Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

Dõi theo bước chân của Hành giả Minh Tuệ

Cho đến nay, con số hơn 90 triệu lượt người truy cập trên Google ta có thể nói Thầy Thích Minh Tuệ, hay còn được gọi là Sư hay Hành giả Minh Tuệ đã chứng tỏ ông là một hiện tượng quá đặc thù về tôn giáo đối với số đông người Việt và cả người nước ngoài trên toàn thế giới.

Những gì đã tạo nên hiện tượng này? Trước tiên, Hành giả Minh Tuệ, 43 tuổi, là một Phật tử tu hành nên người ta gọi ông là Sư, Thầy, và còn nhiều danh từ khác nữa. Lối tu của ông trong 6 năm qua có lẽ là điều cần nói đến trước nhất.

Phật giáo được chia thành hai phái chính trong phép tu hành khổ hạnh. Với Phật giáo Nguyên thủy, cách tu khổ hạnh này gồm một bộ 13 “đầu đà”, còn trong Phật giáo Đại thừa thì dạy một bộ 12 “đầu đà”.

Chư vị tỳ kheo thường tu tập hạnh đầu đà, cho nên cũng còn được gọi là chư vị “đầu đà”. Trong sinh hoạt hằng ngày, người tu tập hạnh đầu đà phải chấp hành những điều quy định như sau:

 1. Y phục làm bằng những mảnh vải rách.

2. Chỉ dùng ba y.

3. Khất thực mà ăn.

4. Chỉ ăn một bữa vào giờ trưa.

5. Không ăn quá no.

6. Không giữ tiền bạc.

7. Sống độc cư.

8. Sống trong nghĩa địa.

9. Sống dưới gốc cây.

10. Sống ngoài trời.

11. Không ở cố định, thường du hành.

12. Ngồi ngủ, không nằm ngủ.

13. Chỉ dùng bình bát.

“Đầu đà” là tiếng dịch âm từ Phạn ngữ “dhūta”, có nghĩa là trừ bỏ phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh, cho nên cũng được gọi là “hạnh đầu đà”, cốt để tôi luyện thân tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của đời sống hằng ngày là cơm nước, áo quần và chỗ ở.

Trong Phật giáo, “dhūta” được được hiểu là một nhóm phương pháp tu khổ hạnh. Mục đích của các đầu đà là giúp hành giả phát triển sự buông bỏ vật chất, kể cả thân xác. Do họ tuân thủ nghiêm ngặt tục lệ khất thực của tổ tiên nên người ta còn gọi họ là khất sĩ.

***

Ngày 17/52024 vừa qua, ông Lê Xuân (84 tuổi, trú xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có những chia sẻ về thời thơ ấu và quá trình đi tu của con trai là ông Lê Anh Tú, 43 tuổi, người được gọi là "Sư Thích Minh Tuệ".

Theo ông Xuân, từ năm 1994, gia đình ông từ quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vào nơi ở hiện tại để lập nghiệp. Gia đình ông Xuân có 4 người con, ông Tú là con thứ 2 trong gia đình.

Trong nhà, ông Tú là người con ngoan, học thuộc dạng khá. Học xong phổ thông, ông Tú đi bộ đội. Sau đó, ông Tú theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên (tại tỉnh Gia Lai).

Đến năm 2015, ông Tú bất ngờ xin gia đình đi tu. Ông Xuân kể lại: "Con xin thì tôi cũng nói đi tu là một việc rất là khó khăn. Đã quyết tâm đi tu thì tu cho đạt. Tu không đạt mà phá giới, bỏ về là không được".

Sau một đêm suy nghĩ, sáng hôm sau, ông Xuân hỏi lại thì thấy con trai vẫn quyết tâm xuất gia nên vợ chồng ông Xuân đồng ý cho con đi tu. Trước khi đi tu, ông Tú đã tặng cho người cha 1 chiếc đồng hồ, một điện thoại và tặng thêm cho cha mẹ mỗi người 8m vải vàng. Từ khi đi tu, ông Tú không liên lạc gì với gia đình.

"Vợ chồng tôi mong con đi tu thì mong cho con chân cứng đá mềm, tu luyện thành đạt, đừng tham sân si gì hết. Đến chết cũng đừng lấy đồng nào của ai".

Theo ông Xuân, mấy hôm trước hai vợ chồng khi xem được video về con mình trên mạng xã hội, thấy con gầy, đen hai vợ chồng rất thương. Thậm chí, thấy con ngày chỉ một bữa ăn chay, vợ ông Xuân thấy điều này là rất khổ. Tuy nhiên, ông Xuân thì thấy đó là rèn luyện bình thường.

***

Hành giả Minh Tuệ là người rất khiêm tốn, ông tự xưng mình là “con” với mọi người. Ông nói 13 điều về việc tu hành khổ hạnh của mình:

1. Con đi Tu là để cầu giải thoát

2. Hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa trước giờ Ngọ, con không nhận tiền của ai

3. Y áo con mặc là may từ vải con nhặt từ nơi nghĩa địa, ven đường, thùng rác

4. Bình bát là con chế từ nồi cơm điện người ta cho con

5. Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu

6. Con mong sớm thành chánh quả để con báo hiếu cho cha mẹ

7. Con giờ đây coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con. Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận

8. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng

9. Giờ có ai chửi con, con vẫn coi là bạn

10. Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt lành đến với họ

11. Mọi người hãy cố gắng giữ 5 giới: Không sát sanh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống bia rượu

12. Con nguyện ước chúc mọi người được hạnh phúc

13. Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật - Pháp - Tăng Ni.

Ông hiện là người được chú ý nhất Việt Nam, chỉ chưa đầy 1 tháng, mà đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ vẽ tranh, ảnh, phim, bài hát, quần áo, may mặc và đắp tượng.

Bình bát mà hành giả Minh Thiện sử dụng trong suốt hành trình khất thực trên cả nước chỉ là một lõi nồi cơm điện của bá tánh cho mà hàng triệu người phải nhắc đến, rất nhiều kẻ đồng dạo phải run sợ mất miếng ăn. Là người không Sân Si với đời, mà đời tự sân si, ma tăng tự hiện hình.

Ông cũng là người bị khen chê, ca ngợi, tung hô, đảnh lễ nhiều nhất Việt Nam, gây bão trên mạng xã hội. Ông là người không có trong Giáo  hội Phật giáo Việt Nam nhưng lại bị Giáo Hội lên tiếng đè ép.

Nhiều người đặt câu hỏi: Khất sĩ đi khắp nơi trên mọi miền đất nước từ Nam ra Bắc như thế thì làm được gì cho đời hay chỉ là một hành động ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân? Lấy ai trồng lúa cho ta ăn nếu ta chỉ biết đi khất thực?

Những câu hỏi đại loại như vậy chứng tỏ phần đông chúng ta chỉ suy nghĩ nông cạn. Chúng ta không nghĩ tới cái khổ lớn hơn của con người khi bị trói buộc bởi Tham-Sân-Si và những khất sĩ như Minh Tuệ đã tìm ra một cách giải quyết là hãy diệt chúng đi để tìm được hạnh phúc!

Những người không theo cách suy nghĩ của ông phải chăng họ mất rất nhiều thứ: Mất đi sự tham ăn, tham mặc, tham ở… ngoài ra lại còn mất đi sự tham danh, tham lợi, tham tiền, tham chức tước.

Thích Minh Tuệ luôn luôn vui vẻ với mọi người, dù ai có làm gì ông thì ông vẫn cúi đầu “A di đà Phật” và cầu phúc cho họ. Điều đò cho chúng ta thấy cuộc đời mới tươi đẹp làm sao, tức giận ghen ghét để ở trong lòng chỉ tự mình làm khổ mình, cứ sống như cây, như hoa, sẵn sàng đón nhận tất cả những điều gì xảy đến cho mình với một tâm thái bình yên.

Ngài Minh Tuệ đã làm cho người ta bừng tỉnh về thế nào gọi là “tu”, phân biệt rõ giữa “thầy tu”“thầy chùa”: “Thầy tu” là người sống nghiêm túc theo giáo lý của Phật, chuyên tâm học hành, giữ giới để đạt được mục đích giác ngộ giải thoát, ra khỏi sinh tử luân hồi.

Còn “thầy chùa” là những người khoác trên mình cái áo nhà sư, ở trong chùa nhưng không tu, tìm mọi cách trục lợi cho bản thân bằng cách kêu gọi cúng dường, kinh doanh tâm linh…

***   

Để chấm dứt bài viết “Dõi theo bước chân của Hành giả Minh Tuệ” chúng tôi xin kể một câu chuyện được ghi lại trên bước đường khất thực cùa ông.

“Sáng nay tăng đoàn đi hành trì... Ngài đi đến trước một cửa hàng bán chim bên đường... chủ cửa hàng bán chim vui mừng hoan hỉ đem đồ ăn và nước khoáng ra cúng dường và đảnh lễ...

“Thầy từ chối... Thầy đứng lại nhìn chằm chằm vào các con chim bị nhốt trong lồng với đôi mắt buồn rười rượi... Ngài dụi mắt... mắt thầy rớm lệ, thầy khóc... không chịu rời đi, ánh nhìn như nhìn vào cõi xa xăm... Thầy chắp tay lại lâm râm khấn nguyện... A Di Đà Phật...!!!

“Hai vợ chồng chủ cửa hàng phát hoảng... Người chồng sai vợ vào nhà lấy chìa khóa mở hết cửa các lồng chim và phóng sanh hết... rồi quỳ lạy van vỉ hỏi thầy là thầy nhìn thấy kiếp trước của những con chim này hả?

“Hành giả trả lời: “A Di Đà Phật! Con chưa thành chánh giác chánh đẳng nên con không thể nói được điều gì cả...”

“Hai vợ chồng hứa từ nay sẽ bỏ nghề bán chim... sắp tới chuyển qua bán hàng tạp hóa... Chỉ với ánh nhìn từ bi mà Ngài đã hóa giải được vấn đề...!!!!


***


Song thân thầy Thích Minh Tuệ

 

Bàn chân sau 6 năm khất thực

 






 

 





 

 


 


 






 




 










***

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts