Câu chuyện mở
đầu với đoạn văn mà nhân vật chính tự xưng là “hắn”. Người đọc không
khòi ngạc nhiên pha lẫn thích thú và mỉa mai qua những lời châm biếm:
“Hắn vốn dĩ là công dân
người “Việt Quốc gia”, có giấy căn cước
hợp pháp đàng hoàng, từng phục vụ trong
quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa trong cuộc chiến chống cộng.
“Sau biến cố 30 tháng 4
năm 1975, hắn bị cộng sản liệt vào diện
ngụy quân - ngụy quyền, thuộc thành phần “Việt gian”,
nên được những kẻ thắng trận hào phóng này tặng cho 2 suất
học bổng toàn phần, bao ăn, bao ở, bao luôn học phí học tập
cải tạo... mỗi năm còn được phát miễn phí 2 bộ quần áo sọc!
(hết trích)
***
Tôi nhận được
bản PDF dài tới 58 trang cùa “Câu chuyện một người lính Cộng hòa thua cuộc” do hắn viết. Thật ra thì hắn là đồng
nghiệp giảng viên Anh ngữ tại trường Sinh ngữ Quân đội với tôi từ
thập niên 60 cho đến ngày tàn của cuộc chiến.
Cuộc đời làm
người Việt của hắn xoay quanh 3 giai đoạn: “Việt Quốc gia”, “Việt Gian” và cuối cùng là… “Việt Kiều”. Ở giai đoạn đầu, “hay không bằng hên”, khi còn đang
học năm cuối cùng bậc trung học, hắn đã may mắn được chọn đi du học
Hoa Kỳ một năm theo chương trình học bổng “American Field Service”.
Du học Hoa Kỳ khi còn là học sinh
Du học trở về nước,
hắn lại “may mắn” được tuyển dụng làm nhân viên chính ngạch cho Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/Public Safety Division) tại Sài Gòn và Nha Trang,
tung tăng bay nhảy khắp các tỉnh thuộc Vùng 2 Chiến thuật!
Làm việc ở cơ quan
USAID được 5 năm thì đến tuổi quân dịch. Trong thời gian đang thụ huấn tại Trường
Bộ binh Thủ Đức, hắn lại “may mắn” trúng tuyển và được chọn về làm giảng viên
tiếng Anh tại Trường Sinh ngữ Quân đội.
Trường Sinh ngữ Quân đội
Về trường, với cấp
bậc chuẩn úy, hắn một lần nữa lại “may mắn” được Trường chọn cho đi tu nghiệp
khóa Giảng viên Anh ngữ, tại Lackland, Texas, thuộc Viện Ngữ học Bộ Quốc phòng (Defense
Language Institute) tại Hoa Kỳ!
Tu
nghiêp tại Hoa kỳ
Phải nói, hắn
là một giảng viên xuất sắc trong giảng dạy nhưng đồng thời cũng là
một thành viên năng nổ trong sinh hoạt của trường với các hoạt động
như tổ chức các chương trình “Vui học tiếng
Anh” (Student Motivation Program) cho học viên và chương trình “Vui dạy tiếng Anh” (Teacher Motivation
Program) cho tất cả giảng viên Việt - Mỹ.
Vốn người nhỏ
con nhưng lại… có võ! Tại trường, hắn còn mở một lớp dạy Judo cho
bạn bè. Một số đồng đội, mang đủ cấp bậc, cảm thầy quý mến “ông
thầy” mang đai đen hàng ngày luyện võ cho họ trong những đêm phải “ứng
chiến” tại chỗ. Quả là một con người “đa tài”, cả tài lớn lẫn tài
vặt!
Điều khiển Chương trình Vui dạy tiếng Anh (Teacher Motivation Program) cho giảng viên TSNQĐ
Tổng cục Quân Huấn
Bộ Tổng Tham mưu còn tuyển chọn hắn làm sĩ quan phiên dịch cho Đoàn Công tác
Huấn luyện Đặc biệt “Chống bạo loạn cộng
sản” (Counter Communist Insurgency) để huấn luyện cho lực lượng sĩ quan Cảnh
sát Dã chiến của Malaysia.
Huấn luyện cho Cảnh sát Dã chiến Malaysia
Sau chuyến công tác
3 tháng huấn luyện đặc biệt tại Malaysia trở về nước, nhờ có chút ít kiến thức
căn bản về thảo chương điện toán (Computer Programming), hắn may mắn được biệt
phái ngoại ngạch, trút bỏ quân phục để về Phủ Thủ tướng để trở thành công chức,
làm việc với nhóm chuyên viên điện toán IBM Hoa Kỳ xây dựng Trung tâm Điện toán
Quốc gia đầu tiên.
Làm việc tại
Trung tâm Điện toán vừa tròn 2 năm thì biến cố 30/4/1975 ập đến. Kể từ ngày
đó, hắn cùng hàng triệu người dân miền Nam bắt đầu ngụp lặn trong một thời kỳ
“hậu giải phóng” cực kỳ khó khăn pha lẫn tủi nhục.
Đây cũng là giai
đoạn “đổi đời”, từ một “người Việt
Quốc gia” trở thành “Việt Gian”
qua cách nhìn của chết độ mới. Ta hãy đọc những dòng tự sự trong
chuyện:
“Bị cuốn trôi theo cơn lốc thời cuộc, hắn đã
cùng biết bao nhân viên quân, cán, chính từng làm việc cho chế độ cũ phải dắt
díu nhau đi học tập cải tạo theo dạng ngụy quân – ngụy quyền ở các trại tập
trung lao động cải tạo xa thành phố.
…
“Với hắn, đã ở tù thì phải đói khổ, phải thương
tật, phải chết chóc; phải có mồ hôi, nước mắt và cả máu thịt nữa. Đó là qui luật
ở mọi thời hậu chiến, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy.
“Biến cố bất hạnh này tuy vậy cũng là điều may
mắn vì nhờ trải qua khóa “huấn nhục” dài hạn này mà hắn đã trưởng thành mạnh mẽ
hơn, biết trân quý cuộc sống hơn, từ đó hắn mới có thể hội nhập vào xã hội lạ lẫm
sau này.
(hết trích)
Khi ra trại trở về
đời thường, hắn bắt đầu làm lại cuộc đời với… hai bàn tay trắng. Không
nhà cửa, không tiền bạc, không việc làm, không mảnh giấy tùy thân, không tương
lai… nói tòm lại là “không đủ thứ”.
Cũng may, hắn đã biết
chịu khó, chịu cực, chịu nhẫn nhục làm đủ thứ công việc để mưu sinh. Hắn đi
bán chuối, bán bánh mì, làm bánh hủ tíu, bánh phở bỏ mối... Hắn tự an ủi là mọi
người chung quanh trong xã hội cũng đều phải sống cơ cực như vậy.
Khoảng cuối năm
1986, chính sách “Mở cửa” của nhà nước Việt Nam buộc phải chấp nhận mở cửa
giao thương với thế giới tư bản bên ngoài để phá vỡ tình trạng kiệt quệ
về kinh tế. Nhu cầu giao tiếp với người ngoại quốc trở thành cấp bách, nhu cầu
dạy và học tiếng Anh trong nước lai có dịp bùng nổ.
Thế là cùng với nhiều
anh em cùng cảnh ngộ cải tạo về, hắn được dịp từ “đổi đời” bước sang giai
đoạn…“lên đời”, được mời dạy tiếng Anh công khai ở các trung tâm ngoại ngữ,
luôn cả các trường đại học, không phải lén lụt vừa dạy vừa canh chừng công an
như thời kỳ dạy “chui” nữa.
Thời thế đã đem đến
cơ hội để hắn phát huy được năng lực tiếng Anh sở trường của mình. Đây đúng là
một biến cố lớn trong cuộc đời của hắn. Vào thời kỳ trong lúc người dân trong
nước còn ăn bo bo, mang dép, đi xe đạp, mà hắn lại được công ty ngoại quốc trả
lương bằng đô la Mỹ, được cấp cho xe mô tô Kawasaki 250 phân khối, lái xe hơi
Toyota!
Bước ngoặt kế
tiếp là “thừa thắng xông lên” trong
việc thành lập công ty riêng lấy tên Namco để tự làm chủ. Nhờ biết tiếng Anh,
có khả năng giao tiếp trực tiếp với các nhà đầu tư ngoại quốc, hắn được công ty
Transfield của Australia tin tưởng giao cho nhiều hợp đồng phụ cho các khách sạn
5 sao tại Saigon như Sheraton, Sofitel...
Công ty Namco
Công ty
Baulderstone Hornibrook Engineering của Australia chấp nhận Namco làm nhà phụ
thầu chính (main sub-contractor) cho công trình xây dựng cây cầu giây văng (cable
stayed bridge) đầu tiên ở Việt Nam. Đó là cây cầu Mỹ Thuận nổi tiếng bắc qua
sông Cửu Long, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.
Báo
Vietnam Investmnent Review, phỏng vấn Công ty
Namco và Baulderstone Hornibrook Engineering, Australia trên Cầu Mỹ
Thuận
Kiến thức và kinh nghiệm
về xây dựng tuy còn hạn hẹp nhưng hắn cũng tự tin làm “cai”, chỉ huy trên
300 công nhân Namco thi công tại công trường xây dựng Cầu Mỹ Thuận dưới sự hướng
dẫn kỹ thuật trực tiếp của chuyên gia Australia.
Cầu Mỹ Thuận, cây cầu giây văng đầu tiên ở Việt Nam
Sau Cầu Mỹ Thuận,
từ miền Tây hắn lại quyết định trở về Sài Gòn tiếp tục nghề dạy học bằng
cách mở trường Ngoại ngữ Du lịch Khôi Việt, chuyên đào tạo nhân sự cho ngành
Quản trị Du lịch Khách sạn non trẻ của đất nước. Trường nhanh chóng nổi tiếng
trong và ngoài nước, cộng thêm dàn giảng viên thuộc hàng thượng thặng (đa số là
anh em cải tạo về).
Trường Khôi Việt
Khôi Việt không ngại
tốn kém đầu tư xây dựng các “phòng học mô
phỏng” (mock-rooms) như bếp, bar, nhà hàng, buồng khách sạn, salon tóc,
trang điểm thẩm mỹ... tạo cơ hội cho học viên học tập và thực hành trong môi
trường làm việc thực sự, giảm thiểu phần lý thuyết, đặt nặng phần thực hành
trong môi trường thực tế.
Các “phòng học mô phỏng” tại Khôi Việt
Lại còn liên
doanh với Tập đoàn Berjaya, Khôi Việt đặc biệt được Chủ tịch Tập đoàn, Tan Sri
Vincent Tan, mời sang Kuala Lumpur để ký kết hợp đồng liên doanh nhằm hợp tác
thành lập một trường chuyên đào tạo nhân sự cho ngành Du lịch Khách sạn quốc tế
đầu tiên tại Việt Nam.
Khôi Việt liên doanh với Tập đoàn Berjaya, Malaysia
Nhân dịp này, Chủ tịch
Tập đoàn Berjaya đã hướng dẫn Ban Giám hiệu Trường KHÔI VIỆT vào hoàng cung ở
Kuala Lumpur diện kiến Quốc Vương-Hoàng Hậu Malaysia và Thủ tướng, Tiến sĩ Mahathir
Mohamad.
Khôi
Việt diện kiến Quốc Vương và Hoàng Hậu Malaysia
Đến năm 2012, hắn
quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để cùng gia đình ra đi theo tiếng gọi định cư
tại Hoa Kỳ. Đến nước Mỹ tháng 4/2012, gia đình vợ con hắn đã nhanh chóng hội nhập
và thích nghi vào cuộc sống mới tại đây một cách dễ dàng.
Đêm đầu
tiên của gia đình tại California, (April 1, 2012)
Chỉ riêng hắn thì lại
thấy ngỡ ngàng với nếp sống nước Mỹ ngày nay, vì nó thay đổi quá nhiều, không
còn giống như ngày xưa nữa. Tự biết thân phận của một người lính thua cuộc, tự nguyện
lưu vong trong tuổi xế chiều, nên chấp nhận sống qui ẩn để an hưởng những ngày
tháng an lành nơi vùng đất mới.
Trong vai trò của
một “Việt kiều”, hắn tâm sự:
“Hiện hắn đang xuất sắc trong vai quản gia kiêm
người làm vườn tại thành phố Tustin, California. Nói là làm quản gia cho oai vậy
chứ có được lãnh đồng lương nào đâu! Bà chủ nhà chỉ nuôi cơm ngày ba bữa, cho tắm
rửa một lần... nhưng được cái là bà chủ cho ăn chung ngủ chung!
…
“Tháng 9 năm 2022, hắn được vợ dẫn về thăm quê
hương Việt Nam sau 10 năm xa quê; thăm thân nhân, thăm thầy cô, học viên, nhân
viên nhiều thế hệ trong gia đình Khôi Việt, thăm anh chị em vận động viên các
bộ môn trong Liên đoàn Thể dục TP... nhất là thăm các quán ăn lớn nhỏ có đủ thứ
món ngon dân giả đặc biệt chỉ có ở Việt Nam!
…
“Giờ đây, khi đã an cư nơi miền đất lạ, hắn chợt
nhận ra một điều thú vị: Dường như bất cứ ai trong thế hệ của hắn, lỡ sinh ra
làm kiếp người Việt Nam, người đó phải hoặc là một tên “Việt gian bán nước”,
hay “Việt cộng ác ôn”, hay “Việt kiều hồi hộp”, chứ ít có ai được quyền làm người
“Việt Nam thuần chủng” cả!
(hết trích)
Cùng gia đình vợ con tại California
Khi biết tôi có ý định “review” chuyện đời của một sĩ quan “ngụy”, hắn nửa tâm sự, nửa “cảnh báo” trong một email gửi cho tôi:
“Mình đang ở Orange County, nơi nổi tiếng là "gió tanh mưa máu", dân tị nạn chính trị ở đây đến nay đã gần nửa thế kỷ rồi mà vẫn còn "Hận Đồ Bàn" dữ lắm, vẫn chưa chịu nguôi. Họ sẳn sàng "chống cộng sản và tay sai" mỗi khi có đối tượng nào đó vô phúc xuất hiện, nói năng viết lách không hải lòng họ.
“Mình thậm chí còn bị một vài anh em trong Trường Sinh ngữ Quân đội ngày xưa cư xử như VC khi biết mình "làm viêc" với VC. Ở San Jose (Bắc California) anh em còn không thèm tiếp mình luôn khi mình đến đó thăm họ những năm đầu mới qua!
Hình chụp tại California
***