Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thấy vậy… nhưng không phải vậy! (1)

Nghệ thuật, ngoài những hệ lụy vốn có của nó, đôi khi tạo ảo giác cho người thưởng ngoạn. Cụ thể hơn, hội họa cũng mang đến cho người xem tranh những hình ảnh cứ tưởng như trừu tượng nhưng lại lộ rõ trên tác phẩm. Đó là hiện tượng “Seeing Double”, hay nói khác đi, “thấy vậy… nhưng không phải vậy!”.


Có những họa sĩ thường dựa vào bức tranh “thực” để gợi ý cho người thưởng ngoạn những ý nghĩ “ảo” nằm ngoài khuôn khổ của bức tranh. Đó là phạm vi trừu tượng của nghệ thuật mà người ta thường gọi bằng cái tên “siêu hiện thực” (surrealism).

Ở một trường hợp khác, đặc biệt hơn, họa sĩ phơi bầy hết những gì mình suy nghĩ lên tranh nhưng lại đòi hỏi thị giác của người xem có nhận ra, qua nét vẽ, những ấn tượng mình muốn diễn đạt. Đó là một trong những trường hợp hiếm hoi của họa sĩ người Ukraine, Oleg Shuplyak.

Oleg còn tương đối trẻ. Anh sinh năm 1967 tại Ternopil, Ukraine, là một họa sĩ chuyên vẽ tranh chân dung theo trường phái “siêu thực”. Tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Bách khoa Lviv năm 1991, anh đã nhanh chóng trở thành hội viên Hội Nghệ thuật Ukraine với những tác phẩm độc đáo.


Oleg Shuplyak

Oleg Shuplyak vẽ những bức tranh trong đó bao gồm những “Hidden Images” (Những hình ảnh ẩn dấu). Để thấy được những hình ảnh đó, người xem cần một khoảng thời gian để chiêm ngưỡng từ nhiều góc cạnh, từ xa đến gần, từ phóng đại đến thu nhỏ và… cuối cùng “tự sướng” với những khám phá của mình!

Anh đã có những bức chân dung tự họa để giới thiệu về cách sáng tác của mình. Đầu tiên là Oleg với ý tưởng của một người họa sĩ tự vẽ chân dung của mình. Một sự kết hợp giữa thực và ảo qua những nét vẽ dưới đây:


Chân dung tự họa 1

Trong bức chân dung tự họa 2, người xem thấy trước mắt họa sĩ Oleg đang sáng tác. Anh vẽ một căn nhà nơi vùng quê trong tư thế quỳ trên một tảng đá. Nhưng không phải chỉ có vậy. Người ta còn nhận ra khuôn mặt của người họa sĩ, đôi mắt chính là một căn nhà có thực và một căn nhà trên giá vẽ. Người họa sĩ đang quỳ lại là cái mũi của bức chân dung lớn và tảng đá anh quỳ lại là đôi môi và chiếc cằm của của chính Oleg!


Chân dung tự họa 2

Ở chân dung tự họa 3 là hình ảnh thơ mộng của một đôi trai gái ngồi thổi sáo bên dòng sông. Đó chỉ là cảm nhận đầu tiên khi nhìn tranh trong khi ý chính của họa sĩ là phác họa chân dung của mình. Hóa ra cô gái lại là cái mũi, tảng đá cô ngồi chính là cặp môi và con mắt mầu đen lại là hình ảnh của bức chân dung.

Bố cục hai cây bạch dương bên phải và một cây cổ thụ bên trái mang hình một mặt người tạo nên khuôn mặt Oleg. Nhìn kỹ thêm, gốc cây bên trái mang hình dáng sần sùi của một khuôn mặt, hình như của ông bố nào đó, trông rất dữ dằn và có vẻ đe dọa đôi trai gái.


Chân dung tự họa 3

Lich sử nước Nga thời Nga Hoàng có Đại nguyên soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov (1729-1800) là vị tướng vĩ đại với danh hiệu “Bách chiến, Bách thắng”. Chân dung của ông được Olog ghép một cách khéo léo bởi nhiều mảng tranh chiến mã xông pha giữa lằn tên mũi đạn, tạo nên hình ảnh hào hùng của vị nguyên soái cuối cùng trong lịch sử thời Nga hoàng. 


Đại nguyên soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov

Cũng từ lịch sử nước Nga, Ivan IV Vasilyevich (1530-1584), với danh hiệu Ivan Grozny (Ivan Bạo chúa – Ivan the Terrible), đã mở đầu Kỷ nguyên Sa Hoàng năm 1547. Chân dung của “Bạo chúa” được Oleg thể hiện qua một hành động tàn bạo không hổ thẹn của một ông vua đầy bạo lực nhưng lại có công biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.


Ivan “Bạo chúa”

Sở trường của Oleg là những bức chân dung các nhân vật nổi tiếng thế giới. Chúng ta sẽ lần lượt ngắm những khuôn mặt này. Trước nhất là Isaac Newton (1642-1727), nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh.

Cuộc đời của Newton gắn bó với trái táo khi ông khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Hai con mắt của Newton là hai trái táo giữa các nhánh cây ẩn hiện sống mũi và một cậu bé ngồi đọc sách giữa hai cây táo… Oleg đã vẽ chân dung Newton theo cách riêng của mình.


Isaac Newton và những trái táo

Charles Robert Darwin (1809-1882) là người đã phát hiện và chứng minh rằng vạn vật đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung. Chân dung Darwin được Oleg kết hợp một cách tự nhiên qua việc dùng khung cửa hình vòng cung làm vầng trán, con mắt là một ngôi nhà và bộ râu bạc là hình ảnh một thiếu nữ ngồi đọc sách. 

Charles Darwin

Để vẽ chân dung “ông tổ” của ngành phân tâm học, Sigmund Freud (1856-1939), Oleg dùng hình ảnh của một đôi nam nữ. Thế ngồi khỏa thân của cô gái chính là cái mũi của Freud, bộ râu của ông là tảng đá, con mắt lại là hình ảnh của người ngồi trên thuyền và tai của Freud lại là chú thiên nga trên bờ sông.

Những hình ảnh đó nhiều người nhìn thoáng qua khen là một bức tranh lãng mạn nhưng nhìn kỹ lại là một bức chân dung đạo mạo của bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo đã từng đặt nền tảng cho một ngành phân tích sinh lý của con người.


Chân dung Sigmund Freud

Cuộc đối đầu giữa hai nhân vật lịch sử Adolf Hitler (1889-1945) và Joseph Stalin (1878-1953) đã được Oleg thể hiện trong một bức tranh mô tả cuộc đụng độ giữa quân đội Đức và Nga trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến.

Người xem tranh thấy hiện lên trước mắt cảnh chiến tranh với quân lính, súng đạn, xe tăng, máy bay… Nhưng ẩn chứa trong hình ảnh đó là chân dung của Hitler và Stalin, hai thủ lãnh đối đầu với nhau từ hai góc của bức tranh. 


Hitler Vs Stalin

“Uncle Sam” là nhân vật huyền thoại mổi tiếng, tượng trưng cho nước Mỹ. “Chú Sam” xuất hiện trên tranh vẽ thời nội chiến Nam-Bắc từ năm 1813. Đã có rất nhiều phiên bản về “Chú Sam” nhưng có lẽ tranh của Oleg về “Uncle Sam” mang một sắc thái mới lạ.

Nước Mỹ, qua cách nhìn của Oleg, ngoài biểu tượng con ó còn có tượng Nữ thần Tự do, có thỏi vàng và đồng đô la, có người phụ nữ khỏa thân và có cả Georges Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc.


“Uncle Sam”

(Còn tiếp)


***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10 – Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)

2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)

3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)

4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)

5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)

6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)

7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)

8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)

9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

***
--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Hà Giang - Phần 2: Mấy nét về cảnh và người

Mời các bạn cùng Giáo sư Bùi Dương Chi tiếp tục cuộc hành trình đến Hà Giang, một tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Ký sự dưới đây được GS Chi thực hiện vào tháng 4/2009 với tổng cộng 45 hình ảnh là một kho tư liệu rất quý về một tỉnh địa đầu phía Bắc…

***

Hà Giang - Bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam*), Nam giáp Tuyên Quang, Đông giáp Cao Bằng, Tây giáp Yên Bái, Lào Cai- là tỉnh địa đầu trong số 58 tỉnh của Việt Nam.


Những hình ảnh kèm theo đây tôi chụp ở các huyện Quản Bạ, Vị Xuyên, Đồng Văn và Mèo Vạc trong chuyến đi lần thứ 3 vào tháng 4 năm 2009.  

Dân số toàn tỉnh là 771.200 với khoảng 20 sắc tộc. 5 sắc tộc chính là H'Mong (32%), Tày (23,3%), Dao (15,1%), Kinh (13,3%), Nùng (9,9%). 

Nhạc cụ truyền thống và cái gùi rất phổ biến của nhiều sắc tộc ít người.

Cao nguyên đá

"Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu".
(Tục ngữ)


Ít có những đoạn đường không vòng vèo

Mèo Vạc là 1 trong 10 huyện của tỉnh.

Thị trấn Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn cách thành phố Hà Giang gần 200km (khoảng 130 miles). Tp HG cách Hà Nội khoảng 300km.

Đường vào thôn xóm.

Bên kia là Trung Quốc.

Sông Nho Quế.

Không còn bị cách biệt với thế giới bên ngoài.

Bản làng trong một thung lũng đá.

Một vài vùng quê ở mấy tiểu bang Đông Bắc Hoa Kỳ cũng có hiện tượng đá chồi và cư dân cũng xếp đá làm hàng rào nhưng thường là thẳng hàng chứ không công phu như đây.

Vườn tược chỉ trông nhờ vào sương sa và nước trời là chính.

Vuông (nền nhà), Tròn (bờ rào).
[Tròn/Vuông (trời/đất) là biểu tượng của Hài Hòa và An Vui nên ta có câu “Mẹ tròn Con vuông"]

Con cái lập gia đình thường lợp thêm nhà để sống gần mẹ cha.

Tôi tin không ít đồng bào sắc tộc ở khu này nếu được tài trợ hay vay vốn với mục đính nâng đỡ, khuyến khích như cư dân đồng quê Mỹ thì họ cũng đủ khả năng và kiên trì để kiến tạo những căn nhà với vườn tược có giá trị nghệ thuật  kiến trúc đáng nể.

Rẫy (ruộng) bực thang trên cao nguyên đá.

"Bò ơi ta bảo bò này, bò lên trên rẫy bò cầy với ta". (Phỏng theo một câu tụ ngữ)
vì đất khô cằn, không có ao, hồ nên trâu không hợp với thủy thổ vùng này.

Đây mới đúng là "Trông cho chân cứng đá mềm".

Rẫy và vườn dọc theo tỉnh lộ.

Thu dọn đá chồi.

Chồng đào củ cho vợ con nhặt. Đá đập ven đường để bán cho người kẻ chợ.

Kinh Thượng một nhà.

Trang phục phiên chợ.

Mua và bán.


Bắp cải (xú) và xu hào là 2 nông sản chính.

Không thua kém chị em người Kinh trong việc cân đo.

Phố chợ thị trấn Đồng Văn.

Phố chợ thị trấn Mèo Vạc.

Taxi 2 bánh phục vụ 24/7.

Một trường sơ cấp ở huyện Vị Xuyên

Năm 1979, sau gần một tháng Đảng Cộng Sản Trung Quốc dậy cho Đảng CSVN một bài học ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc, ĐCSTQ lại dậy VN thêm một bài học nữa từ 1984 tới 1989 ở Vị Xuyên.
Mạng BBC > www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150718_phamvietdao_vixuyen_battle
Hoặc gõ "Vietnam-China Border War" vào khung tìm tài liệu của Google.


Trường mẫu giáo ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.

Phòng học tạm thời bỏ trống ở huyện Mèo Vạc vì mẹ cha phải làm rẫy. "Rơm" để dành đến mùa Đông cho bò ăn.

Theo  vi.wikipedia  địa danh "Lũng Cú" hoặc có thể bắt nguồn từ việc vua Quang Trung nhà Tây Sơn cho đặt ở trạm biên ải vùng cao này 1 cái trống rất lớn (Long Cổ = Trống Rồng) để quan trấn thủ báo tin nếu quân nhà Thanh (TQ) kéo đến biên gíới; hoặc "Long Cư" (nơi rồng ở).

Đường lên đỉnh Lũng Cú, địa điểm phía Bắc nhất (northernmost) của VN.

Hai phụ huynh học sinh đồng hành và hướng dẫn viên.

Mốc đánh dấu đỉnh Lũng Cú. Đồi núi phía sau thuộc địa phận TQ

Cháu hướng dẫn cho biết có rất ít khách du lịch viếng thăm nơi đây ngoại trừ
các đoàn thể công nhân viên chức được nhà nước bao cấp.

Tỉnh nghèo, nắng cháy da, lạnh cắt thịt nhưng không thiếu Wi-Fi
(thị xã Hà Giang, 2009).


Bóng đá nội địa và quốc tế, nhạc kịch và phim ảnh TQ, thi hoa hậu, phim "con heo", .... xem thả cửa.


Nhưng tin tức, hình ảnh, bài viết trong các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, văn chương, kinh tế, v..v... tải lên mạng hay màn hình hay in ấn xuất bản ở nước nào thì ban Tuyên (truyền) Giáo (huấn) của nước ấy (Việt Nam, Trung Quốc) kiểm duyệt, uốn cong, bóp méo, vo tròn trước khi cho "con dân" đọc, nghe và xem. 

Tuy vậy, mức độ kiểm duyệt và "tường lửa" ở Việt Nam chưa quá quắt như ở Bắc Hàn, Cuba và một số nhà nước Hồi giáo. Ngoài ra, một số nước trong vùng như Indonesia, Mã Lai và ngay cả Thái Lan, Singapore cũng duy trì chế độ kiểm duyệt, không khắt khe lắm, đối với xa lộ thông tin Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. 

***

(*) Tỉnh Vân Nam (TQ) có khu tự trị người Choang. Năm 1997, tôi ở thăm đây 2 ngày vì hướng dẫn viên du lịch nói tộc Bách Việt xưa kia ở đây (?). Tôi thấy hình dáng họ giống người Việt và tuy khác tiếng nói nhưng trang phục truyền thống của phụ nữ trông gần như áo dài của ta. Đặc biệt là màn múa Hoa Sen của họ [nữ vũ công mang đèn hoa sen trong lòng bàn tay] trông rất giống màn múa Hoa Sen(?) ở Cung Đình Huế.
        

***

Bùi Dương Chi.
Thầy giáo tiếng Anh.
THBMT 1963-74. 


*** 


Xem "Thị Xã Hà Giang - Phần 1" tại:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/03/ha-giang-phan-1-thi-xa-ha-giang.html
--> Read more..

Popular posts