Đời người
quả là rắc rối: đã chía thành “Phái
nam - Phái nữ” lại còn có thêm một phái “nửa nạc, nửa mỡ”. Đó là những người thuộc loại “bán nam – bán nữ” hay gọi nôm na
là… những người thuộc loại “bê-đê”.
Thời đại văn minh vật chất đã nảy sinh những người thuộc loại “trung tính”, nam chẳng ra nam mà nữ cũng chẳng ra nữ. Xét cho cùng, họ là những kẻ đáng thương trước con mắt của đồng loại nên khoa học đã có những phẫu thuật giúp người nam trở thành người nữ và ngược lại.
Phẫu thuật Chuyển giới (sex reassignment surgery), còn gọi là “giải phẫu chuyển đổi giới tính”, “phẫu thuật xác định lại giới tính”, “phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục”… là một dạng phẫu thuật nhằm sửa đổi các bộ phận sinh dục của một người từ giới tính nam sang nữ hoặc ngược lại.
Ngoài ra, cũng không nên nhầm lẫn "phẫu thuật chuyển giới" với “phẫu thuật thẩm mỹ”. Chỉ khi can thiệp vào bộ phận sinh dục thì mới được coi là “phẫu thuật chuyển giới”, còn việc chỉnh sửa các bộ phận khác như cắt hoặc độn ngực, chỉnh sửa khuôn mặt, bơm mông... để cho có ngoại hình giống với giới tính mới (nhưng lại không chỉnh sửa vào bộ phận sinh dục) thì đó vẫn chỉ được coi là “phẫu thuật thẩm mỹ”.
Có điều, các bộ phận sinh dục của người chuyển giới sẽ chỉ có hình dạng giống với giới tính mới chứ không thể có chức năng tương tự, nên người chuyển giới không thể sinh sản được.
Người chuyển giới nam cho dù có dương vật giả nhưng sẽ không thể cương cứng và không thể xuất tinh được. Ngược lại, người chuyển giới nữ tuy có âm đạo giả nhưng sẽ không có tử cung, buồng trứng và không thể mang thai được.
Người chuyển giới không thể chuyển đổi tuyến hoóc-môn và nội tiết, nên họ sẽ phải tiêm hoóc-môn giới tính suốt đời. Nếu không tiêm thì các đặc điểm của giới tính cũ sẽ xuất hiện trở lại. Chẳng hạn người chuyển giới sang nữ sẽ mọc lại râu, người chuyển giới sang nam sẽ bị thoái hóa cơ bắp.
Bộ nhiễm sắc thể giới tính trong các tế bào của người chuyển giới vẫn là như cũ. Do đó, nếu xét nghiệm gen thì kết quả vẫn cho thấy họ thuộc về giới tính cũ, bất kể ngoại hình của họ đã thay đổi ra sao.
Phẫu thuật chuyển giới thường được áp dụng với những người chuyển giới do mắc chứng bệnh mặc cảm giới tính (gender dysphoria). Việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính cũng có thể được thực hiện trên người lưỡng tính (tức là những người có bộ phận sinh dục bị khuyết tật, không xác định rõ là nam hay nữ), thường là trong giai đoạn trẻ em.
Khi nói đến Thái Lan, người ta thường nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng hay những nét văn hóa đặc sắc mà chỉ xứ sở chùa vàng mới có. Thế nhưng, bên cạnh đó, Thái Lan còn được coi là cái nôi sản sinh ra những mỹ nhân chuyển giới đẹp nhất quả đất.
“Cô nàng chuyển giới” Chalisa Yuemchai (Rose) bắt đầu nổi tiếng sau một vai nhỏ trong bộ phim hài của Trung Quốc có tên "Lost in Thailand". Đây là bộ phim đã thu được 107 triệu USD lợi nhuận sau khi công chiếu.
Khán giả của bộ phim cũng đã rất ngạc nhiên khi biết Rose là một cô nàng chuyển giới bởi Rose sở hữu giọng nói khá ngọt ngào. Ngoài ra, sau thành công của bộ phim trên, Rose đã có được một lượng fan đáng kể tại đất nước hơn 1 tỉ dân.
“Cô nàng chuyển giới” Monthana Chuthatus (Jeen), 20 tuổi, đã
vô tình trở thành tiêu điểm khá hot trên các phương tiện truyền thông địa
phương sau khi xuất hiện trong một buổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại tỉnh
Chachoengsao của Thái Lan.
Có thể nói, sự xuất hiện của Jeen tại đây đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi nhan sắc và vóc dáng của cô nàng không hề liên quan một chút nào đến hình ảnh của một người lính trong tương lai.
Khám nghĩa vụ
quân sự là một cơn ác mộng đối với phụ nữ chuyển giới tại Thái Lan khi mà ở đó
họ phải trút bỏ y phục, chịu đựng những cái nhìn soi mói và lời bàn tán từ
phía đám đông.
Theo luật của Thái Lan, những người phụ nữ chuyển giới chỉ được miễn nghĩa vụ quân sự khi họ cung cấp được giấy tờ chứng minh họ là người chuyển giới hoặc mắc bệnh "rối loạn về giới tính".
Chính vì quy định này nên cứ đến mùa tuyển quân hàng năm ở Thái Lan, người ta lại nhìn thấy hình ảnh của những cô gái xinh đẹp đứng lẫn trong hàng ngũ của những người đàn ông tham gia khám nghĩa vụ quân sự.
Hầu hết những người phụ nữ chuyển giới đều cho biết họ cảm thấy vô cùng căng thẳng và áp lực trong suốt quá trình này. Đối với họ đó là một trải nghiệm vô cùng đáng sợ và nhục nhã.
Họ phải xếp hàng cùng rất nhiều người đàn ông khác, ngồi hàng giờ để chờ những sĩ quan trong quân đội đọc tên, sau đó tiến hành những cuộc kiểm tra như bao người đàn ông khác để được chứng minh bản thân là phụ nữ.
Cuối cùng, họ lại phải thấp thỏm lo âu chờ đợi kết quả không biết liệu bản thân có đủ tiêu chuẩn để được miễn trừ nghĩa vụ quân sự hay không.
“Cô nàng” xinh xắn Patta Wiruntanaki (Nadia) được
trao vương miện Hoa hậu Nữ hoàng Mimosa Thái Lan vào năm 2015. Sau khi chiến thắng
cuộc thi đình đám được tổ chức hàng năm tại Pattaya, Nadia trở nên khá nổi tiếng.
Kể từ đó, “cô nàng” tiếp tục phát triển
với vai trò một vũ công và một người mẫu tự do.
Xin nói
thêm về Pattaya, một làng chài cách thủ đô Bangkok khoảng 150km về phía
Đông Nam, nằm trong tỉnh Chon Buri, mỗi năm thu hút khoảng 5 triệu du
khách với phong cảnh bãi biển nên thơ và những chương trình biểu diễn
“sex-show” với những vũ công đều
là người “chuyển giới”!
Khi đến Thái Lan năm 1997, tôi đã có dịp thưởng thức “Tiffany Show” do các nàng chuyển giới trình diễn trên sân khấu. Chương trình không cho phép chụp hình, quay video vì họ có bán băng cho khách cần lưu giữ… nhưng tôi đã “lén” chụp vài tấm để… làm kỷ niệm.
Sau buổi
trình diễn là màn “giao lưu”
giữa các “nàng chuyển giới” với
khách ngay tại khuôn viên trước rạp hát. Khán giả có thể chụp hình
chung với diễn viên với điều kiện phải… trả tiền “tip” cho mỗi lần chụp!
Trở lại
với Việt Nam là câu chuyện ly kỳ của cậu trai Lương Trường Giang sinh
năm 1994 tại Sa Đéc (Đồng Tháp) và đã chuyển giới thành Hương Giang,
người đã có hơn 30 ngàn lượt follow trên mạng xã hội. Cô tâm sự:
“Giới tính thật của em bộc lộ từ lúc còn nhỏ xíu. Em chỉ thích chơi mấy trò bắn thun, banh đũa với các bạn gái ở xóm nên nhiều khi bị tụi nhóc chung xóm trêu chọc, thấy em là kêu ầm lên: 'nó bóng, nó bê đê kìa tụi bây'. Lúc ấy còn nhỏ quá nên em không hề giận dữ hay bận tâm gì.
“Đến khi lớn lên, đi học, biết mình khác biệt nên lúc nào em cũng chải chuốt bề ngoài cho thiệt đẹp, và em cũng chỉ thích chơi với các bạn nữ. Em bắt đầu biết buồn, tủi thân khi lũ bạn nói em bê đê. Khi về nhà, ba mẹ cũng không hài lòng, chửi bới đánh đập em. Tuổi thơ em buồn khóc nhiều hơn là niềm vui"
…
"Em bắt đầu có ý định chuyển giới hẳn từ năm lớp 9, sau khi đi xem đoàn lô tô về. Em nhìn thấy mấy chị chuyển giới đẹp lắm, thích lắm, tóc dài, mặc đồ đẹp, son phấn rất xinh. Về nhà, em bắt đầu tìm hiểu cách chuyển giới, bắt đầu từ ngoại hình trước.
“Em tự đi mua son phấn, quần áo con gái về, lén mặc đồ rồi trang điểm, ngắm nghía mình trong gương. Em hiểu, bên trong mình thực sự là tâm hồn của một cô gái, em muốn sống thật với điều ấy.
“Lên cấp 3, em mạnh miệng nói với gia đình về ước mơ chuyển giới, nhưng bị bố mẹ cấm cản khủng khiếp. Đã có lúc tuyệt vọng vô cùng, em nghĩ đến chuyện tự vẫn, nhưng rồi mẹ thương em, ở bên cạnh trò chuyện động viên nhiều, nên em kiên trì gắng gượng sống.
“Mãi 3 - 4 năm sau mẹ mới xuôi, đồng ý cho em chuyển giới. Em bắt đầu tiêm hormon nữ, 1 tuần phải tiêm 1 cặp thuốc, mất 7 tháng đến gần 1 năm mới chuyển giới được.
(hết trích)
Cuối cùng,
Hương Giang cũng thoát kiếp "hồn bướm…
thân sâu". Chi phí ban đầu cho các ca phẫu thuật đổi giới tính là 130
triệu, riêng “phần dưới” đã 85 triệu,
chưa tính khoản tiêm hormon hàng tuần.
Số tiền ấy do Giang dành dụm được và mượn thêm bạn bè, người quen. Dù đã biến giấc mơ của chính mình thành hiện thực, Giang cũng không khỏi sợ hãi khi nhớ lại thời điểm được "lột xác":
"Không có từ ngữ nào đủ để diễn tả nỗi đau đớn khi em tỉnh dậy sau phẫu thuật. Như ngàn cây dao khứa từng thớ thịt vậy, đau tận xương tủy. Em làm ngực trước rồi mới làm bộ phận sinh dục.
“Người ngoài khi thấy người chuyển giới hoàn toàn như em thường tò mò hỏi 'cái đó' của con trai thì làm thế nào thành của con gái được. Nói đơn giản thì bác sĩ sẽ thực hiện 2 thao tác: cắt bỏ và tạo hình. Nhưng trên thực tế, ngày phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục là ngày khiến em sợ hãi nhất, đau đớn nhất và cũng nhớ nhất.
“Phòng mổ lạnh vô cùng, leo lên bàn xong người ta cột chân tay mình lại, gây tê sống luôn, tức là bác sĩ làm gì tới đâu mình biết hết tới đó, nhưng không có cảm giác gì cả.
“Em chỉ nghe tiếng máy gì đó rè rè, xong khói bốc lên, ngửi mùi thịt mình giống hệt mùi thịt nướng vậy. Đó là khi phần nam giới bị cắt bỏ hoàn toàn. Em đau, sợ hãi và và xúc động muốn khóc mà không khóc được, chỉ lo mình sẽ ngất xỉu.
Đúng là
những “rắc rối cuộc đời” một
khi người ta chấp nhận thay đổi giới tính.
Một số
người lại nghĩ là họ “đáng thương”
khi phải thay đổi con người thật của mình trước mắt đồng loại.
Tất cả mọi chuyện đều có giá của nó một khi đã chọn lựa!
***