Huy Đức có đủ “dũng khí” để trở về Việt Nam sau khi học bổng
Nieman Fellowship tại Đại học Havard (Boston) chấm dứt vào năm 2013? Câu trả
lời hãy còn bỏ ngỏ.
Cuộc hành trình hồi hương với tác phẩm Bên Thắng Cuộc, nếu xảy ra, sẽ là cuộc đối đầu đầy gian nan và
nhiều phức tạp trong tình hình tại Việt Nam ngày càng nhiều phiên tòa xử những
vụ án có liên quan đến chính trị và các blogger tự do.
Quảng cáo đặt mua trước sách ‘Bên Thắng Cuộc’
của Báo Người Việt tại Mỹ với
giá 20 đô-la
Bên Thắng Cuộc đã
cung cấp rất nhiều thông tin trong một khoảng thời gian dài, từ 1975 cho đến
nay, ngoài ra còn có những tư liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” trong suốt cuộc
chiến vừa qua. Đó là thế mạnh của cuốn sách nhưng cũng lại là thế “kẹt” của Huy
Đức đối với chính quyền Việt Nam .
Thế cho nên, trở về nước đòi hỏi dũng khí của tác giả.
Tùy theo cách nhìn và góc độ nhìn, những tài liệu có liên
quan trong sách có thể bị coi như những hành vi “tiết lộ bí mật an ninh quốc
gia”, “bôi xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước”, “xuyên tạc sự thật lịch sử”… thậm
chí còn là “vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách…” [1].
Đó mới chỉ là những dự đoán những gì sẽ xảy ra khi Huy Đức
trở về Việt Nam .
Và nếu trở về, Huy Đức sẽ có tên bên cạnh “những tác giả sống tại Việt Nam” có
sách xuất bản tại hải ngoại như nhạc sĩ Tô Hải (một nhạc sĩ có công với cách
mạng từ thời kháng chiến) với tác phẩm Hồi
ký của một thằng hèn [2].
Cảm giác chung khi đọc Bên
Thắng Cuộc người đọc bị “choáng ngợp”, có khi thậm chí còn bị “bội thực” về
nguồn tư liệu tác giả cung cấp. Con số thống kê là một trong những yếu tố quan
trọng trong chứng liệu về lịch sử. Con số tuy khô khan nhưng hoàn toàn không
biết nói dối, chỉ trừ khi người sử dụng nó có thâm ý đánh lừa người đọc. Mặt
khác, số liệu nói lên rất nhiều và còn nói nhiều hơn chữ viết.
Những con số thống kê được Bên Thắng Cuộc trích dẫn đa số đều có dẫn nguồn, tuy nhiên, người
đọc có quyền thắc mắc về sự chính xác và trung thực của nguồn dẫn. Ngoài ra,
con số nếu được đi kèm hình ảnh sẽ tăng tính thuyết phục. Đáng tiếc là điều này
Bên Thắng Cuộc không có.
Cover photo trên Facebook Osin Huy Đức:
Tác giả có cô đơn tại Hoa Kỳ?
Trong Chương I, Bên
Thắng Cuộc trình bày những diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn
kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1075.
Người đọc lần lượt theo dõi sự việc qua các tiểu mục Đi từ bưng biền, trận đánh
Xuân Lộc, Trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất… với những nhân vật có
liên quan như Tướng Big Minh, tướng về hưu Nguyễn Hữu Hạnh đến những trường hợp
tuẫn tiết của các tướng lãnh quân đội VNCH.
Đây là những đề tài đã được rất nhiều tác giả khai thác, cả
từ “bên thắng cuộc” cũng như “bên thua cuộc” [3]. Điểm đặc biệt, qua Bên Thắng Cuộc, tác giả Huy Đức, vốn là
một nhà báo của chế độ mới nên có thuận lợi trong việc tiếp cận các nhân vật có
liên quan đến bên thắng cuộc, họ cung cấp nhiều tài liệu thuộc loại báo chí gọi
là “độc quyền” (exclusive) cho cuốn sách.
Nổi bật hơn cả là phụ lục Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384. Huy Đức viết, “Trong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày
30-4-1975, truyền thông trong nước đã mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi
Quang Thận đã húc đổ cổng Dinh trong khi sự thật chính là xe 390”.
…
Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, kể lại:
“Sau khi biết Thận là người cắm cờ, báo
chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà báo suy ra Thận
cắm cờ thì 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long Bình, anh em đã
báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 anh em cũng
cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đã khá bầm dập nên nhiều người nghĩ, cải
chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc mà chiếc
390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợ của
Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rõ sự kiện này”.
Đấy là tài liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” nói lên tính
cách dễ dãi của chính quyền thời ấy khi họ lý luận “cải chính làm chi cho phức tạp”. Hơn nữa, qua cuộc chiến Việt Nam –
Trung Quốc năm 1979, người ta “thích” để xe tăng T54 của Liên Xô đâm vào cổng
dinh Độc Lập hơn là chiếc tăng 390 do Trung Quốc viện Trợ [4].
Sau những "hiểu lầm" trong lịch sử, chiếc xe đầu
tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 đã được xác nhận là chiếc
xe tăng mang số hiệu 390. Hai trong số bốn chiến sĩ tham gia chiến đấu trên
chiếc xe tăng 390 đã kiến nghị về việc xét tặng giải thưởng cho tác phẩm, vì
cho rằng bức ảnh của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe
tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập và đây là hình ảnh được dàn dựng
lại.
Mạnh Thường, Phó ban Lý luận phê bình - Hội Nhệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam ,
bày tỏ: “Tác phẩm Xe tăng đánh chiếm dinh
Độc Lập của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390
đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh. Hơn nữa, đây là một bức ảnh không trung thực,
không chụp hình ảnh thật lúc đó mà chụp hình ảnh được dựng lại để quay phim. Vì
thế tác phẩm không có ý nghĩa, không xứng đáng với giải thưởng”.
Bên Thắng Cuộc
cung cấp thêm chi tiết: “Những thước
phim, những bức ảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” được phục dựng đã thế chỗ sự
thật và số phận của những người được nói đến thật cách biệt với những người im
lặng. Bùi Quang Thận sau ngày 30/4 được điều về Bộ chỉ huy, còn Thiếu úy Lê Văn
Phượng và ê-kíp xe 390 được điều lên biên giới Tây Ninh, chuẩn bị cho cuộc
chiến ở Campuchia, rồi tháng 3-1979 lại được điều ra tham gia cuộc chiến tranh
phía Bắc. Ba người trên chiếc xe tăng 390 xuất ngũ năm 1981, một người, Lê Văn
Phượng, xuất ngũ năm 1986. Kể từ đó, bốn anh em không có điều kiện gặp nhau”.
Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập
(Ảnh được xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh của Trần Mai Hưởng)
Chúng tôi sẽ dẫn một số đoạn tác giả Bên Thắng Cuộc sử dụng những con số thống kê để tăng cường tính
thuyết phục, nhưng cũng xin nhắc lại, không thể xác minh được số liệu trích dẫn.
Ở Chương II: Cải tạo – Phần 1 – Những
ngày đầu, cuốn sách đưa ra những con số về đảng viên đảng Cộng sản
Việt Nam ,
những con số này không rõ trích từ nguồn nào nên người đọc có thể đặt ra nghi
vấn:
“Trước 30-4-1975, tại
Sài Gòn có 735 đảng viên tại chỗ. Trung ương Cục bổ sung thêm 2.820 cán bộ đảng
viên từ trong các cơ quan của R về. Nhưng đến cuối tháng 5-1975, số đảng viên
đã nhanh chóng tăng lên đến 6.553 người”.
Theo Wikipedia, trong Đại hội
Đại biểu Toàn quốc lần thứ 4 (tổ chức vào tháng 12/1976 tại Hà Nội, nột năm sau
biến cố 1975) số đảng viên trên toàn quốc là 1.550.000 người và đến Đại hội lần
thứ 11 (tháng 1/2011) lên đến 3.600.000 đảng viên [5].
Tôi nghĩ, số người tăng vọt
trong hàng ngũ của đảng viên không loại trừ những thành phần tham gia vì mục
đích tiến thân chứ không hẳn vì lập trường chính trị. Con số 3,6 triệu đảng
viên năm 2011 so với dân số Việt Nam gần 90 triệu, chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 4%.
Những biến cố bi thương tại miền Nam sau 1975 bao gồm học
tập cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, đốt sách, cải tạo công thương nghiệp, kinh
tế mới… đã dẫn đến việc hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Điều gì
đã khiến người miền Nam
phải “vượt biên” đã được lý giải phần nào trong Bên Thắng Cuộc. Nhiều tác giả cũng đã viết về những bi kịch này
nhưng có lẽ Bên Thắng Cuộc là một kho
tư liệu phong phú nhất với cái nhìn từ bên thắng cuộc. Tôi gọi giai đoạn này là
Thời Điêu Linh [6].
Chương II nói về chính sách cải tạo áp dụng với “Ngụy quân”
và “Ngụy quyền” cũng là trường hợp số
liệu không dẫn nguồn về số người thuộc chế độ cũ trình diện theo thông cáo của chính
quyền mới: “Ở Sài Gòn, 443.360 người ra
trình diện, trong đó có hai mươi tám viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá,
3.978 thiếu tá, 39.304 sỹ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình
báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, 9.306 người trong các
đảng phái được cách mạng coi là “phản động”. Chỉ 4.162 người phải truy bắt
trong đó có một viên tướng và 281 sỹ quan cấp tá.”
Bên Thắng Cuộc
tiết lộ một chứng liệu rất quý giá về Chỉ thị 218/CT-TW của Ban Bí thư ngày
18/4/1975 mà hầu như nhiều người chưa từng biết đến: “Đối với sỹ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục
và lao động; sau này tùy sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính
sách giải quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sỹ
quan] mà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định,
nhưng phải cảnh giác và phải quản lý chặt chẽ, sau này tuỳ theo yêu cầu của ta
và tuỳ theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành
ngoài quân đội. Đối với những phần tử ác ôn, tình báo an ninh quân đội, sỹ quan
tâm lý, bình định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất
kể là lính, hạ sỹ quan hay sỹ quan đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ
riêng ở nơi an toàn và quản lý chặt chẽ”.
Đoạn trích dẫn nêu trên có thể được coi như một “góc khuất”
trong lịch sử qua đó người đọc hiểu rõ hơn chính sách của chính quyền mới trong
một Chỉ thị với giọng văn hằn học và miệt thị công chức, quân nhân VNCH. Người
ta cũng thấy dân miền Nam quá ngây thơ khi tin tưởng vào những thông báo đại
loại như “Phải mang giấy bút, quần áo,
mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực, thực phẩm [bằng tiền hoặc hiện vật]
đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung” hoặc sỹ quan cấp tướng
được yêu cầu mang theo thực phẩm, lương thực
“đủ dùng trong một tháng”.
Huy Đức viết: “Ngay
trong phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung ương Cục đã bàn
cách đưa các sỹ quan của ông đi “cải tạo lâu dài”. Kế hoạch được gọi là Chiến
dịch X-1. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: Việc công bố ba mức thời gian học tập – hạ
sỹ quan binh lính, ba ngày; cấp úy, mười ngày; tướng, tá, một tháng – là có ý
để cho các đối tượng ngầm hiểu rằng, thời gian học tập tối đa của các sỹ quan
chỉ là một tháng”.
Huy Đức
Trong Chương II: Cải
tạo – Phần 3 – Đoàn tụ, Phản động, Trung ương Cục nhóm họp để triển
khai “Chiến dịch X-1, X-2” ,
được quan tâm đặc biệt vì liên quan đến an ninh chính trị những ngày đầu sau
khi Sài Gòn thất thủ. Báo cáo ngày 2/9/1975 như sau:
“Bọn chánh quyền cơ sở
đi tập trung rất ít. Bọn Tuyên úy cũng đi rất ít. Cảnh sát đặc biệt, dự kiến đi
1.500, nhưng chúng tập trung đến 2.460 tên. Nhưng, dự kiến trên 1.000 tuyên úy
chỉ đi 2 tên; dự kiến trên 150 tên chiến tranh tâm lý, đi 46 tên; dự kiến 500
cảnh sát đã chiến chỉ đi 190 tên; Quân cảnh đi 140 tên; Tình báo dự kiến 1000
chỉ đi 142 tên; Biệt kích 1000 chỉ đi 64 tên; Chiêu hồi dự kiến 300 chỉ đi 130
tên; Bình Định dự kiến 1500 chỉ đi 55 tên; Dự kiến đợt I, (đối tượng này)
là 10.200 nhưng chỉ đi 4.800 tên; còn lại tên 5000; ta tổ chức bắt trên
400 tên; bọn cơ sở, tình báo, quân báo tại chỗ dự kiến 3 vạn mới làm được 8.290
tên…”
Theo chú thích số [67] ở trên, đó là Biên bản giao ban
Trung ương Cục ngày 3-9-1975, không có sự thống nhất giữa “ngày 2” ghi
trong sách và “ngày 3” ghi trong chú thích. Người đọc, nhất là những người
thuộc “bên thua cuộc”, cũng không khỏi ngỡ ngàng vì lối hành văn của báo cáo
với những từ ngữ như “bọn”, “tên”, “chúng”… đầy tính cách hận thù.
Thật đúng là Thời Điêu
Linh đối với người thuộc “bên thua cuộc”. Trong khi quân nhân, công chức bị
gom hết trong trại cải tạo thì những người dân thường bên ngoài đời phải trải
qua những chiến dịch mang những danh xưng mỹ miều. Đoạn trích từ Những Sự Kiện Lịch Sử Đảng Bộ Thành Phố Hồ
Chí Minh (Cuốn I, 1975-1985, trang 20),
về diễn biến của “Chiến dịch X-2” như sau:
“Ta đã huy động hơn
một vạn nhân lực, kết hợp giữa lực lượng an ninh, quân sự, kinh tài, tuyên huấn
và đội ngũ cán bộ dân chính đảng, thành lập 7 đoàn, 60 đội và 10 ngàn công nhân
lao động, học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia đánh vào mục tiêu đã định. Ta
đã bắt được các đối tượng chủ yếu, chiếm lĩnh các cơ sở xí nghiệp, kho tàng.
Chỉ trong hai ngày 10 và 11-9-1975, ta đã huy động hơn 70 vạn quần chúng nội,
ngoại thành, cả người Việt lẫn người Hoa, từ tầng lớp quần chúng cơ bản đến
tiểu thương, tiểu chủ và tư sản dân tộc, tổ chức mít- tin, biểu tình, sôi nổi
lên án và yêu cầu trừng trị bọn tư sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ…”.
Chính quyền mới tấn công ồ ạt trên nhiều “mặt trận”. Về xe
cộ tại miền Nam và Sài Gòn, Bên Thắng
Cuộc đưa ra những con số như sau:“Tính
đến cuối năm 1974, ở miền Nam Việt Nam có 258.514 xe, gồm: 35.384 xe vận tải
nặng; 64.229 xe du lịch; còn các xe máy dầu, xe gắn máy 2-3 bánh thì không tính
hết vì chính quyền miền Nam không buộc các xe dưới 49cc phải đăng ký. Chỉ riêng
Sài Gòn năm 1974 đã có 599.215 xe gắn máy, 3.025 xe taxi, 1.270 xích lô máy,
5.348 xích lô đạp. Tổng số xe công của các cơ quan và các đoàn ngoại giao có
trên toàn miền Nam
đến năm 1974 là 973.624 xe” (Chú thích [350] nhưng không dẫn nguồn).
Trong chú thích [151]
tác giả xác định được trích từ Lịch sử
Giao thông Vận tải Việt Nam (Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, 2005, trang
606-607): “Trưng mua và mua, trưng thu và
tịch thu 1.202 xe ô tô các loại; 58 tàu thuyền đường sông, gồm tàu chở hàng,
tàu chở khách và tàu kéo - số phương tiện vận tải này chủ yếu thuộc người dân
Sài Gòn và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang…; Tịch thu ba tàu biển, trưng mua 14
chiếc; Quốc hữu hóa hai đoàn hoa tiêu; Cho phép một số công ty xây dựng tư nhân,
các nhà thầu chịu cải tạo và chịu sự điều hành của nhà nước; Trưng mua tài sản
của một số công ty như: Công ty Huỳnh Như Hoa, các cổ phần trong Công ty Nguyễn
Văn Tấn, Công ty Lodisbagco; Tổ chức công ty hợp doanh đối với Công ty
Vinameco, Trần Dương và Trần Văn On
…
Tính đến khi hoàn thành “công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa
ở miền Nam”, chính quyền đã: “Trưng mua,
trưng thu được 3.287 xe ô tô loại 5T và 40 ghế hành khách trở lên, hợp với các
đoàn xe từ khu giải phóng, xe ngoài Bắc vào là 1.105 chiếc, tổng cộng: 4.393 xe
tổ chức thành 14 xí nghiệp quốc doanh… Nhà nước cải tạo và xóa bỏ quyền sở hữu
tư nhân về công cụ sản xuất được 14.059 xe tổ chức thành 45 xí nghiệp công tư hợp
doanh vận tải ô tô… Tổng cộng cả trưng mua, trưng thu, cải tạo được 17.346 xe
loại trọng tải lớn tổ chức thành 59 xí nghiệp vận tải quốc doanh và xí nghiệp
vận tải công tư hợp doanh… Số xe vận tải nhỏ (từ 2,5T và 25 ghế trở xuống) đã
được cải tạo là 28.856 xe, tổ chức thành 281 Hợp tác xã, ở hầu hết các quận,
huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc thành phố…” (Nguồn: Lịch sử Giao thông Vận tải Việt Nam , Nhà Xuất bản Giao thông
Vận tải, 2005, trang 276-277.)..
Trong giai đoạn 1975-1980, chính quyền đã đưa hơn 832.000
người hồi hương hoặc đi kinh tế mới ở các tỉnh từ miền Tây, miền Đông Nam Bộ
cho tới Tây Nguyên. Có đến 90% số này rời khỏi thành phố trong giai đoạn
1975-1980, đó cũng là thời gian tư sản bị cải tạo và chính sách sổ gạo bắt đầu
được thắt chặt.
Bằng những quyết định hành chánh ấy, dân số Sài Gòn đã giảm
từ 3.391.000 người năm 1976 xuống còn 3.201.000 người năm 1980. Cho đến cuối
thập niên 1990, vẫn còn 24% số người không có “hộ khẩu thường trú” dù họ vốn là
người Sài Gòn-Gia Định. Họ là nạn nhân của chính sách Kinh Tế Mới trong giai đoạn 1975-1980.
Để trả lời cho câu hỏi những “chiến lợi phẩm” từ các chiến
dịch sau ngày “giải phóng” đi về đâu, Bên
Thắng Cuộc tiết lộ một số trường hợp điển hình:
“Ở Kiên Giang: Ngoài
số 1.413 lạng vàng và 96.913 đồng ngoại tệ (trong đó có 26.000 đô la) do các
đồng chí Hai Cầu, Năm Thức, Chín Kỳ chủ trương báo Ty Công an đưa qua Thường vụ
Tỉnh ủy làm quỹ riêng, một số đồng chí trong Thường vụ không nhất trí nên đồng
chí báo Phòng Ngân sách Tỉnh ủy, đã đem nộp cho ngân hàng. Một số đồng chí
Thường vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang đã lấy 158 lạng vàng đem bán lấy tiền cộng với số
tiền của PA2 và tiền bắt vượt biên, tất cả là 671.921 đồng, đã chi một số còn
lại 234.398 đồng đưa qua xây dựng trụ sở Tỉnh ủy.
Ở Sông Bé: Lấy 185.511
đồng tiền lời (mua gỗ của lâm nghiệp về xẻ bán cho người Hoa (đóng tàu) đi PA2)
để chi cho Đại hội Đảng bộ Tỉnh, một số còn để ngân sách địa phương.
Ở Hậu Giang: Công an
Vũ trang lấy 148.942 đồng, Ty Công an lấy 76.254 đồng thuộc tiền PA2 làm quỹ
cho đơn vị, cơ quan mình.
Minh Hải: Ty công an
mua hàng nước ngoài bán lấy lời 190.715 đồng, bán tôm lời 847.370 đồng, tổng
cộng là 1.038.085 đồng làm quỹ.
Quảng Nam - Đà Nẵng:
Ty công an lấy 14.500 đồng; Công an Thành phố Đà Nẵng lấy 53.547 đồng; Huyện
Tam Kỳ, 40.000 đồng; Ty thủy sản, 53.399 đồng”…
(Còn tiếp)
***
Chú thích:
[1] Trong trường của hợp Huy Đức, chính phủ Việt Nam có thể
căn cứ vào những Điều luật và những Chỉ thị dưới đây để đưa để đưa tác giả Bên Thắng Cuộc ra tòa:
- Luật Xuất Bản, Điều 10, Khoản 3: “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định” và Khoản 4: “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”;
- Bộ luật Hình sự, Điều 271, về “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác”.
- Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”;
- Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”.
[2] Hồi ký của một
thằng hèn (nhà xuất bản Tiếng Quê
Hương, phát hành tháng 5, 2009): Trong
Đôi điều phi lộ viết sau cùng, nhạc
sĩ Tô Hải viết:
“Tập ‘Hồi ký’ này tôi
đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn
đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn
cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời
di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết!”
Tới năm 2003, mang bản
thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng.
Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô
sản” mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng
những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì
mình viết ra rơi vào tay chúng.
Tôi thấy mình cần phải
sửa lại cuốn sách - từ cách viết, từ cái nhìn chưa đủ tinh tường về những sự
kiện lịch sử - và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là
một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy hình ảnh một thời đại. Và
viết thêm một chương “TÔI ĐÃ HẾT HÈN”!
…
“Tại sao lại phải công
bố trên Internet?
Bởi vì không thể trông
chờ sự xuất hiện của một nhà xuất bản tư nhân nhờ “ơn trên” nào đó sẽ ra đời
trong một cuộc đổi mới giả hiệu, và tập hồi ký này sẽ được in. Trong cái quái
thai “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng vẫn độc tài
với tự do tư tưởng, với nhân quyền tối thiểu, chuyện đó quyết không thể xảy ra”.
Tham khảo Hồi ký của
một thằng hèn trên Việt Nam Thư quán:
[3] Đọc thêm các bài viết của Nguyễn Ngọc Chính trên
Blogspot về ngày 30/4/1975:
- Hồi ức về ngày 30/4: Sài Gòn bỏ ngỏ…
- Hồi ức về ngày 30/4: Khúc quanh lịch sử
[4] Về xe tăng 843 hay 390, đọc thêm bài LẠI CÃI NHAU VỀ BỨC
ẢNH XE TĂNG HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP: Xung quanh bức ảnh được xét duyệt giải
thưởng Hồ Chí Minh.
[5] Theo nguồn Wikipedia, số đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
qua các kỳ Đai hội Đại biểu Toàn quốc như sau:
Đại hội Đại
biểu toàn quốc
|
Thời gian
|
Địa điểm
|
Số đại biểu
|
Số đảng
viên
|
Sự kiện
|
Lần thứ 1
|
27 đến 31
tháng 3/1935
|
Ma Cao
|
13
|
600
|
Thực hiện phong trào Cộng
sản ở ba xứ Đông Dương
|
Lần thứ 2
|
11 đến 19
tháng 2/1951
|
Tuyên Quang
|
158 (53 dự khuyết)
|
766.349
|
Đổi tên thành Đảng Lao Động
Việt
|
Lần thứ 3
|
05 đến 12
tháng 9/1960
|
Hà Nội
|
525 (51 dự khuyết)
|
500.000
|
Xây dựng CNXH ở miền Bắc,
tiến hành cách mạng miền
|
Lần thứ 4
|
14 đến 20
tháng 12/1976
|
Hà Nội
|
1008
|
1.550.000
|
Đại hội đầu tiên sau thống
nhất, lấy lại tên là đảng Cộng sản VN
|
Lần thứ 5
|
27 đến 31
tháng 3/1982
|
Hà Nội
|
1033
|
1.727.000
|
Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc
trước tình trạng chiến tranh cục bộ
|
Lần thứ 6
|
15 đến 18
tháng 12/1986
|
Hà Nội
|
1129
|
~1.900.000
|
Khởi xướng chính sách đổi
mới
|
Lần thứ 7
|
24 đến 27
tháng 6/1991
|
Hà Nội
|
1176
|
2.155.022
|
Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc,
tiếp tục phát huy kinh tế và đẩy mạnh mở cửa quan hệ ngoại giao về mọi mặt
trong chính trị - xã hội
|
Lần thứ 8
|
28 đến 01
tháng 7/1996
|
Hà Nội
|
1198
|
2.130.000
|
Tổng kết các hoạt động Cộng
Sản vào thế kỉ 20, xây dựng chủ trương của Đảng vào thế kỉ 21
|
Lần thứ 9
|
19 đến 22
tháng 4/2001
|
Hà Nội
|
1168
|
2.479.719
|
Thay đổi chính sách kinh tế
10 năm, bắt đầu giai đoạn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào
năm 2010
|
Lần thứ 10
|
18 đến 25
tháng 4/2006
|
Hà Nội
|
1176
|
~3.100.000
|
Thay đổi chính sách kinh tế
10 năm lần 2, đưa đất nước ra khỏi kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020
xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hóa
|
Lần thứ 11
|
12 đến 19
tháng 1/2011
|
Hà Nội
|
1377
|
~3.600.000
|
Phấn đấu đến năm 2020 đưa
đất nước cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại
|
[6] Đọc thêm những bài viết của Nguyễn Ngọc Chính trên Blogspot về Thời Điêu Linh:
- Góp nhặt buồn vui thời cải tạo
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đổi
tiền
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Chợ
trời
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt
sách
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Bao
cấp
- Buồn vui thời điêu linh: Kinh tế mới
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Cải tạo Công thương nghiệp
***
Em đã đọc xong ,cám ơn anh .
Trả lờiXóaBài này em sẽ đem về sau và tìm hình xưa cài vô thêm cho sống động (đang bận mùa Noel chưa có rảnh hihi) Chúc anh Chính và gđ mùa Noel đầm ấm an vui .
Fröhliche Weihnachten und ein glückliches Neues Jahr!
XóaRòm đã tạo thử ra thành PDF file
Trả lờiXóahttps://docs.google.com/open?id=0B2Prw4B86Fv0QmpyTGNnZXpGeEE
Cám ơn Nam Ròm nhiều.
Xóa