Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Sài Gòn tứ đổ tường (1): Thuốc phiện

Từ những năm 1920, Sài Gòn đã được tôn vinh là La Perle de l’Orient tức Hòn Ngọc Viễn Đông. Cũng cần phải nói thêm, danh hiệu này do những ký giả và nhà văn người Pháp ban tặng chứ không phải do dân Sài Gòn tự phong. Sau 1945, Sài Gòn vẫn hơn hẳn Bangkok về nhiều mặt, nhất là… ăn chơi.


Chế độ bảo hộ của người Pháp đã để nhân dân Nam Kỳ ăn chơi ‘tự do’, thậm chí đến mức sa đọa. Những món ăn chơi được gọi chung là ‘tứ đổ tường’ gồm: yên (thuốc phiện), đổ (cờ bạc), tửu (rượu chè), sắc (trai gái) đều được coi như hợp pháp trong suốt thời gian từ 1945 đến 1954.

Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói…

Thuốc phiện là một đề tài nổi bật trong các món "ăn chơi" của Sài Gòn vào những thập niên trước 1950. Thuốc phiện có thể được dùng để hút, nhưng cần nhiệt độ cao để chất alkaloid bốc hơi, vì thế người ta thường sử dụng những ống điếu đặc biệt, gọi là "dọc tẩu", mỗi khi hút. Người hút nằm bên cạnh chiếc đèn dầu lạc, thổi vào chiếc dọc tẩu phía trên than hồng để tăng nhiệt. Khi thuốc phiện bay hơi, người hút bắt đầu hít vào để "phê".

Cảnh hút thuốc phiện thời xưa

Theo Wikipedia, trước khi khám phá ra cách đốt và hút (bắt chước từ người thổ dân châu Mỹ hút thuốc lá), người Âu Á thường nhai hoặc uống thuốc phiện. Trong thế kỷ 17 - 18 thuốc phiện xuất hiện với tên gọi madak, một loại thuốc pha trộn á phiện và thuốc lá. Đến thế kỷ 19, madak bị cấm ở Trung Quốc, thuốc phiện nguyên chất được người chơi hút nhiều hơn và bắt đầu lan tràn khắp nơi trên thế giới.

Trong thế kỷ 19, hoạt động buôn lậu thuốc phiện tới Trung Quốc xuất phát từ Ấn Độ, đặc biệt là hoạt động của người Anh, đó cũng là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến mang tên Chiến tranh Nha phiến (thuốc phiện). Hậu quả của cuộc chiến này là Vương quốc Anh đã chiếm giữ Hồng Kông và thảo ra một thỏa ước mà người Trung Quốc gọi là "sự xỉ nhục thế kỷ". Buôn bán thuốc phiện đã trở thành một trong những nghề thu lời lớn nhất và được nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Harvard, ông John K. Fairbank, đánh giá là "tội ác kéo dài nhất và mang tính hệ thống quốc tế trong thời hiện đại."

Hút thuốc phiện tại các nước Phương Tây

Một cách thông dụng khác là làm bay hơi thuốc phiện trên một tấm kim loại được đun nóng từ phía dưới bằng hộp quẹt. Hơi thuốc sau đó được hít vào thông qua một ống nhỏ. Đây là giây phút được gọi là "lên tiên", và đây cũng là một cách chung để hút các thuốc có hòa thuốc phiện khác – morphine, heroin –  mà ta thường thấy trong các loại ma túy ngày nay.

Cây anh túc thuốc phiện là loại cây vườn phổ biến, có hoa đa dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Vỏ hạt khô thường được dùng để trang trí và các hạt nhỏ có chứa một lượng chất alkaloids còn được dùng làm lớp mặt phổ biến và có hương thơm của bánh mỳ và bánh ngọt.

Dòng nhựa từ cây anh túc

Sách Quốc văn giáo khoa thư từ thời Pháp thuộc đã lên tiếng cảnh báo về thuốc phiện:

Trông thầy Chánh Còm ai cũng biết là người nghiện. Trước kia, thầy là người béo tốt phương phi, tinh nhanh khôn khéo, mà bây giờ thì mặt bủng, da chì, xo vai, rụt cổ, giọng nói khàn khàn, cái môi thâm sịt, nom người lẻo khẻo như cò hương. Thầy mới ăn thuốc phiện mấy năm nay mà đã khác hẳn đi vậy [thời xưa người ta thường nói ‘ăn thuốc’ theo tiếng Tàu ‘Xực Dzín’ chứ không dùng từ ‘hút’ như ngày nay – NNC].

“Thầy Chánh Còm từ khi đa mang thuốc xái đến giờ, thành ra lười biếng, chậm trễ. Sáng dậy, ít ra cũng phải mươi lăm điếu mới mở mắt ra được, và cả ngày chỉ quanh quẩn cạnh bàn đèn, chỉ cái xe, cái lọ, ngoài ra không thiết đến việc gì nữa.

“Xem thế mới biết thuốc phiện là một thứ thuốc độc rất hại. Nó hại cho sức khoẻ, hại tinh thần. Nó làm cho mất thì giờ, mất tiền của, có khi mất cả phẩm giá con người nữa. Vậy ta chớ nên hút thuốc phiện”.

Chân dung một đệ tử Phù dung

Sách thì giáo dục học sinh như thế nhưng trên thực tế thuốc phiện được chính phủ bảo hộ độc quyền nhập cảng và điều hành việc phân phối. Tiệm thuốc phiện thời xưa có một bộ mặt khá kỳ lạ: trước cửa không treo biển hiệu mà chỉ gắn một bảng trắng kẻ hai chữ RO (Régie Opium) tức là Công quản thuốc phiện.

Pháp-Việt đuề huề bên bàn đèn

Mùi thuốc phiện nướng bốc lên thơm phức như thúc giục khách bước nhanh vào tiệm hút. Các bộ ván gõ bóng loáng với những chiếc gối sành mát lạnh như vẫy tay chào mời khách ngả lưng. Trong Người Bình Xuyên tác giả Nguyên Hùng đã mô tả:

“Hai Vĩnh cúi xuống tấm cửa nhỏ tí ti, vừa đủ thò bàn tay vào trao tiền và nhận thuốc phiện rót trong vỏ sò. Cửa nhỏ như cửa ghi-sê bưu điện bán tem. Xong anh đi thẳng vô trong, chọn chỗ nằm ưng ý. Anh cởi áo sơ mi mắc lên móc, cởi giày rồi nằm xuống ván, kê đầu trên gối sành phết men xanh.

Trong buồng thuốc, một lão ốm tong teo lui cui rót vài giọt đen sệt vào vỏ sò, thận trọng như một chủ hiệu kim hoàn cân vàng trên cân tiểu ly - vì đây cũng là vàng. Một a xẩm mang vỏ sò ‘vàng đen’ ấy đến tận nơi Hai Vĩnh nằm. Anh ra dấu bảo a xẩm làm thuốc cho mình.

Với ngón tay điêu luyện, ả điều khiển các giọt đen sệt ấy trên ngọn đèn dầu như một nhà ảo thuật. Không mấy chốc, dọc tẩu đã nạp. Hai Vĩnh rít một hơi. Khói thơm từ mũi phả ra cuồn cuộn. Anh có cảm tưởng như thoát trần, thân xác nhẹ nhàng như bay bổng trên mây.

Làm đủ một cặp, thấm thuốc anh nằm đê mê, nửa say nửa tỉnh. Bao nhiêu ưu phiền, nghèo túng, thất tình đều bay theo làn khói về chốn hư vô. Anh nằm như thế không biết bao lâu cho đến lúc đồng hồ Oét-min-tơ thong thả đổ chuông rồi gõ chín tiếng. Bỗng nhiên Hai Vĩnh thấy tỉnh táo, minh mẫn hơn bao giờ hết. Cuộc sống trần tục trở lại với anh:

“Ngày mai mình sẽ tiếp tục kéo cày. Ôi chao, chán làm sao cái kiếp làm công trong cái nhà máy tối tăm bụi bặm! Và không còn gặp lại ‘cố nhân’ mỗi tháng một lần vào ngày nước rong để an ủi kiếp sống cô đơn!”.

Hít tô-phe không phân biệt nam nữ

Duyên Anh cũng đã từng viết trong Sài Gòn ngày dài nhất, diễn tả tâm trạng sợ hãi của người ở lại Sài Gòn trong ngày 30/4/1975: 

Thuốc phiện lâu say mà say lâu. Và hễ say, dao kề cổ vẫn tỉnh bơ, bởi chẳng còn ý thức nổi không gian, thời gian, nói chi sự việc quanh mình. Dẫu mắt vẫn mở. Mắt mở không phải là thức. Dù mắt nhắm. Mắt nhắm không phải là ngủ… Giá tôi được chết say thuốc phiện, tôi sẽ hoan hỉ vô cùng. Tôi sẽ vượt khỏi sợ hãi chờ chết”.

Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy, một đệ tử trung thành trong "làng bẹp", nổi tiếng tại Sài Gòn có tiệm Amy ở đường Verdun (sau này đổi tên là đường Hàm Nghi). Tiệm Amy nằm trong dẫy nhà mà mười mấy năm về sau tòa nhà Việt Nam Thương tín được xây dựng. Ngoài ra còn phải kể đến tiệm hút d’Ormay ở đường d’Ormay (sau này là đường Nguyễn Văn Thinh), ngay sát đường Catinat, từ Hotel Continental đến tiệm hút d’Ormay chỉ có mấy bước.

Tiệm hút d’Ormay đã được Graham Green mô tả trong tiểu thuyết The Quiet American. Sau này, Graham Green viết Ways of Escape, một loại hồi ức văn chương, qua đó người đọc biết ông có mang về Anh một cái dọc tẩu "hít tô phe" như là một kỷ vật của chủ tiệm người Tàu rất thân thiết, trên đường Catinat. "Cây gậy thiêng liêng" đó còn nằm trên một cái dĩa tại căn phòng của Greene, ở Albany. Tuy có bị sứt mẻ vì thời gian vẫn được ông coi là một ‘kỷ vật’ của những ngày hạnh phúc tại Việt Nam.

Dọc tẩu hay ‘cây gậy thiêng liêng’

Vũ Trọng Phụng trong Vỡ Đê đã để nhân vật tên Khoái nói một câu… ‘để đời’: “Người Việt Nam ở Thế kỷ Hai Mươi này mà lại không hút thì còn ra cái thể thống chó gì nữa”. Xin nói cho rõ hơn, hút ở đây không phải là hút thuốc mà là hút… thuốc phiện!

Vũ Hoàng Chương, một đệ tử trung thành của thuốc phiện, đã có những câu thơ ‘xuất thần’ từ làn khói thuốc trong bài thơ Quên:

Hãy buông lại gần đây làn tóc rối,
Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên.
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói
Đưa hồn say về tận cuối trời Quên

“Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói”

Hồi đó, người có tiền đều có bàn đèn dầu lạc ngay tại nhà nhưng thỉnh thoảng các ông ‘làng bẹp’ cũng đến tiệm nằm chơi, đấu hót với các bạn. Cũng cần nói thêm, dân hút thuốc phiện được gọi là thuộc "làng bẹp" vì cái tai họ bị bẹp dí do nằm hút lâu năm. Ngoài ra, thuốc phiện còn được nhân cách hóa là Nàng Tiên Nâu, Ả Phù Dung hay Cô Ba Phù Dung vì có sức quyến rũ của một người phụ nữ đa tình.

Nàng Tiên Nâu, Ả Phù Dung hay Cô Ba Phù Dung
(Tranh của Cécile Paul-Baudry)

Lúc còn ở khu vực Lăng Cha Cả, tôi đã có một thời gian dài phải ngửi khói thuốc phiện từ căn nhà phía dưới của ông Khang, nghe người ta gọi là ông giáo Khang. Ông giáo về hưu có bàn đèn đặt ngay trong nhà và mỗi lần ông hút là mùi khói thuốc phiện tỏa lên căn gác tôi ở ngay phía trên.

Suốt bao nhiêu năm trời là hàng xóm rất gần với người hút thuốc phiện nhưng quả thật tôi chưa một lần chứng kiến cảnh ông giáo Khang nằm phê thuốc phiện. Ông chỉ hút khi đã đóng kín cửa, thế nhưng mùi ngai ngái của khói thuốc vẫn lan tỏa khắp chung quanh.

Gia đình ông Khang, người Bắc di cư năm 1954, cũng là một điển hình một gia đình "tứ đổ tường": ông chồng thì hút sách, bà vợ thì mê đánh chắn và 3 cô con gái thì khoái ‘đậu chến’ tứ sắc. Còn chuyện "trai gái" của 3 cô – Hồng, Điệp và Hằng – chắc chắn cũng phải ly kỳ vì không thấy chồng đâu mà cô Hồng, chị cả, có tới 2 đứa con gái, cô em cũng có 2 con và cô út tên Hằng cũng có một đứa con trai.

Thế giới ma quái của thuốc phiện
(Tranh của A. Matignon)

Người ta nói con thằn lằn trong phòng của người hút thuốc phiện cũng bị ghiền vì hít khói thuốc. Cũng may, gia đình tôi không ai bị ảnh hưởng từ khói thuốc phiện của ông giáo Khang như chuyện con thằn lằn. Thêm một điều may mắn là khi đi khỏi xóm Bùi Thị Xuân thuộc khu Lăng Cha Cả, các con tôi đã không bị những tác động tiêu cực từ gia đình ông giáo Khang!

Thế mới biết, các cụ thường nói, "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chưa chắc đã đúng. Trong trường hợp của tôi, có lẽ câu "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là đúng hơn cả!

***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 4 – Thời quân ngũ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

  1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
  2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
  3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
  4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
  5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
  6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
  7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
  8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
  9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

*********

1 Comment on Multiply

huutien73 wrote on Oct 7, '10
Ngày xưa người SG cũng ăn chơi ghê quá nhỉ?

--> Read more..

Huyền thoại giang hồ Sài Gòn

Giang hồ, theo một số học giả, có chiết tự từ tên con sông Tam Giang và hồ nước Ngũ Hồ bên Tàu. Đây là những địa danh có nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh. Thế nhưng, khi nói đến dân giang hồ người ta liên tưởng ngay đến những tay anh chị ‘lục lâm thảo khấu’, ‘đầu trộm đuôi cướp’, ‘đâm thuê chém mướn’ hay nói theo từ vựng của thời nay là ‘xã hội đen’.

Thế giới ngầm thường chứa đựng nhiều huyền thoại vì người ta thường thêm thắt những chi tiết không có thực để tô điểm về cuộc đời của các ‘anh hùng hảo hán’. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu 3 loại giang hồ điển hình của Sài Gòn xưa: giang hồ trí thức, giang hồ lục lâm và giang hồ anh chị.

Giang hồ trí thức: Sơn Vương Trương Văn Thoại

Nhân vật ‘giang hồ - trí thức’ nổi tiếng ở miền Nam, thập niên 30, là Sơn Vương Trương Văn Thoại với thành tích 34 năm ngồi tù, trong đó có 32 năm khổ sai ở Côn Đảo. Ngoài việc nổi tiếng là một tên cướp ‘trọng nghĩa’ và ‘hào hoa’, Sơn Vương còn là một nhà văn được nhiều người đọc hâm mộ.

Ở vào tuổi thanh niên, Trương Văn Thoại vùi đầu vào sách, từ loại kiếm hiệp Tàu và tiểu thuyết Tây viết về những tên cướp nghĩa hiệp, từ Robin Hood của A. Dumas đến Carmen của Merimée. Đặc biệt, Trương Văn Thoại cực kỳ say mê nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Phú Đức: Bách-xi-ma lái ... ‘khúc dồi’ phóng như bay đuổi theo Hoàng Ngọc Ẩn đang cưỡi trên ... Điếu Xì Gà.

Cuối năm 1925, mới hơn 16 tuổi, Trương Văn Thoại đã quyết chí bỏ làng theo tiếng gọi… giang hồ. Anh thanh niên giàu nghĩa khí đã bỏ ra hơn 6 năm trời lăn lộn khắp vùng núi Thị Vải, núi ông Trịnh, núi Mây Tào ở Long Hải, Bà Rịa, để theo một đại lão sư, mai danh ẩn tích nhằm học võ và học đạo.

Năm 1931, Thoại hạ sơn về Sài Gòn, sống lăn lóc cùng giới thợ thuyền. Những năm đầu thập kỷ 30, lề đường De la Some (Hàm Nghi) được coi là nơi tập trung của đủ hạng người. Từ các thầy bói, kính đen che mắt, đến các văn nhân, chủ báo cũng có mặt tại đây. Trong số những người làm báo, Trương Văn Thoại làm quen với Nguyễn An Ninh, chủ bút tờ La Cloche Fêlée (Tiếng Chuông Rè). Cảm phục ý chí và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh, Trương Văn Thoại đã dần dần bước vào nghiệp cầm bút, trở thành một cộng sự đắc lực của tờ La Cloche Fêlée.

Sơn Vương Trương Văn Thoại

Theo Hán tự, chữ "Thoại" được ghép bởi 3 chữ Sơn, Vương và Nhi. Bút danh Sơn Vương được Thoại khai sinh từ đó. Chẳng bao lâu, tên tuổi Sơn Vương đã khá nổi danh trong nghề cầm bút. Những bài báo của ông thổi vào công luận một dư âm lạ, đầy màu sắc bình dân và nỗi cảm thông sâu sắc đối với tầng lớp bần cùng.

Có thể xem Sơn Vương như một người tiên phong có công trong việc cách tân nền tiểu thuyết Việt Nam thời đó. Ông chuyên viết ‘tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình’ nhưng tác phẩm của Sơn Vương đã có sự thay đổi lớn lao về mặt hình thức. Nhân vật ‘tướng cướp nghĩa hiệp’ cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo của Sơn Vương đã đoạn tuyệt hẳn với hình tượng ‘thanh gươm lưng ngựa’ thời trước. Thay vào đó là các trang công tử lái xe hơi như bay, bắn súng lục bằng cả hai tay và ném tạc đạn như đồ chơi. Đáng kể nhất là 3 tác phẩm của Sơn Vương: Luật rừng xanh, Chén cơm lạtTướng cướp hào hoa.

Sách về Sơn Vương

Trong hơn hai năm (1931-1933), Sơn Vương đã đơn thương độc mã, gây ra hàng chục vụ cướp kinh thiên động địa nhắm vào các phú hộ khắp các vùng từ Đồng Nai đến Sài Gòn, Long An nhưng tung tích vẫn không hề bị lộ. Người ta chỉ thầm ngưỡng mộ một Sơn Vương - nhà văn - cao gầy dong dỏng nói năng nhỏ nhẹ, thường ngồi trọn buổi sáng bên lề đường với một bộ xá xẩu bằng lụa Tân Châu để bán sách của chính mình.

Con mồi lớn nhất của Sơn Vương là René Gaillard, Giám đốc hãng cao su Mimot. Sau một thời gian theo dõi, Sơn Vương biết rõ hàng tháng Gaillard cùng một tài xế và một vệ sĩ trên chiếc Peugeot đến Ngân hàng Đông Dương để lĩnh tiền về phát lương cho công nhân. Số tiền mỗi kỳ lên đến 50.000 đồng. Sơn Vương quyết định sẽ chặn xe cướp vali tiền với một… khẩu súng giả!

Vụ cướp táo tợn được đồn khắp Sài Gòn chỉ một ngày sau. Dân nghèo được một phen hả dạ, bởi kẻ bị trừng trị là một ‘Tây thực dân’ khét tiếng tàn ác. Giới lục lâm Sài Gòn - Lục tỉnh cũng thầm khen tác giả của vụ cướp - dù chẳng biết là ai - bạo gan và chơi rất bảnh, khiến tên chủ Tây vừa mất tiền vừa mất mặt.

Giới giang hồ Nam kỳ nói chung có màu sắc nghĩa hiệp, là một đặc tính của người dân ‘đàng trong’, trọng danh dự và nhân nghĩa. Với Sơn Vương, chuyến ‘đi hát’ đó (một từ lóng chỉ chuyện cướp bóc của giới giang hồ thời đó) lại là tai hoạ và cũng là vụ cướp cuối cùng trong cuộc đời ngang dọc.

Kẻ bị cướp - René Gaillard - vốn cũng xuất thân từ một tên cướp khét tiếng của đảo Corse. Tuy đã giã từ nghề thảo khấu nhưng trong huyết quản Gaillard, dòng máu đảo Corse vẫn còn ngùn ngụt. Bị Sơn Vương cướp tiền, Gaillard tuyên bố: Thưởng 5.000 đồng bạc Đông Dương - một phần mười số tiền bị cướp - cho bất cứ ai tìm ra tung tích thủ phạm.

Bazin - tên mật thám khét tiếng tàn ác sau này - đang là một cò tập sự ở bót Catinat. Y xua hết mã tà, lính kín dưới quyền ra sức điều tra, lùng sục, quyết giật cho được món tiền 5.000 đồng mà Gaillard đã rêu rao. Vốn là cáo già, Bazin rất quan tâm đến những chi tiết vụ cướp. Y nhanh chóng nhận ra rằng, loại xe hơi Clément Bayard chặn đường cướp tiền của Gaillard cả Sài Gòn chỉ có không hơn 10 chiếc (xe hơi hiệu Clément Bayard được sản xuất từ Pháp từ năm 1903 đến 1922).

Xe hơi hiệu Clément Bayard

Bazin liên tục gọi tài xế và chủ nhân của những chiếc xe hơi loại này lên làm ‘ăng kết’ (biên bản điều tra). Bị tra hỏi quá nhiều lần, Năm Đường (chủ nhân chiếc xe đã cho Sơn Vương mượn để ‘đi hát’) biết chắc sẽ bị bại lộ nên vội ra đầu thú, nộp lại 10.000 đồng được chia sau vụ cướp đồng thời khai ra tên Sơn Vương. Một tháng sau, Sơn Vương bị toà tiểu hình kết án năm năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo.

Tháng 7/1936, một số tù nhân ở Côn Đảo được phóng thích. Sơn Vương cũng được xét trả về đất liền, tiếp tục thụ hình tại Hà Tiên. Trong tù, Sơn Vương đã hô hào tù nhân đập phá khám khiến chủ tỉnh Hà Tiên đã quyết định đày Sơn Vương ra đảo Phú Quốc.

Từ Phú Quốc trở về, chỉ một năm sau, Sơn Vương lại bị tống vào tù. Lần này ông bị bắt vì một lý do… lãng xẹc. Tại ghi-sê bán vé của một rạp chiếu bóng ở Chợ Lớn, Sơn Vương bị một gã hung hăng đạp giày đau điếng. Ông đẩy hắn ra, tên này lập tức nhảy vào đánh Sơn Vương. Cáu tiết, ông xô mạnh, tên gây sự bật ngửa ra sau, ngã chỏng gọng. Rất không may, kẻ gây sự lại là ... sếp mật thám của bót Polo trong Chợ Lớn.

Ra toà, Sơn Vương bị kết tội du đãng, bị đưa đi giam giữ tại trại Pursat (Cao Miên). Sơn Vương trốn trại và tìm đường qua Thái Lan nhưng không lâu sau, ông lại bị bắt khi tìm cách về lại Sài Gòn. Lần này ông bị kết án 10 năm tù vì tội vượt ngục, bị tống vào phòng 17, bót Catinat. Đầu năm 1942, ông bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

Nhà tù Côn Đảo ngày nay

Trong thời gian ở Côn Đảo, Sơn Vương giết một ‘ăng ten’ trong số tù nhân. Với tội mới, Sơn Vương lại phải nhận thêm một án chung thân khổ sai nữa. Theo quy định, án chung thân hồi đó được tính là 32 năm. Tổng cộng, đời Sơn Vương đã 4 lần nhận án gồm 1 lần 5 năm, 1 lần 10 năm và 2 án chung thân khổ sai (32 năm). Tính ra ông phải nhận mức án những 79 năm tù ...

Năm 1984, Sơn Vương trở lại quê nhà ở Gò Công và mất tại đó vào năm 1987, chấm dứt một cuộc đời ‘trí thức giang hồ’.

Giang hồ thảo khấu: Bình Xuyên

Đến thập niên 50, nổi bật trong giới giang hồ có lực lượng Bình Xuyên, nguyên thủy là tên của ấp Bình Xuyên thuộc làng Chánh Hưng, Nhà Bè. Sau năm 1945, danh xưng Bình Xuyên được dùng để chỉ Lực lượng Bình Xuyên với nòng cốt là dân giang hồ miền Nam, hoạt động ở vùng ven Sài Gòn trong suốt 10 năm, từ 1945 đến 1955.

Từ năm 1948, Bình Xuyên là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp dưới danh xưng Công an Xung phong, địa bàn hoạt động ở xung quanh Sài Gòn. Với sự đồng thuận của Pháp, Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ, cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn - Chợ Lớn trong đó phải kể đến Casino Grand Monde (Đại Thế Giới), Casino Cloche d'Or (Kim Chung), Bách hóa Noveautes Catinat.

Lê Văn Viễn (tức Bảy Viễn) là người chỉ huy Bình Xuyên, hợp tác với Bảo Đại để thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Thành phần này là lực lượng Bình Xuyên được biết đến nhiều nhất vào thập niên 1950. Sau Hiệp định Genève (1954), Bình Xuyên đúng ra phải nhập vào Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng lại không tòng phục.

Lê Văn Viễn sinh năm 1904 tại xã Phong Đước, quận Cần Giuộc, Chợ Lớn, thuộc gia đình điền chủ. Bảy Viễn học hết trường làng đến lớp ba thì bỏ nhà đi lưu lạc giang hồ. Trong thời gian khoảng 10 năm, Bảy Viễn học võ ở nhiều nơi. Sau đó Bảy Viễn xưng anh chị tại trường đua Phú Thọ, tập hợp được một số du đãng em út. Vùng hoạt động của nhóm Bảy Viễn bấy giờ là Chợ Thiếc, An Bình, Cù lao Chánh Hưng và xóm Phạm Thế Hiển từ cầu Hiệp Ân đổ xuống cầu Chữ Y.

Sách về Bảy Viễn

Với tiền đánh cướp ở các chợ vùng ngoại ô như Cần Giuộc, Nhà Bè, Giồng Ông Tố, Bảy Viễn sắm xe lô-ca-xông cho thuê, đôi khi còn dùng các xe này để đi ăn cướp. Bảy Viễn cũng chịu ảnh hưởng nặng loại tiểu thuyết ‘ăn cướp, bắn súng, lái xe đua’ như Bách-si-ma, Hoàng Ngọc Ẩn của nhà văn Phú Đức nổi tiếng thời bấy giờ. Ăn mặc đúng thời trang, Bảy Viễn lái xe tới những tiệm vàng ở các chợ quận, mua cả bụm vàng rồi để lại một băng đạn trước khi lên xe vọt mất.

Tháng 7/1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính, thành lập chính phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Lê Văn Viễn đòi được tham chính và đưa ra yêu sách lập chính phủ mới. Lực lượng Bình Xuyên cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo còn lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chính phủ phải có danh sách mới trước ngày 26/3/1955.

Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4/1955, quân Bình Xuyên đánh thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y, lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn và rút về Rừng Sát.

Cuộc chiến giữa quân chính phủ và Bình Xuyên
trên đường phố Sài Gòn

Bảy Viễn bị bắt với 17 tiền án ăn cướp có súng, bị kêu án 15 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Mười lăm ngày sau, Bảy Viễn vượt ngục bằng bè và được thuyền đánh cá vớt. Một năm sau hắn lại bị bắt đưa ra Côn Đảo. Hai tháng sau hắn lại trốn về đất liền. Nhà tù Côn Đảo mở cuộc điều tra tìm hiểu vì sao Bảy Viễn trốn quá dễ dàng như vậy? Nguyên do là Bảy Viễn có tay em ngoài đảo sẵn sàng giúp ‘đại ca’ đóng bè làm buồm, tiếp tế cơm khô, nước ngọt. Một số 'thầy chú' cũng ngán Bảy Viễn nên cố tình nhắm mắt làm ngơ.

Tháng 9/1955 Ngô Đình Diệm phái đại tá Dương Văn Minh (Big Minh) mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sát. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên.

Giang hồ anh chị: Đại Cathay

Đến thập niên 60, nổi bật nhất trong giới giang hồ có Đại Cathay. Người ta nói nhiều về một Đại Cathay, với mái tóc bồng bềnh, quần Jean, giày cao cổ ‘đờ-mi-bốt’, trên môi không rời điều thuốc và chiếc hộp quyẹt Zippo... Những gì mà Đại Cathay đã tạo dựng chỗ đứng của mình trong giới giang hồ thật khác biệt và đã trở thành… huyền thoại. Đối với Đại Cathay, sự liều lĩnh không được đánh giá cao bằng lối sống ‘giang hồ tình nghĩa’.

Đại sinh năm 1940, con của Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ hảo hớn ở khu vực chợ Cầu Muối. Khi còn nhỏ Đại sống với cha mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội (nay là đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4). Cả cha lẫn mẹ đều nghèo, làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, cạnh Chợ Cũ, Quận 1.

Cầu Khánh Hội (phía trước) và Cầu Mống (phía sau)

Đại thường xuyên trốn học và chơi với đám trẻ con bụi đời cạnh vựa củi. Hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt rất ngầu, tính phóng khoáng, lại rất ‘lì đòn’. Những đức tính được ‘thừa kế’ từ cha đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh mến mộ. Mới 10 tuổi, ‘thủ lĩnh’ Đại đã thường xuyên luồn lách vào các chợ ăn trộm dưa, chuối về chia cho chúng bạn.

Đại bỏ học, sang vườn hoa Cầu Mống đánh giày, bán báo. Khu vực làm ăn của Đại là xung quanh ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Nguyễn Công Trứ gần rạp xi-nê Cathay. Không ngày nào trước cửa rạp hát không xảy ra những vụ đánh lộn giành khách giữa đám trẻ bụi đời. Lì lợm và liều lĩnh, Đại lăn xả vào đối thủ, liên tục tấn công, dù kẻ đó có cao hơn, to hơn.

Trăm lần như một, Đại luôn là kẻ chiến thắng, dù tay chân mặt mũi đầy thương tích. Nghiễm nhiên, hắn trở thành thủ lĩnh của đám nhóc tì du thủ du thực trong khu vực. Cũng vì thế, gã đã ráp thêm ‘tên địa bàn hoạt động’ vào sau tên cúng cơm để trở thành Đại Cathay, một đại ca hùng cứ trên đường Nguyễn Công Trứ. Đó là năm 1954, lúc Đại mới 14 tuổi.

Rạp hát Cathay ngày xưa

Trở thành ‘anh chị’, Đại được quyền sống mà không mó tay vào bất cứ việc gì. Hắn vẫn đóng thùng đánh giày, nhưng là để giao cho đàn em ‘đi làm’ mang tiền về nộp. Được cái, hắn rất hào phóng. Đại Cathay chia hết tiền cho đàn em, chỉ giữ lại cho mình 1 khoản nhỏ, đủ cà phê, thuốc lá cho ngày kế tiếp. Vì vậy, đàn em rất khoái và chịu nghe lời "anh Đại". Ở đây ta thấy giới giang hồ miền Nam rất trọng ‘đạo nghĩa’ và ‘công bằng’ dù trình độ văn hóa của họ rất thấp.

Nằm ngay cạnh khu vực của Đại Cathay là bót cảnh sát quận Nhì, thường được gọi là bót Dân Sinh, nổi tiếng dữ dằn. Rất nhiều lần, sau khi dẫn đàn em đi chinh phạt các khu vực khác hoặc đánh dằn mặt người của các băng nhóm đến giành lãnh địa, Đại Cathay đã bị xách tai lôi về bót. Cuối cùng, cảnh sát tống Đại Cathay vào trại tế bần ở Thủ Đức. Sau nhiều lần vào trại rồi trốn ra khỏi tế bần, Đại Cathay càng liều lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn, và càng lao đầu vào những trận thư hùng.

Năm 1955, Đại Cathay chuyển sang sinh sống ở khu vực hãng phân Khánh Hội, cạnh Nhà máy thuốc lá Bastos. Đám giang hồ khu vực này ‘nghênh đón’ Đại Cathay khá nồng nhiệt bằng những trận hỗn chiến. Một lần nữa, sự lì đòn của Đại lại giành phần thắng. Toàn bộ khu vực Khánh Hội, quanh cầu Ông Lãnh, gồm toàn dân giang hồ ở bến tàu, vựa cá, vựa rau cải đều quy phục dưới trướng của Đại Cathay.

Hãng thuốc lá Bastos (Khánh Hội)

Đầu những năm 1960, thuyết hiện sinh và phong trào hippie bắt đầu thâm nhập Sài Gòn. Đại Cathay tuy ít học nhưng cũng không hề kém cạnh các bậc trí giả trong khoản ăn chơi. Đám nghệ sĩ, trí thức cũng nể Đại Cathay vì tính chịu chơi và khoái vẻ ngang tàng, bụi bặm của gã.

Nguồn lợi lớn hơn cả mà Đại Cathay thu được lại không phải từ tiền thuế ‘bảo kê’. Chính giới doanh nghiệp làm ăn lớn là kẻ tình nguyện đóng góp đều đặn để Đại nuôi quân, đồng thời để nhờ vả Đại làm hậu thuẫn khi cần gây sức ép hay giành giật trên thương trường với kẻ khác. Cả anh em tỉ phú Hoàng Kim Qui (vua kẽm gai), Xí Ngàn ‘mặt rỗ’ (vua thuốc Bắc), La Thành Nghệ (vua thuốc đỏ) và hơn chục ông vua các ngành nghề khác của người Hoa là những người đều đặn chu cấp cho Đại. Cũng nhờ uy thế của các ‘vua’, Đại Cathay cũng làm quen và "chơi chịu" với khá đông nhân vật quyền thế và tên tuổi khác.

Sài Gòn thập niên 60 nổi tiếng có ‘tứ đại giang hồ’ gồm Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế. Cả miền Nam đều biết tiếng ‘tứ nhân bang’, nhất là sau khi cuốn tiểu thuyết Điệu ru nước mắt của nhà văn Duyên Anh ra đời. Sau một trận hỗn chiến giữa ‘tứ đại giang hồ’, Đại Cathay lên đứng đầu nhóm và một trận chiến kinh hồn với băng đảng người Hoa của Tín Mã Nàm đã đưa Đại Cathay lên ngôi ‘bang chủ’ trong một đế chế mà khắp Sài Gòn – Chợ Lớn chẳng có một băng nhóm nào dám đối đầu.

Cả một bộ máy quân sự khổng lồ của miền Nam dưới thời Nguyễn Cao Kỳ hình như cũng phải ‘xuống nước’. Tướng ‘Sáu Lèo’ Nguyễn Ngọc Loan (khi đó nắm quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát) ngỏ ý mời Đại Cathay về làm đại úy cảnh sát để ‘dĩ độc trị độc’. Đại Cathay thẳng thừng từ chối: “Tôi xuất thân du đãng, làm sao có thể quay lưng diệt du đãng được? Nếu tôi nhận lời, du đãng không chém, tôi cũng chết vì thân bại danh liệt”.

Bức hình gây nhiều tranh cãi:
Tướng Loan xử tử Bảy Lốp trong Tết Mậu Thân 1968

Đại và cả đám đàn em bị tống ra Trung tâm hướng nghiệp tại đảo Phú Quốc, hay còn gọi là ‘Trại Cửu Sừng’. Đây là nơi lưu đày những tên lưu manh ngoại hạng dày thành tích bất hảo nhưng không có chứng cớ để bắt quả tang, do chính Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đề nghị thành lập nhằm “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn luật pháp”.

Người vợ cuối cùng, cũng là cuộc tình sâu nặng nhất của Đại Cathay, là cô Nhân, con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đối diện với vũ trường Olympic. Nhân ở lại Sài Gòn, biết chắc rằng loại ‘tù không án’ như chồng mình e khó có ngày về. Cô cùng anh trai vung tiền ra tìm cách cứu Đại Cathay.

Khi biết cô Nhân đang tìm cách lo lót tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục… Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã chỉ đạo cứ để cho Đại Cathay thực hiện kế hoạch. Đến giờ chót, theo lệnh tướng Loan, toàn bộ toán lính gác của trại hướng nghiệp bất ngờ bị đổi. Toán lính gác mới ráo riết truy kích đám tép riu, còn riêng Đại Cathay được cố tình cho đào thoát vào núi Tượng.

Sau đó, tướng Loan cho một tiểu đội biệt kích do thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy kích Đại. Trần Tử Thanh sau này đã từng khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài Gòn trước 1975 rằng chính tay mình đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.

Trên đây chỉ là lời đồn đại, ‘đoán non đoán già’ về ngày tàn của Đại Cathay. Huyền thoại về cuộc đời và cái chết của Đại Cathay vẫn có nhiều chi tiết chưa được làm rõ về một tên ‘giang hồ ngoại hạng’.

***

Chuyện của giới giang hồ miền Nam là một kho tàng vô tận, chuyện thật cũng có, người đời thêu dệt thành huyền thoại cũng không ít. Chẳng hạn như cuộc đời các tướng cướp Bạch Hải Đường, Điền Khắc Kim, những tay anh chị như Tín Mã Nàm và gần đây nhất là ông trùm Năm Cam…

Thế giới của họ là ‘thế giới ngầm’ mà người thường không thể dễ dàng tiếp cận và đó cũng là lý do khiến người đời ‘thêm mắm thêm muối’ để trở thành huyền thoại. Tuy nhiên, vẫn có một sự thật và muôn đời vẫn là sự thật:

Chơi dao sẽ có ngày đứt tay”.


(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 4 – Thời quân ngũ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

  1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
  2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
  3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
  4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
  5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
  6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
  7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
  8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
  9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

**********

4 Comments on Multiply

huutien73 wrote on Oct 5, '10
Sao anh Chính không cung cấp thêm thông tin của những đại ca giang hồ kia hiện tại sống ở đâu và làm gì? còn sống hay đã mất?

nguoigiaonline wrote on Oct 5, '10
Dĩ nhiên không có gì đảm bảo tất cả những câu chuyện truyền khẩu ấy là hoàn toàn thật. 
BTW, cảm ơn anh Chinh về tất cả các entry, photo đã và đang post. Chúc anh còn khỏe thật lâu để viết nhé.

biengbiec wrote on Oct 7, '10
Cám ơn anh về những tài liệu này.

thahuong82 wrote on Dec 27, '11
Xem cũng rất thú vị về những tay giang hồ hảo hán của đất SG thuở xưa.

***

Bình luận trên Facebook:






--> Read more..

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Triệu phú Sài Gòn xưa

Tôi vốn xuất thân ‘phó thường dân’. Từ thời thực dân Pháp, đến Việt Nam Cộng hòa rồi lại ‘đổi đời’ sang Xã hội Chủ nghĩa… thời nào tôi cũng là anh ‘phó thường dân’ nên rất khó viết về những nhân vật vang bóng một thời của Sài Gòn xưa. Họ là những ‘nhân vật nổi tiếng’ (cả tiếng ‘lành’ lẫn tiếng ‘dữ’) nên rất khó len vào ‘thế giới’ của họ. Có chăng chỉ là những góp nhặt các tư liệu để viết về họ.

Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu Chương 4: Thời quân ngũ không có ít dòng về những nhân vật này. Họ chính là những ‘viên gạch vàng’ và cũng có thể là những ‘hòn đất xấu xí’ trong việc xây dựng một cộng đồng nhiều màu sắc của Sài Gòn. Nhưng họ là ai?

Câu trả lời tùy thuộc vào việc xắp xếp họ theo nhóm. Có thể bao gồm những người cầm quyền, những ông tướng cầm quân, những người tranh đấu cho lý tưởng, những ‘thiểu số’ tài phiệt cầm trong tay tiền của ‘đa số’ dân chúng và kể cả những ‘anh hùng hảo hán’ nắm trong tay sinh mạng của người khác. Đâu đó trong Hồi Ức này có nói đến họ nhưng riêng trong bài viết này tôi chỉ chọn 2 nhóm: nhóm tài phiệt và nhóm giang hồ.  

Đối với Sài Gòn ngày xưa, giàu đến mức ‘triệu phú’ được coi là ‘nứt đố đổ vách’. Chẳng bù với thời nay, tiêu chuẩn giàu đã lên đến mức ‘tỷ phú’ hay cao hơn nữa là ‘triệu phú đôla’. Mới đây, theo một danh sách không chính thức, một số nhà giàu người Việt, đặc biệt là ‘tư sản đỏ’, thậm chí đã gia nhập ‘câu lạc bộ tỷ phú’ của thế giới. Tiền của họ từ đâu đến?

Hỏi tức là đã trả lời khi tệ nạn ‘tham nhũng có hệ thống’ đang hoành hành tại Việt Nam. Chính phủ luôn hô hào chống tham nhũng, nhưng chính những thành viên cấp cao trong nội các, như một ông thứ trưởng, cả đời tham gia cách mạng mà chỉ mới hơn chục năm tham chính làm sao có được cả triệu đô la chỉ để… cá độ bóng đá? Chế độ chuyên chính vô sản đã bị phá sản bởi chính những bàn tay tham nhũng của những người đã sống chết với lý tưởng đó.   

Theo đạo lý từ nghìn xưa, người ta chỉ trọng những người làm giàu một cách chân chính, bằng mồ hôi nước mắt và tài trí của chính mình. Những kẻ làm giàu ‘cơ hội’ cuối cùng cũng bị thế gian điểm tên, chỉ mặt. Ngạn ngữ Anh có câu: “Một lương tâm tội lỗi không cần kẻ buộc tội” (A guilty conscience needs no accuser). Mỗi con người đều có ngày phán xét cuối cùng của riêng mình. Hơn nữa, người Việt vẫn thường quan niệm, của phi nghĩa không bền, hoặc của thiên trả địa… Vấn đề chỉ là thời gian.

***

Ngày trước, Chú Hỏa (1845-1901) hay Hứa Bổn Hòa, Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, một thương nhân người Việt gốc Hoa, là một trong những người giầu nhất Sài Gòn. Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa), thuộc dòng dõi những người nhập cư vào miền Nam Việt Nam sau khi người Mãn Châu đánh bại nhà Minh.

Vào thời Pháp thuộc, để vinh danh Chú Hỏa, một con đường đã được mang tên Hui Bon Hoa và sau này, vào thời Đệ nhất Cộng hòa, đường được đổi tên thành Lý Thái Tổ, nơi có tiệm phở Tàu Bay nổi tiếng Sài Gòn với tô ‘xe lửa’. Trên đường Lý Thái Tổ, gần Ngã 6 Cộng hòa, có một cụm gồm 7 biệt thự chiếm một khu đất hình tam giác là tài sản của Chú Hỏa ngày nào. Hiện giờ khu ‘tam giác vàng’ này đã trở thành khu Nhà khách Chính phủ…

Khu 7 biệt thự của Chú Hỏa nằm ở góc đường Lý Thái Tổ gần Ngã Sáu Sài Gòn
(nay là Nhà khách Chính phủ)

Theo lời đồn đãi có tính cách ‘huyền thoại’, việc làm giàu của chú Hỏa ngoài sự cần cù, chịu thương chịu khó, cũng còn có chút may mắn. Người ta kể, có một ông Tây qua Nam kỳ làm ăn, sau một thời gian dài đã gom góp được một số tài sản rất lớn. Vì một tai nạn bất ngờ, ông chết mà chẳng kịp trăn trối. Luật sư yêu cầu con cái ông sang Việt Nam thừa kế di sản của người cha quá cố.

Người con này lại không có ý định sống ở Việt Nam nên cho phát mãi hết tài sản của cha mình. Tài sản này rất lớn, gồm nhà cửa, đồn điền, cơ sở kinh doanh và một số tiền lớn gửi ở ngân hàng. Người con bán tất cả đồ đạc trong nhà vì người chủ mới không muốn sử dụng đồ đạc của người chết.

Lúc đó chú Hỏa đang mua bán ve chai. Chú bèn đến thầu mua tất cả những đồ lặt vặt ấy. Trong số những đồ đạc linh tinh này, có một tấm thảm đã cũ nhưng còn dùng được. Chú Hỏa đem tấm thảm chải sạch bụi, định để bán lại thì khám phá ra cả một tài sản to lớn gồm vàng lá, tiền vàng, giấy bạc loại lớn và một số kim cương...

Có số tiền ‘từ trên trời rơi xuống’ này, chú Hỏa bắt đầu mua sắm nhà cửa, đất đai, xây nhà cho thuê, đầu tư kinh doanh và trở thành người giàu tiếng tăm nhất trong giới người Hoa lẫn người Việt tại thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20.

Từ một anh Tàu mua bán ve chai trên đường phố, Chú Hỏa nhập quốc tịch Pháp và đổi tên thành Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Chú Hỏa thành lập công ty Hui Bon Hoa, một công ty bất động sản sở hữu trên 20.000 (?) căn nhà ở Sài Gòn, đồng thời xây dựng rất nhiều công trình công cộng có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Khách sạn Majestic đường Tự Do, Bệnh viện Sài Gòn đường Lê Lợi, Bệnh viện Từ Dũ đường Cống Quỳnh, khu Nhà khách Chính phủ đường Lý Thái Tổ, nhiều ngân hàng, trụ sở thương mại ở Quận 5 và các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác đều của Chú Hỏa.

Dinh cơ đồ sộ, biệt thự nguy nga của chú Hỏa chiếm cả một khu vực rộng lớn gần 200 hécta ở quận Nhì, bao gồm khu tứ giác Phó Đức Chính - Nguyễn Công Trứ - Hồ Văn Ngà - Calmette.

Dinh cơ của Chú Hỏa nằm trong khu tứ giác Phó Đức Chính -  Lê Thị Hồng Gấm - 
Calmette - Nguyễn Thái Bình ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật

Bỏ qua những yếu tố chính trị-xã hội, Chú Hỏa đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn với tấm lòng của một người giàu có hướng ra cộng đồng. Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng nhận xét: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng Chú Hỏa cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất. Mãi đến sau năm 1975 họ đều đi ra nước ngoài sinh sống. Lý do vì sao thì chắc mọi người đã rõ kể từ khi Tư Bản và Vô Sản thề ‘không đội trời chung’.

***

Ở Sài Gòn vào những thập niên 40-50, nhãn hiệu Xà bông Cô Ba rất phổ biến, không những tại Việt Nam mà còn lan rộng sang tận xứ Cao Miên và Lào. Xà bông thơm Cô Ba nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từ Pháp.

Nếu người miền Bắc khâm phục nhà tài phiệt Bạch Thái Bưởi thì ở miền Nam có ông Trương Văn Bền (1883 – 1956), chủ nhân nhãn hiệu Xà bông Cô Ba. Cả hai đều thành công trên thương trường nhưng lại không hề trải qua trường lớp và dĩ nhiên, cũng không bằng cấp. Họ là những con người có đầu óc kinh doanh, tháo vát, nhiều sáng kiến.

Trước khi làm một nhà doanh thương, ông Bền còn là một người thuộc Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Gia sản đồ sộ của Trương Văn Bền là do công sức của ông làm ra. Không phải ông Bền làm giàu bằng ruộng đất, ông có một lối đi riêng bằng con đường công nghiệp đáng để làm gương cho những người đi sau.

Là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông Trương Văn Bền sinh trưởng trong một gia đình khá giả. Ông có đi Pháp nhiều lần, nhưng chưa hề học qua một trường lớp nào. Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng thuế cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng, trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng.

Là người nhạy cảm trong kinh doanh, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt Nam chưa được khai thác: đó là cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.

Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại đường Quai de Cambodge trong Chợ Lớn (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Từ khi Xà bông Cô Ba, xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam, ra đời đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.

Trong thương trường, ông Bền chủ trương luôn cải tiến chất lượng và sản phẩm phải hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông nhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở thì. Mặc đầu có địa vị cao trong xã hội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp.

Xà bông Việt Nam của Trương Văn Bền

Khi máy giặt được phát minh và nhập cảng vào Việt Nam, ông Bền liền sản xuất loại bột giặt để thích ứng ngay. Loại bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi, và bột giặt Việt Nam của hãng xà bông Trương Văn Bền (lúc đó đổi thành Hãng Xà bông Việt nam), có đủ sức cạnh tranh với bột giặt nhập cảng từ Mỹ.

Người Sài Gòn không ai không biết đến xà bông Cô Ba. Hình ảnh quen thuộc của Cô Ba với mái tóc vấn cao in nổi ngay trên cục xà bông thơm, ngoài hộp xà bông bằng giấy carton cũng có in hình người đàn bà ‘búi tóc’.

Nhiều giai thoại kể lại rằng người đàn bà in hình trong cục xà bông thơm chính là người vợ thứ của ông Bền. Cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý trong kinh doanh, đưa hình ảnh Cô Ba, người mang đậm vẻ đẹp của phụ nữ miền Nam làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình.

Khi đã định hình được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, Trương Văn Bền đặc biệt chú trọng vào khâu quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Trong suốt thời gian dài, hầu hết báo chí thời đó đều đăng quảng cáo “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hãng Xà bông Trương Văn Bền.

Trong các cuộc triễn lãm được mở cửa hàng năm tại Sài Gòn và các tỉnh, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ, gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn bán xà bông gọi là ‘chào hàng’ với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%.

Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông Việt Nam vào những hình thức nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát, đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Có thể nói, từ giới bình dân đến trí thức đều biết, đều dùng và đều yêu mến sản phẩm của ông.

Với sự ra đời của Hãng Xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai. Các xưởng ép dầu, xưởng làm xà bông, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 công nhân. Khi công việc làm ăn phát đạt thêm, ông Bền còn xuất tiền cất một dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau (đường Hùng Vương ngày nay) và Général Lizé (đường Minh Mạng).

Ông Bền có nhiều con. Tôi được nghe nhắc tới ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (thành lập năm 1953) tại Sài gòn. Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, thay cha quản lý Hãng Xà bông Việt nam cho tới năm 1975.  Ông Trương Khắc Cần được nhà nước ‘ưu ái’ cho phép hiến tặng tất cả tài sản mà gia đình thân phụ ông tạo lập từ hơn nửa thế kỷ nay, để được đi định cư tại Pháp! 

Quảng cáo Xà bông Việt Nam với tên ‘Trưong Van Beng’ nơi góc phải

Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền và Các con trở thành Nhà máy Hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble (P&G) lập một nhà máy mới ở Sông Bé.

Trong ký sự Một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền, với giọng văn của thập niên 1940:

“Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp”.

Những ông ‘vua’ ngành thuốc

Trong số những người thành công với nghề y dược tại Sài Gòn trước đây, dược sĩ La Thành Nghệ là một khuôn mặt nổi bật, được nhiều người biết tiếng. Vốn người Triều Châu, sinh trong gia đình giàu có, La Thành Nghệ được du học bên Pháp và đậu bằng dược sĩ. Điểm qua những nhân vật giàu có, tiếng tăm thuộc ngành y dược thời đó còn có các dược sĩ Trần Văn Lắm, Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Thị Hai…

La Thành Nghệ được phong là ‘vua thuốc đỏ’, một sản phẩm rất tầm thường, giá trị thấp, nhưng được mọi giới ưa chuộng và rất phổ biến từ thành thị tới thôn quê. Khi chiến tranh càng ngày càng leo thang, nhu cầu sử dụng thuốc đỏ càng nhiều thì La Thành Nghệ được phép làm đại lý độc quyền phân phối thuốc đỏ, đem lại cho ông một nguồn lợi rất lớn.

Ít ai nghĩ rằng với một thứ sản phẩm tầm thường, rẻ tiền như thuốc đỏ mà làm nên sự nghiệp kếch xù của La Thành Nghệ. Trước khi miền Nam thất thủ, những ai có dịp đi qua đường Tự Do chắc đã thấy Laboratoire La Thành, nằm giữa hai nhà hàng La Pagode và rạp Eden.

Dược sĩ La Thành Nghệ (góc trái)

Thuốc đỏ, tiếng Pháp gọi là mercure crome, một thứ dung dịch màu đỏ, dùng bôi lên các vết thương nhẹ để sát trùng. Thời đó, thuốc đỏ do Laboratoire La Thành sản xuất, được sử dụng trong các bệnh viện, các quân y viện, các bệnh viện dã chiến, các trung tâm y tế, các đơn vị quân y… và rất được dân chúng từ thành thị tới thôn quê ưa chuộng vì nó rẻ tiền mà lại hiệu nghiệm.

La Thành Nghệ còn nhập cảng các loại thuốc trụ sinh, một thứ thần dược trị các vết thương. Ngoài hai loại thuốc đỏ và trụ sinh, Laboratoire La Thành còn sáng chế một thứ pommade để trị bịnh phong tình. Bịnh này thường có mụn đỏ chung quanh háng và bộ sinh dục. Muốn điều trị chỉ cần xức pommade vào chỗ đó, sau khi rửa vết thương cho sạch bằng thuốc đỏ. Chỉ vài ba lần xức pommade, người bịnh cảm thấy dễ chịu, không ngứa rát và bình phục!

Thanh niên bị bịnh phong tình thường có mặc cảm không muốn đến bệnh viện hay đi bác sĩ tư để chữa trị. Họ mua thuốc pommade của dược sĩ La Thành Nghệ và tự chữa lấy. Nhờ biết được yếu tố tâm lý ấy, sản phẩm của La Thành Nghệ bán chạy như tôm tươi.

Khi trở nên giàu có, La Thành Nghệ sống thầm lặng, ít khoe khoang hay ăn chơi trác táng như một số nhà giàu khác. Ngược lại, dân ăn chơi Sài Thành, không ai không nghe tiếng hoặc biết đến ‘công tử’ Hoàng Kim Lân, con của ‘vua dây kẽm gai’ Hoàng Kim Quy.

Tôi được nghe, có lần tại vũ trường Maxim, ông Hoàng Kim Lân đứng lên giữa sân khấu tuyên bố: “Hôm nay là ngày sinh nhựt của tôi. Tôi xin đãi tất cả quý vị có mặt tại đây. Quý vị tha hồ ăn uống bất cứ món gì mà không phải trả tiền”. Tiếp theo sau đó, rượu sâm banh chảy ra như suối và khách ăn chơi vỗ tay như sấm để tán thưởng sáng kiến độc đáo của mạnh thường quân Kim Lân!

Trở lại chuyện La Thành Nghệ, ông là người chỉ giao thiệp với giới nhà giàu và thượng lưu, trí thức ở Sài Gòn. Tuy sống trên đống vàng, nhưng ông không phung phí tiền bạc để mang tai tiếng như nhiều người khác. Năm 1967, La Thành Nghệ ra ứng cử Nghị sĩ Quốc Hội, chung liên danh Bạch Tượng với Dược sĩ Trần Văn Lắm và đắc cử. Ông Trần Văn Lắm có lúc làm Phó chủ tịch Thượng Viện và Tổng trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tuy nhiên, danh nghĩa Nghị sĩ Quốc Hội chỉ để trang trí cho La Thành Nghệ hơn là nghề hái ra liền như viện bào chế La Thành của ông. Do đó, trong thời gian tham chính, dư luận hay báo chí không nghe ông tuyên bố hay có hành động chính trị nào… Ông cũng tránh xa các áp-phe làm ăn của các ông tai to mặt lớn khác.

Dược sĩ La Thành Nghệ cuối cùng lại là nạn nhân của Tổng Thống Trần văn Hương, người đã gây khó khăn cho những người di tản bằng sắc lệnh cấm công chức, sĩ quan và thanh niên trong tuổi quân dịch ‘di tản’ vào những ngày cuối cùng của Sài Gòn. La Thành Nghệ vượt biển quá sớm, bị hải quân VNCH bắt đem về đất liền, ở lại Sài Gòn và cuối cùng được ‘chính quyền cách mạng’ cho đi học tập cải tạo.

Một dược sĩ khác cũng thành công và nổi tiếng nhờ thứ thuốc ban nóng, cảm ho của trẻ em là ông Nguyễn Chí Nhiều. Ông Nhiều lập Nguyễn Chí Dược Cuộc, sản xuất vài thứ thuốc thông dụng trong đó nổi bật nhất là Euquinol, thuốc ban nóng dành cho trẻ em. Thuốc Euquinol trở nên quen thuộc đối với các bà nội trợ từ thành thị đến nông thôn. Hễ ai có con nóng đầu, người nhà hay lối xóm liền thúc hối… mua thuốc Euquinol.

Euquinol được bào chế theo dạng thuốc Tây bằng bột màu trắng, khác với hình dạng gói thuốc cao đơn hoàn tán của các tiệm thuốc Bắc. Euquinol của Nguyễn Chí Nhiều vừa rẻ tiền, vừa hiệu nghiệm, lại được quảng cáo sâu rộng, được bày bán trong các tiệm thuốc tây và cả các tiệm tạp hoá nên dân chúng mua dễ dàng. Dần dần, thuốc ban Euquinol đánh bại thuốc “Ngoại cảm tán” của nhà thuốc Nhị Thiên Đường vốn độc chiếm thị trường mấy thập niên trước đó.

Ông Nguyễn Chí Nhiều là người có sáng kiến, biết lợi dụng các cuộc tranh tài thể thao để quảng cáo sản phẩm của mình. Hễ có cuộc đua xe đạp đường trường nào là cũng có các xe thuốc Euquinol đi kèm. Sau này ông trở thành ‘ông bầu’ của đoàn cua-rơ mang tên Euquinol. Đoàn xe đạp này là một ê-kíp gồm những tay đua do chính ông tuyển chọn và tài trợ để tập dượt và tranh tài trong các cuộc đua Vòng Cộng Hoà từ năm 1956 trở đi.

Đội xe đạp Euquinol là một đội đua chuyên nghiệp, dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều phát lương để họ tập dợt. Chính ông bỏ tiền ra mua xe đạp và cung cấp phụ tùng. Khi đã trở thành cua-rơ của đội  họ khỏi bận tâm lo sinh kế, ngoài chuyện cố tâm luyện lập. Vì thế đội Euquinol thường lập được nhiều thành tích, chiếm các giải đồng đội và cá nhân trên các đường đua.

Những nhà thuốc tây xưa nhất ở Sài Gòn phải kể đến các tiệm Pharmacie Mus của ông Beniot, Pharmacie Sohrenne, Pharmacie Normale, Pharmacie de France… Đó là những nhà thuốc Tây mà chủ nhân đều là dược sĩ người Pháp. Nhà thuốc nào cũng có phòng bào chế riêng để chế thuốc theo toa bác sĩ.

Nhà thuốc của người Việt có Cường Lắm ở góc đường Mac Mahon (Công Lý) và đường Bonard (Lê Lợi), chủ nhân là dược sĩ Trần Văn Lắm. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Lắm trở thành Thượng nghị sĩ và Ngoại trưởng. Ngoài ra còn có Pharmacie Lý, chủ nhân là dược sĩ Nguyễn Thị Lý; Pharmacie Dương Hữu Lễ của dược sĩ Dương Hữu Lễ ở đường Rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn) và Pharmacie Nguyễn Văn Cao ở góc đường Chợ Mới và đường Bonard.

Pharmacie Nguyễn Văn Cao

Trong các ngành công kỹ nghệ của Việt nam Cộng hòa (1954-1975), nhiều người cũng biết làm giàu bằng cách ‘chuyên môn hóa’ việc buôn bán một mặt hàng thông dụng, rẻ tiền nhưng có lợi tức lớn lao ít ai ngờ. Thời thế đã giúp họ làm giàu nhanh chóng nhưng cũng không loại trừ khả năng họ phải ‘đóng thuế’ cho phía bên kia để được yên ổn làm ăn. Như vậy, họ phải chịu hai đầu thuế của Cộng hòa và Việt cộng. Tuy nhiên, những chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm và thiệt thòi là… người tiêu dùng.

Trong số những nhân vật giàu có này phải kể đến ‘Vua vương quốc Chợ Lớn’ là Bang trưởng Triều Châu Trần Thành;Vua sắt thép, dệt may’ Lý Long Thân;Vua lúa gạo’ Trần Thành, Mã Hỉ và Lại Kim Dung;Vua nông cụ’ Lưu kiệt, Lưu Trung;Vua ngân hàng’ Nguyễn Tấn Đời và ‘Vua bột giặt Viso’ Trương Văn Khôi.

Giới Đông y cũng có những tên tuổi lừng lẫy với các loại thuốc gia truyền, rẻ tiền nhưng lại hiệu nghiệm. Người ta thường nhắc đến Võ Văn Vân, người sáng lập nhà thuốc mang cùng tên với các sản phẩm như “Tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” trị bịnh yếu sinh lý, tráng dương, bổ thận, dùng cho đàn ông để tăng cường sinh lực và “Bá đả quân sơn tán” trị bịnh đau lưng, nhức mỏi rất công hiệu.

Hồi đó, các xe quảng cáo của nhà thuốc Võ Văn Vân còn khoe rằng “Bá đả quân sơn tán” là thuốc dùng khi bị té, đặc biệt là các võ sĩ, người lao động chân tay như làm ruộng, làm công (vác lúa, chèo ghe, móc mương, bồi vườn…) đều ‘phải’ uống thuốc này, vì nó ‘hiệu nghiệm như thuốc tiên’!

Vào khoảng những năm 1955-1957, các nhà thuốc thường tổ chức những xe thuốc đi bán dạo ở miền quê. Mỗi xe có người làm trò vui như xiếc, ảo thuật, phụ họa với dàn kèn trống để thu hút khán giả. Xen kẽ vào những trò vui ấy là màn bán thuốc. Người nhà quê lúc ấy gọi các xe bán thuốc dạo là “Sơn Đông Mãi Võ”.

Tuy là đông y sĩ, nhưng ông Võ Văn Vân lại cho các con qua Pháp du học các ngành y và dược. Trong số các con của Võ Văn Vân, có ông Võ Văn Ứng, từng nổi tiếng là Mạnh Thường Quân của túc cầu Sài Gòn qua cái tên thân mật là ‘Bầu Ứng’. Ông Võ Văn Ứng còn làm Tổng giám đốc Nam Đô Ngân hàng và Khách sạn Nam Đô.

Một nhà thuốc đông y khác, cũng nổi tiếng cùng thời, là nhà thuốc Võ Đình Dần ở Chợ Lớn. Thuốc ích khí bổ thận “Cửu Long Hoàn”, chuyên trị mệt mỏi, lao tâm lao lực, được quảng cáo sâu rộng, nên bán rất chạy. Thời đó, hầu như ai cũng thuộc lòng câu: “Một viên Cửu Long hoàn bằng 10 thang thuốc bổ” của nhà thuốc Võ Đình Dần.

Nhà thuốc này cũng có một đội ngũ chuyên môn đi bán dạo khắp thôn quê, gồm 5 xe cam nhông Sơn Đông Mãi Võ. Theo nhà văn Hồ Trường An, thuốc Cửu Long hoàn được các người lao tâm, lao lực, thức đêm, làm việc nhiều như các vũ nữ ở các vũ trường, các nghệ sĩ sân khấu cải lương, các tay cờ bạc… tóm lại những kẻ lấy ngày làm đêm, đều dùng Cửu Long hoàn, để phục hồi sức lực.

Nhà thuốc Nhành Mai ở Phú Nhuận, nổi tiếng với món thuốc dưỡng thai hiệu Nhành Mai. Ngoài ra, món thuốc dán hiệu Nhành Mai, trị mụn nhọt rất hay. Không cần phá miệng mụn nhọt, chỉ cần trét thuốc vào miếng vải cắt tròn, lớn cỡ đồng xu, ở giữa có đục lỗ, rồi dán lên mụt nhọt. Chừng vài ngày sau, gỡ miếng vải ra thì mủ và cùi nhọt… lòi ra.

Hồi Sài Gòn còn xe điện chạy theo lộ trình Galliéni (Trần Hưng Đạo) Sài Gòn-Chợ Lớn và Boulevard de la Somme (Hàm Nghi) đến chợ Tân Định, hai bên thành xe điện có nhiều bảng quảng cáo như: Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ của nhà thuốc Võ văn Vân, Thuốc xổ Nhành Mai, Dầu khuynh diệp bác sĩ Bùi Kiễn Tín, Kem đánh răng Hynos ‘cha-cha-cha’ mang hình anh Bảy Chà ‘đen như cột nhà cháy với hàm răng trắng bóc’, thuốc lá Jean Bastos và thậm chí cả… Hòm Tôbia ‘danh tiếng nhất’.

Quảng cáo trên xe điện

Nhà thuốc Đại Quang do người Tàu ở Chợ Lớn cũng nổi tiếng với món thuốc “Huyết Trung Bửu”, loại thuốc điều hoà kinh nguyệt dành cho phụ nữ. Thuốc này từ khi xuất hiện trên thị trường đã đánh bạt “Nữ Kim Đơn” vì nhờ quảng cáo mạnh trên các báo chí. Đã vậy, hãng Đại Quang cũng như nhà thuốc Ông Tiên (của Nguyễn Hoàng Hoạnh), cứ mỗi năm cho ra cuốn sách quảng cáo, có truyện ngắn, thơ, có chuyện lịch sử, bài ca vọng cổ… để giới thiệu các thứ thuốc của hãng mình cho khắp đồng bào Lục tỉnh.

Nhà thuốc Đại Từ Bi cũng có xe cam nhông bít mui, bán dạo khắp Nam Kỳ, từ thành thị đến thôn quê, đặc biệt là các tài tử biết đờn ca vọng cổ, biết đóng tuồng cải lương, hát giúp vui mỗi khi xe neo ở một địa điểm nào đó để bán thuốc. Tuồng tích phần nhiều kể chuyện Ông Trương Tiên Bửu, Kim Vân Kiều, Cánh Buồm Đen…

Trước năm 1954, dân Nam Kỳ, nhứt là dân ‘thủ cựu’ ở thị thành và dân ở các vùng nửa chợ nửa quê, dân miệt vườn… đều chê thuốc Tây nóng nên không dùng. Cũng vì thế các tiệm thuốc Bắc mọc lên như nấm.

Người khách trú, một khi mở tiệm thuốc, ngoài các dược thảo, dược phẩm, còn bán thêm các loại cao đơn hoàn tán do các nhà thuốc Việt Nam bào chế, lại thêm các loại thuốc đặc chế từ bên Tàu như Thượng Hải, Hồng Kông, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây nhập cảng vào. Thị trường thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc tại Sài Gòn và cả miền Nam phát triển mạnh. Trăm hoa đua nở, trăm nhà… uống thuốc’!

Bên cạnh mỹ phẩm như Bạch ngọc cao, một loại kem xức cho da mặt mịn màng, còn có Bóng nha duyên dùng để chà răng cho trắng. Bóng nha duyên xúc miệng không thơm bằng phấn chà răng của Tây đặc chế như Kool, Gibbs, nên bán không chạy. Dân miệt vườn thì dùng xác cau khô để chà răng, chưa quen với việc dùng bàn chải…

Đến khi kem đánh răng Leyna xuất hiện với hình nữ minh tinh Kim Vui cười phô hàm răng trắng đều, và sau đó là kem Hynos của ông Vương Đạo Nghĩa (1965) với người đàn ông da đen cười răng trắng nhởn, thì Kool, Gibbs, Perlon bị cáo chung. Bóng nha duyên cũng rút lui không kèn không trống.

Điểm nổi bật của ông chủ trẻ Vương Đạo Nghĩa là nghệ thuật quảng cáo cho kem đánh răng Chú Chà Và Hynos sau khi anh được thừa hưởng gia tài từ một ông chủ người Mỹ có vợ Việt. Hình ảnh chú Hynos xuất hiện hầu như khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Bên cạnh đó, điệp khúc Hynos cha cha cha… trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux (2CV) bán hàng tại các chợ Sài Gòn.

Quảng cáo kem đánh răng Hynos

Người ta nói ông chủ Hynos đã không ngần ngại trích ra 50% lợi nhuận cho việc quảng cáo. Có thể nói, đây là một tỷ lệ quảng cáo đột phá và đầy ấn tượng trong bối cảnh nền thương mại của Sài Gòn xưa đang trên đường hội nhập vào thế giới tư bản.

***  

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 4: Thời quân ngũ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

    1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
    2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
    3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
    4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
    5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
    6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
    7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
    8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
    9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!
 
**********

6 Comments on Multiply

huutien73 wrote on Oct 4, '10
Kem Hynos với hình anh Bảy Chà bây giờ đã dược "tái xuất giang hồ" rồi đó anh, Em có mua 2 tuýp về xài thử nhưng thấy chất lượng hình như không bằng ngày xưa. Xà bông Cô Ba cũng vậy.....

duongkhue wrote on Oct 4, '10
Bài viết rất chi tiết. Cám ơn anh.
Không thấy anh nhắc đến chủ nhân nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Người này là ai?

trangluong wrote on Oct 4, '10, edited on Oct 4, '10
Hay quá! Cám ơn anh Nguyen Ngoc Chinh

chackadao wrote on Oct 4, '10
Nen kinh te VNAm quai thai, Tu Ban dinh huong XHCN, Tu ban khong ra tu ban, Cong San khong ra cong san. Bang chung la khong ai lam giau duoc neu khong la can bo cao cap.
Chi khi nao nguoi dan lam giau duoc nhu duoi thoi VietNam Cong Hoa, luc do kinh te VNam mot thuc su la tu ban.

penseedl wrote on Nov 5, '10
Có đọc bài viết mới nhớ lại tên tuổi của những nhà sản xuất trước 1975 đã sáng chế ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân một cách hữu hiệu do họ có cái Tâm đối với đồng bào ruột thịt. Ngày nay các đại gia chỉ là những kẻ cơ hội, chụp giựt, mánh lới, làm giàu trên xác nhân dân mà thôi.
--> Read more..

Popular posts