từ Anh sang Châu Mỹ (American English);
(3)
tiếng Anh của người Úc cũng là di dân từ Anh sang Úc châu (Australian English)…
Chưa
hết, sau này lại phát sinh thêm “Indian
English” (từ Ấn Độ), “Singaporean
English” (từ Singapore)… là tiếng Anh giao tiếp của người các nước cựu thuộc
địa của Anh với ”Native Speakers of
English”.
Ôi, quả thật là rắc rồi về vấn đề ngôn ngữ đối với các nhà ngôn ngữ học chứ chưa nói gì đến những người bình thường như tôi và các bạn!
Hồi còn học trung học ở Ban Mê Thuột, tôi có may mắn quen biết một số “thanh niên chí nguyện” người Mỹ đến Việt Nam theo chương trình “International Volunteer Service - IVS”. Họ tình nguyện đến xứ ta để hỗ trợ dân chúng thuộc nhiều lãnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp…
Tiếp xúc với họ qua một giáo sư Anh văn dạy tại trường (trước đây ông cũng là thanh niên chí nguyện) nên một số học sinh chúng tôi được giới thiệu với IVS, mục đích chính là để “thực tập” tiếng Anh. Cũng vì thế tiếng Anh của học sinh chúng tôi có âm hưởng “American English”.
Cũng nhờ tiếng Anh, tôi đã may mắn được tuyển thẳng từ Thủ Đức về dạy tại trường Sinh ngữ Quân đội và sau đó lại có dịp đi tu nghiệp tại Viện Ngữ Học Quốc phòng (Defense Language Institute) ở căn cứ Lackland, San Antonio, Texas, năm 1971 và 1973..
Chương
trình học của chúng tôi chú trọng đến những phương pháp dạy tiếng Anh gồm cách
dạy văn phạm, từ ngữ, đàm thoại và phương pháp dạy cách phát âm tiếng Anh, đó
là môn tôi thích nhất vì hoàn toàn mới lạ, chưa được học tại Việt Nam.
Đó cũng là lý do cho đến lúc này tôi vẫn còn giữ cuốn “A Pronoumcing Dictionary of American English” của Tiến sĩ John Samuel Kenyon và Thomas Albert Knott, mua tại Texas, hồi tháng 8 năm 1973.
Sách
dày 484 trang, xuất bản lần đầu năm 1948 dưới dạng một cuốn tự điển, trong đó chú
trọng đến cách phát âm những từ ngữ thông dụng và dùng cách Phiên âm Quốc tế IPA (International
Phonetic Association).
Bắt
đầu với phần Giới Thiệu (Preface) rất
dài về các vấn đề chính liên quan đến phát âm rồi sau đó mới đi vào phần phát
âm các từ nhưng không giải nghĩa từ như các tự điển thông thường.
Phải
thừa nhận, có được duyên may sở hữu một cuốn tự điển chuyên sâu về phát âm các từ ngữ đối với tôi, một người dạy tiếng
Anh cho những người “không phải là Native
Speakers”, đúng là hữu ich.
Bài
viết này không có tham vọng đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ mà chỉ chú trọng đến
cách phát âm tiếng Anh của người Mỹ. Một nghiên cứu cho thấy, ngay cả người bản
xứ cũng gặp “rắc rối về phát âm” khi
giao tiếp, nhất là việc dùng những từ nước ngoài mới được bổ xung vào kho từ vựng
của họ.
Người ta thường nói tiếng Anh là một “melting pot”, sẵn sàng nhận những từ ngữ của nước ngoài, nhất là từ Châu Âu, để “làm giàu” cho ngôn ngữ của mình.
Chẳng hạn như “Bon Appetit” trong tiếng Pháp khi ta chúc ai đó ăn ngon miệng. Người Mỹ khi phát âm chữ “bon” nhưng không chú ý đến chữ đi sau là “appeti”, một từ bắt đầu bằng một nguyên âm.Cũng vì thế chữ “n” trong “bon” lẽ ra phải biến thành âm “a” và chữ “t” trong “appetit” phải là một âm câm. Như vậy, “Bon Appetit” sẽ được đọc cho đúng cách là “bo-nap-e-tea.”!
“Gauge” là một từ chỉ sự đo lường hay đơn giản là một thiết bị dùng để thực hiện các phép đo hoặc hiển thị thông tin. Đa số người Mỹ đọc là “gauj” nhưng chính xác phải là “gayj”, cũng tương tự như khi đọc “cage” là "kayj"!
“Hyperbole” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, với ý nghĩa là cường điệu hoặc việc sử dụng cường điệu như một công cụ hoặc hình ảnh của lời nói. Từ này phải đọc là “hy-per-ba-lee” chứ không phải “hyper-BO-lee” theo một số người vẫn phát âm.
Điều khôi hài là danh từ “pronunciation” (cách phát âm, cách đọc của một từ, một ngôn ngữ hay cách phát âm của một người) lại nằm trong số những từ thường bị đọc sai! Cũng chỉ vì người ta đa số nhầm lẫn với động từ “pronounce”. Cách đọc đúng nhất của “pronunciation” là “pro-nun-see-a-shun” chứ không phải là “pro-noun-see-a-shun”.
Những thí dụ đã dẫn ở trên một lần nữa chứng tỏ “người bản xứ nói tiếng Anh” cũng mắc nhiều lỗi khi phát âm sai chứ không nói gì đến người nước ngoài nói tiếng Anh tại Mỹ.
Thế cho nên, cuốn tự điển phát âm “A Pronoumcing Dictionary of American English” của Kenyon & Knott là người bạn thân thiết với chúng ta, những người nói tiếng Anh như một “ngôn ngữ thứ hai”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét