Đây là loạt bài về
lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt
Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành “ba kỳ”: Tonkin (Bắc kỳ), Cochinchine
(Nam kỳ) và Annam (Trung kỳ).
***
Tại
Trung kỳ (Annam) thuộc quyền các vua triều Nguyễn từ 1802 đến 1945, do đó việc
tổ chức các lực lượng vũ trang do triều đình phụ trách. Các loại lính bao gồm:
(1)
“Lính
Kinh Đô” có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và Kinh thành Huế;
(2)
“Lính
Thượng Tứ” gồm kỵ binh và bộ binh;
(3)
“Lính
Kỹ Thuật” gồm lính chuyên lo về binh khí và sau này còn có vũ khí nặng như súng
thần công.
Các loại quân thời Nguyễn. Tranh viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo
tàng Hà Nội
Tại
Trung kỳ, lính thú được các vua triều Nguyễn thành lập với mục gìn giữa giang
sơn miền Trung đồng thời bảo vệ triều đình. Họ còn được gọi là “Lính Khố Vàng”. Sở dĩ có tên “Lính Khố Vàng” vì người lính thắt lưng bằng
dây vải vàng. Ngoài ra trên đầu cón có nón là nón dấu trên chóp làm bằng thau.
Tranh vẽ thế kỷ 19 với hai phụ nữ (trái) và ba người lính
(phải) thời nhà Nguyễn.
Lính cầm súng trường và đao
Về
vũ khí, ngoài đao và kiếm, họ được trang bị súng hỏa mai, loại súng nạp trên đầu
và phải châm ngòi mới phát nổ được. Thời Gia Long còn có súng đại bác “thần uy tướng công” được gọi tắt là “thần công”. Lính bấy giờ còn đi chân đất
chưa có giày dép như sau này.
Đại bác “Thần uy tướng công” (hàng dưới) đúc triều Gia
Long (1817)
Gươm, giáo
Gươm triều Nguyễn
Thời
bấy giờ, tùy theo nhu cầu, xã thôn lập sổ đinh (sổ thanh niên trai tráng) trong
xã rồi chọn ra 3 lấy 1 hoặc 5 lấy 1... rồi nộp giao cho quan huyện tập trung
chuyển lên phủ.. làm nhiệm vụ ở địa phương hoặc triều đình điều động theo nhu cầu.
Câu
ca dao “Ba năm trấn thủ lưu đồn / Ngày thời
canh điếm, tối dồn việc quan” gợi ý thời xưa cũng có “chế độ quân dịch”
(ngày nay gọi là “nghĩa vụ quân sự”) kéo dài một thời gian ba năm. Người lính
được điều động đến các vùng xa xôi để trấn tại biên giới, đồn bóp trọng yếu của
quốc gia.
Lính ngự lâm
Tìm
hiểu về lính thú dưới triều Nguyễn ta có thể hiểu tại sao thành Gia Ðịnh bị mất
dễ dàng vào tay người Pháp, ba tỉnh Biên Hòa, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường phải nhường
cho lực lượng tấn công vượt trội của đội quân đến từ châu Âu. Cuối cùng, ba tỉnh
ở Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên bị mất trong vòng có 5 ngày!
Bức họa mô tả cuộc tấn công thành cổ Sơn Tây của quân
Pháp
Nhà sử học Trần Trọng
Kim đã nhận xét về việc võ bị thời Tự Đức:
“Tuy bấy giờ nước ta
có lĩnh võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại khác đi rồi, người ta
đánh nhau bằng súng nạp hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo
như trước nữa. Mà quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ có 5 người cầm
súng điểu thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà lại không luyện tập, cả
năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi,
hễ ai bắn quá số ấy thì phạt.
“Quân lính như thế,
binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20
tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà chống giữ được”.
Các lực lượng vũ trang bảo vệ Hoàng gia (1919-1926)
Lính Ngự lâm dưới triều Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn (1926–1945)
Kỵ binh Hoàng gia
***