Sau
bài viết Xem lại những hí họa của Chóe
(http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/10/xem-lai-nhung-hi-hoa-cua-choe.html) tôi vẫn cảm thấy
chưa viết được hết về người họa sĩ tài hoa Nguyễn Hải Chí… hình như còn thiếu một
lãnh vực quan trọng trong sự nghiệp cầm cọ của ông. Đó là hí họa chân dung gồm
hai mảng “tự họa” và chân dung các nhân vật của Việt Nam lẫn quốc tế.
Trước
hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh tự họa của Chóe. Đáng chú ý nhất là bức
tự họa chỉ với hai màu trắng đen với một ổ khóa to nơi miệng trong tư thế hai
tay bắt chéo giữ lấy hai bàn chân. Hình như tác giả muốn nói ý “khóa miệng,
trói chân”? Đặc biệt hơn nữa, ổ khóa được tô màu làm nổi bật trên nền đen trắng
và cặp mắt là hai chiếc bánh xe đạp…
Đó
là hình tượng Chóe bị “khóa miệng” trong 12 năm cải tạo và nhà văn Trần Dạ Từ
(tức Lê Hạ Vĩnh, phu quân của nhà văn Nhã Ca), đã chọn làm hình bìa cuốn sách
mang tựa đề Writers and Artists in
Vietnamese Gulag (1) do nhà xuất bản Century phát hành tại Hoa Kỳ tháng
1/1990.
Hình bìa cuốn sách của Trần Dạ Từ
Trong
bức chân dung tự họa năm 1973, Chóe dùng hình tượng một con bọ cạp với cái đuôi
châm chích để nói lên tính chất công việc của mình. Khuôn mặt của bọ cạp vẫn là
Chóe nhưng ở cặp chân ta thấy là của một anh cao bồi Mỹ, mang đôi bốt có gắn
thêm đinh thúc ngựa.
Đôi
giày bốt của Chóe ôm lấy một biểu tượng hình tròn trên có dòng chữ “Yippee!" viết
ngược, mới thoạt nhìn cứ tưởng là tiếng Nga! Trong tiếng Anh, Yippee là sự sảng
khoái, vui vẻ… Hình như Chóe muốn tự giới thiệu mình là người chuyên vẽ những bức
tranh châm chọc chỉ nhằm mục đích vui đùa, không hại một ai?
Chân dung tự họa (1973)
Ở
một bức chân dung tự họa khác không ghi ngày vẽ, chúng ta thấy Chóe ôm ấp một
trái tim thật lớn. Nếu trái tim tượng trưng cho sự yêu thương thì chắc họa sĩ
muốn nói tuy là hí họa nhưng những tác phẩm của ông được vẽ ra với tất cả tấm
lòng hay nói khác đi là cái “tâm” của người nghệ sĩ.
Có
điều, nếu nhìn kỹ, ta thấy đầu và chân của Chóe quay về phía trước còn thân
mình và hai tay ôm quả tim lại hướng về phía sau. Ẩn ý gì đây? Tôi nghĩ, phải
chăng Chóe muốn mọi người thấy được hai mặt của vấn đề, hay nói khác đi, “thấy
vậy” nhưng “không phải vậy”…
Chân dung tự họa không đề rõ năm vẽ
Trong
một bức chân dung tự họa khác vẽ trước năm 1975 nhưng không còn tìm ra bản gốc
trên báo Sóng Thần của Chu Tử, Chóe bị
còng hai tay bên cạnh một người đàn bà trần truồng với những lời ghi “tự họa
sau khi vi phạm điều 35”. Chính quyền thời đó đã lên án bức hí họa phạm vào tội
“đồi trụy”.
Rất
dễ để tìm hiểu nguyên nhân tại sao Trung sĩ Chóe trong quân lực VNCH lại bị
giam giữ tại An ninh Quân đội (số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm), 3 tháng trước biến cố
30/4/1975. Lý do thật đơn giản: ông châm chích không từ một ai.
Các
chính khách đương quyền trong cũng như ngoài nước đều nằm trong “tầm ngắm” của
Chóe và dĩ nhiên những bức tranh châm biến đó không được các “nạn nhân” là người
có chức, có quyền ưa thích. Một trong những tội danh của Chóe là… “vẽ dị dạng nhân vật quan trọng trong chính phủ”!
Ngay
cả đến Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng không tán thành việc xuất bản cuốn The World of Choé trên đất Mỹ cho dù năm
1973, tuần báo New York Times bình chọn
Chóe là một trong 8 họa sĩ biếm họa xuất sắc thế giới của thập niên 1970.
Dưới
mắt Chóe, Tổng thống Richard Nixon là một thuyền trưởng bị ra tòa với cán cân
công lý bằng chính đôi tay giăng ngang của mình. Trên hai đĩa cân ta thấy một
bên là vụ Watergate còn phía bên kia là chiến dịch đánh bom miền Bắc trước lễ
Giáng sinh 1972. Cán cân nghiêng về phía bom đạn vì còn có anh VC “giật dây”
cho thêm nặng ký!
Chân dung Tổng thống Nixon và cán cân công lý
Chóe
tiết lộ một trong những thủ thuật ông hay dùng khi vẽ chân dung là cố tìm nét đặc
biệt của người được vẽ. Chẳng hạn như Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ có đôi mắt “ốc
nhồi”, tính tình thì “hung hăng con bọ xít” nên chân dung của ông mang hình ảnh…
con gà chọi. Còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có cái cằm nhẵn thín khiến Chóe liên
tưởng đến chiếc hàm ếch... thế là ông vẽ nhân vật qua cách nhìn đó.
Chóe
tâm sự: “Khi tôi vẽ con ếch mồm trễ ra, cầm
cần câu là Nguyễn Văn Thiệu, vẽ con rùa đeo kính chắp tay sau đít, người ta kêu
ầm lên là con rùa hành chánh Trần Thiện Khiêm… Người ta xem thấy ngộ nghĩnh bật
cười, còn tôi bị tai nạn nghề nghiệp nhưng vẫn vui vẻ đón nhận
rủi ro”.
Phạm
Văn Đồng của VNDCCH cũng không nằm “ngoài tầm ngắm” của Chóe. Chân dung của ông
Thủ tướng được phác họa qua những nét đặc trưng như cặp môi dầy và tóc chải ngược.
Trong hí họa Phạm Văn Đồng đi xin viện trợ còn được vẽ với một chiếc nạng bằng
súng AK và trên tay là chiếc nón cối, chân đi dép râu. Đúng là hình ảnh của…
“cái bang”.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng… đi xin viện trợ
Năm
1973, tạp chí Văn ra số đặc biệt về 5
nhà văn nữ nổi tiếng tại miền Nam, Chóe góp mặt trong giai phẩm này với phần phụ
bản chân dung Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng
Dương.
Ngay
từ trang 3 của Giai phẩm đã xuất hiện chân dung của Nguyễn Thị Hoàng đi kèm với
bài giới thiệu Đi xa với Nguyễn Thị Hoàng.
Chóe vẽ một người phụ nữ với tẩu thuốc lá trên môi và trên đó treo lơ lửng một
quả chuông. Hình ảnh được lấy từ ý của tác phẩm Tiếng chuông gọi người tình trở về của Nguyễn Thị Hoàng.
Đọc
Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị Hoàng
tại
Chân dung Nguyễn Thị Hoàng
Trang
23 là chân dung của Nguyễn Thị Thụy Vũ đi kèm với bài viết của Du Tử Lê, Nói chuyện với Thụy Vũ. Nhà văn bưng một
cây đèn cầy qua ý tưởng của Thụy Vũ trong truyện Thắp một ngọn đèn cho tôi.
Đọc
bài viết Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị
Thụy Vũ tại
Chân dung Nguyễn Thị Thụy Vũ
Chân
dung Trùng Dương xuất hiện trên trang 31, đi kèm với bài Trùng Dương và Tác phẩm của Uyên Thao. Ta thấy một nhà văn nữ tướng
tá ngổ ngáo như con trai, tóc cắt ngắn demi-garcon, mặc áo sơ mi, mang cặp kính
cận. Đặc biệt hơn cả, Trùng Dương phì phèo điếu thuốc ngậm lệch trên môi.
Trong
giai phẩm này, Trùng Dương góp tiếng bằng bài viết Mặt trời tháng tư, nhưng đó là năm 1973 chứ không phải là năm 1975.
Xem bài viết Nhà văn nữ trước 1975: Trùng
Dương tại
Chân dung Trùng Dương
Chân
dung Nhã Ca là một thiếu phụ trên đầu vấn khăn tang sau Tết Mậu Thân năm 1968.
Nhã Ca gọi Giải khăn sô cho Huế là một…
“bút ký chạy loạn” nhưng lại đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quốc gia năm
1970.
Xem
bài viết Nhà văn nữ trước 1975: Nhã Ca
tại
Chân dung Nhã Ca
Ở
trang 55 là chân dung của Túy Hồng với hình ảnh một người phụ nữ ôm đàn, hai
con mắt mở lớn và cặp môi dày đang cất tiếng hát. Đàn không phải là tây ban cầm
(guitar) mà là một chiếc đàn cổ nhạc, cần đàn lại là một cây bút. Túy Hồng có
truyện ngắn Chiếc gối của người tình
đăng trong giai phẩm Văn.
Đọc
Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng tại
Chân dung Túy Hồng
Sau
ngày Sài Gòn đổi tên, người ta thấy xuất hiện một cuốn sách mang tên Biệt Kích Văn Hoá, tổng hợp các bài viết
của các tác giả chế độ mới như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... Họ viết về
10 nhà văn “phản động” tại miền Nam gồm Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh,
Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến... trong đó có Nhã Ca, nhà văn nữ được xếp hạng thứ 6.
Một
sự tình cờ ngẫu nhiên và cũng là… “may mắn”, Chóe có mặt trong số những “cải tạo
viên phản động” vào năm 1977. Đây cũng là cơ hội hiếm có để ông có được bộ sưu
tập chân dung văn nghệ sĩ miền Nam. Năm 1987 những chân dung này được chuyển ra
nước ngoài khi nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã Ca rời Việt Nam do sự can thiệp của hội
Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar
Carlsson.
Nhà
thơ Trần Dạ Từ (2) được Chóe phác họa ôm cây đàn guitar nhưng cần đàn lại là một
cái cuốc, một vật tượng trưng cho châm ngôn “lao động là vinh quang” thường được
các “quản giáo” đề cập đến trong những buổi “học tập chính trị”.
Chân dung nhà thơ Trần Dạ Từ
Nhà
văn Nguyễn Mạnh Côn (3) vốn nghiện thuốc lá, thuốc phiện nhưng trong trại cải tạo
phải chuyển sang thuốc lào, thường được ca tụng là loại thuốc… “thơm mồm, bổ phổi,
diệt trùng lao”. Chân dung có một chi tiết khá mỉa mai: ông Côn đã dùng sách vở
làm đóm để đốt thuốc.
Anh
em bạn tù còn gọi Nguyễn Mạnh Côn là “Khô Vinh Đại Sư”, tên một nhân vật tiểu
thuyết của Kim Dung. Sở dĩ có biệt danh này vì ông vốn gầy gò, người nhỏ thó,
xương xẩu giống hệt một nhà tu khổ hạnh. Nguyễn Mạnh Côn chết trong trại Xuyên
Mộc.
Xem
thêm bài viết của Lê Thanh Sơn: Nguyễn Mạnh
Côn: Tranh đấu và chết trong tù tại
Chân dung nhà văn Nguyễn Mạnh Côn
Chân
dung nhà văn Doãn Quốc Sỹ (4) là một ông già khắc khổ, hai tay bưng chồng gạch
ngói trong trại tù Gia Trung. Doãn Quốc Sỹ là người có tổng cộng 14 năm “thâm
niên cải tạo” trước khi được định cư tại Houston, Texas, năm 1995.
Chân dung nhà văn Doãn Quốc Sỹ
Nhà
văn Mai Thảo được Chóe vẽ đang ngồi trên xe xích lô đạp. Cyclo là phương tiện
giao thông duy nhất của Mai Thảo ở Sài Gòn trước 1975. Sau 2 năm lẩn trốn sự
truy nã gắt gao của chính quyền mới, ông vượt biên thành công và sang Mỹ năm
1978, qua đời ở quận Cam năm 1998.
Chân dung nhà văn Mai Thảo
Tháng
12/1992, một cuộc triển lãm mang tên Những
nhân vật của Chóe tạo một bất ngờ lý thú đối với những người yêu thích hội
họa. 35 nhân vật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới đã xuất hiện trong cuộc triển
lãm, trong đó phải kể tới Khổng Tử, Sartre, Dostoievsky, Thành Cát Tư Hãn,
Nobel…
Chóe
còn cho ra đời hàng loạt các bộ tranh
khác như Những tổng thống Mỹ (gồm 41
tranh sơn dầu), Những nhân vật Việt Nam
(57 tranh), Họa thơ Hồ Xuân Hương (40
tranh) và Những phụ nữ đoạt giải Nobel
(27 tranh).
Nhân
ngày giỗ 3 năm của họa sĩ Chóe, phòng tranh Tự Do cùng với gia đình cố họa sĩ đã
tổ chức triển lãm bộ tranh Chân dung văn
nghệ sĩ. Người xem có thể bắt gặp những khuôn mặt ngộ nghĩnh và ấn tượng của
những nhân vật nổi tiếng từ quá khứ đến hiện tại: Nguyễn Đình Chiểu, Sương Nguyệt
Anh, Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nhất Linh, Út Trà Ôn, Phạm Duy, Bùi Giáng,
Sơn Nam, Trà Giang, Lý Lan...
Chóe
cho biết: “Điều thú vị là khi vẽ chân
dung các nhân vật, tôi đưa được thủ pháp hí họa vào tranh sơn dầu. Tôi vẽ rất
nhanh, nhưng việc tìm hiểu tính cách mỗi nhân vật và phương cách thể hiện có khi
lại rất lâu".
Bộ
tranh Chân dung văn nghệ sĩ bắt đầu
được vẽ từ năm 2000 và dừng lại ở con số 28 bức năm 2001. Đó là năm ông phải tạm
ngừng sáng tác vì bệnh tiểu đường. Mọi người đều tin rằng ông sẽ mau chóng bình
phục để tiếp tục công trình còn dang dở của mình nhưng bệnh tình ông ngày càng
trầm trọng. Họa sĩ Chóe lại bị thêm biến chứng… mù màu. Năm 2003 ông được gia
đình và bạn hữu đưa sang Mỹ chữa bệnh nhưng chưa kịp điều trị thì qua đời tại Mỹ.
Một số tác phẩm của Chóe triển lãm tại Phòng tranh Tự Do
***
Chú thích:
(1) Gulag: Trại cải tạo lao động của Liên Xô, tiếng Nga gọi là ГУЛаг, dưới thời Joseph Stalin từ năm 1934 đến 1953. Việc sử dụng cụm từ "Gulag" ban đầu thường biểu thị hệ thống lao động cải tạo trừng phạt ở Liên Xô, sau đó gulag mang nghĩa sự trấn áp những công dân bất đồng chính kiến bằng giam giữ cộng với lao động khổ sai.
Nhà văn người Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, người đoạt Giải Nobel Văn học năm 1970, đã giới thiệu thuật ngữ này cho thế giới phương Tây với việc xuất bản năm 1973 tác phẩm Quần đảo Gulag của mình. Cuốn sách kết nối các trại rải rác thành "một chuỗi các hòn đảo" và mô tả một hệ thống Gulag, nơi mọi người đã làm việc cho đến chết.
Hơn 14 triệu người đã từng phải trải qua Gulag 1929-1953, với thêm 6 đến 7 triệu bị trục xuất và bị lưu đày đến vùng sâu vùng xa của Liên Xô. Theo một nghiên cứu không đầy đủ dữ liệu năm 1993 từ lưu trữ của Liên Xô, tổng cộng 1.053.829 người đã chết trong các Gulag 1934-1953. Tổng số tù nhân của các trại dao động từ 510.307 (năm 1934) đến 1.727.970 (năm 1953).
(2) Trần Dạ Từ: thi sĩ, nhà báo. Tên thật là Lê Hà Vĩnh, chồng nữ sĩ Nhã Ca. Sinh năm 1940 tại Hải Dương. Di cư vào Nam năm 1954, đầu thập niên 1960 cộng tác với Nguyên Sa làm tờ Gió Mới. Sau 1975 bị đưa đi cải tạo nhiều năm. Nhờ sự bảo trợ đặc biệt của chính phủ Thụy Ðiển, đã cùng với gia đình sang Thụy Điển sinh sống năm 1988, đến năm 1992 sang quận Cam, Hoa Kỳ. Cùng với Nhã Ca, ông xuất bản tờ Việt Báo.
(3) Nguyễn Mạnh Côn (1920 – 1979) gốc người Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, và sau đó là báo Thống nhất. Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ đạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như Tia sáng, Tin mai...
Sau 30/4/1975, Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền mới bắt đi học tập cải tạo, và mất ngày 1/6/1979 khi còn ở trong trại (theo website Văn Chương Việt).
Tác phẩm chính:
(3) Nguyễn Mạnh Côn (1920 – 1979) gốc người Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, và sau đó là báo Thống nhất. Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ đạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như Tia sáng, Tin mai...
Sau 30/4/1975, Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền mới bắt đi học tập cải tạo, và mất ngày 1/6/1979 khi còn ở trong trại (theo website Văn Chương Việt).
Tác phẩm chính:
·
Việt Minh, Ngươi Đi
Đâu?
(1957)
·
Đem Tâm Tình Viết Lịch
Sử
(1958), giải thưởng Văn học Toàn quốc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
·
Kỳ Hoa Tử (1960)
·
Truyện Ba Người Lính
Nhảy Dù Lâm Nạn
(1960)
·
Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965)
·
Con Yêu Con Ghét (1966)
·
Mối Tình Màu Hoa Đào (1967)
·
Giấc Mơ Của Đá (1968)
·
Tình Cao Thượng (1968)
·
Đường Nào Lên Thiên
Thai?
(1969)
·
Hòa Bình... Nghĩ
Gì... Làm Gì?
(1969)
·
Sống Bằng Sự Nghiệp (1969)
·
Yêu Anh Vượt Chết (1969)
(4)
Doãn Quốc Sỹ sinh ngày 17/2/1923 tại Hà Đông. Năm 1954, di cư vào Nam và sống ở
Sài Gòn nơi ông thành lập nhà xuất bản Sáng
Tạo cùng với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và những người khác, đồng
thời cho ra đời tạp chí văn chương cùng tên có nhiều ảnh hưởng.
Ông
còn là nhà giáo, dạy học tại các trường trung học công lập như Nguyễn Khuyến
(Nam Định, 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), Trần Lục (Sài Gòn,
1953-1960). Làm hiệu trưởng trường Trung học Công lập Hà Tiên (1960-1961), giáo
sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn (1961-1962), giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sài
Gòn, Đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1962 đến giữa thập niên 1960. Ông du học tại
Hoa Kỳ về ngành giáo dục và rồi trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy cho đến
năm 1975.
Tác
phẩm:
·
Sợ Lửa (1956)
·
U Hoài (1957)
·
Gánh Xiếc (1958)
·
Gìn Vàng Giữ Ngọc
·
Dòng Sông Ðịnh Mệnh (1959)
·
Hồ Thuỳ Dương (1960)
·
Trái Cây Ðau Khổ (1963)
·
Người Việt Ðáng Yêu (1965)
·
Cánh Tay Nối Dài (1966)
·
Ðốt Biên Giới (1966)
·
Sầu Mây (1970)
·
Vào Thiền (1970)
·
Khu Rừng Lau
·
Người Vái Tứ Phương
·
Dấu Chân Cát Xóa
·
Mình Lại Soi Mình
(5)
Mai Thảo (1927-1998), tên thật: Nguyễn Đăng Quý, bút hiệu khác: Nguyễn Đăng. Thuở
nhỏ, Mai Thảo học tiểu học ở trường làng, học trung học ở Nam Định rồi lên Hà Nội
tiếp tục học ở trường Đỗ Hữu Vị (sau đổi tên là trường Chu Văn An). Năm 1954,
ông di cư vào Nam, gia nhập làng báo. Ông viết truyện ngắn trên các báo Dân Chủ, Lửa Việt, Người Việt...
Năm
1956, ông chủ trương báo Sáng tạo, gây
được tiếng vang. Năm 1956, ông chủ trương báo Nghệ Thuật, và từ 1974, ông trông nom tạp chí Văn. Ngoài ra, ông còn tham gia chương trình văn học nghệ thuật của
Đài phát thanh Sài Gòn từ 1960 đến 1975.
Năm
1977, Mai Thảo vượt biên, sau nhiều ngày đêm trên biển, thuyền tới Pulau Besar,
Mã Lai. Đầu năm 1978, được người em bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Ít lâu sau, ông cộng
tác với tờ Đất Mới của Thanh Nam và một
số báo khác tại hải ngoại. Tháng 7/1982, ông tái bản tạp chí Văn, làm Chủ biên đến 1996. Nhà văn Mai
Thảo mất tại Santa Ana, California, ngày 10/1/1998.
Tác
phẩm:
·
Đêm giã từ Hà Nội (Người Việt, 1955)
·
Tháng giêng cỏ non (1956)
·
Bản chúc thư trên ngọn
đỉnh trời
(Sáng Tạo, 1963)
·
Bày thỏ ngày sinh nhật (Nguyễn Đình Vượng,
1965)
·
Căn nhà vùng nước mặn (An Tiêm, 1966)
·
Đêm lạc đường (Khai Trí, 1967)
·
Dòng sông rực rỡ (Văn Uyển, 1968)
·
Người thầy học cũ (Văn Uyển, 1969)
·
Chuyến tàu trên sông
Hồng
(Tuổi Ngọc, 1969)
·
Tùy bút (1970)
Truyện
dài:
·
Mái tóc dĩ vãng (Tiểu thuyết tuần
san, 1963)
·
Cô thích nhạc Brahms? (phóng tác)
·
Khi mùa thu tới (Thái Lai, 1964)
·
Viên đạn đồng chữ nổi
(Văn,
1966)
·
Tới một tuổi nào (Miền Nam, 1968)
·
Cũng đủ lãng quên đời
(Hồng
Đức, 1969)
·
Mười đêm ngà ngọc (Hoàng Đông Phương,
1969)
·
Sống chỉ một lần (Nguyễn Đình Vượng,
1970),
·
Sau giờ giới nghiêm (Tủ sách Văn Nghệ
Khai phóng, 1970)
·
Mang xuống tuyền đài (Tủ sách Văn Nghệ
Khai Phóng, 1971)
·
Để tưởng nhớ mùi
hương
(Nguyễn Đình Vượng, 1971)
·
Sóng ngầm (Hoa biển, 1971)
·
Sống như hình bóng (Tiếng Phương Đông,
1972)
·
Một đời còn tưởng nhớ (Hải Vân, 1972)
·
Suối độc (Nguyễn Đình Vượng,
1973)
·
Tình yêu màu khói nhạt (Nguyễn Đình Vượng,
1973)
·
Bên lề giấc mộng (Ngày Mới, 1973)
·
Chìm dần vào quên
lãng
(Tiếng phương Đông, 1973)
·
Cửa trường phía bên
ngoài
(Đồng Nai, 1973)
·
Ánh lửa cuối đường hầm (Anh Lộc, 1974)
***
(Trích
Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)
Hồi
Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
Chương
1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương
2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương
3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương
4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương
5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương
6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương
7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
Chương
8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương
9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác
giả đang viết tiếp Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho
đến ngày xuống lỗ)!