Tôi còn nhớ,
ngày xưa Cà Phê Tùng ở Đà Lạt vào ngày Thứ Năm hàng tuần chơi toàn nhạc Pháp để
khách có thể thưởng thức những bài hát do các ca sĩ người Pháp trình bày. Điều
này chứng tỏ số người hâm mộ nhạc Pháp chiếm một thành phần đáng kể trong số
người yêu thích nhạc ngoại tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà Lạt nói
riêng.
Thành phố Sương Mù có nhiều cơ sở văn hoá mang đậm sắc thái Pháp như Lycée Yersin, Petit Lycée, Adran hay Couvent des Oiseaux... nên cũng là điều dễ hiểu khi Cà Phê Tùng dành trọn một ngày cho nhạc Pháp.
* Video clip
"Songs in French from the 60s":
https://www.youtube.com/watch?v=O1aD1pt9pUk
Nói đến nhạc
Pháp, người ta nghĩ ngay đến Françoise Hardy (1944-2024) với bản nhạc bất hủ “Tous les Garcons et Les Filles” đã một
thời làm rung động trái tim người nghe với những khắc khoải, cô đơn của tuổi
đôi mươi trên đường đi tìm một người yêu trong mộng.
Bài hát mở đầu
bằng cảnh trai gái đồng trang lứa từng cặp đi bên nhau trên đường phố thật hạnh
phúc. Mắt trong mắt, tay trong tay… không hề nghĩ đến ngày mai. Chỉ một mình người
hát với tâm hồn nặng chĩu, cô đơn vì chẳng có người yêu:
“Tous les garçons et les filles de mon
âge
Se promènent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon
âge
Savent bien ce que c'est d'être heureux.
“Et les yeux dans les yeux et la main
dans la main
Ils s'en vont amoureux sans peur du
lendemain
Oui mais moi, je vais seule par les
rues, l'âme en peine
Oui mais moi, je vais seule, car
personne ne m'aime…”
Tuy nhiên,
đoạn kết của bài hát lại dẫn đến niền lạc quan trong hy vọng một ngày nào đó
tâm hồn không còn nặng chĩu… đó là ngày tìm thấy người yêu:
“Le jour où je n'aurai plus du tout
l'âme en peine
Le jour où moi aussi j'aurai quelqu'un
qui m'aime.”
Có thể nói,
Françoise Hardy là “viên ngọc quý” của
nước Pháp và của cả thế giới. Bà viết bài “Tous
les Garcons et Les Filles” năm 1962, khi mới vứa 19 tuổi, hoàn toàn không
trải qua một trường lớp âm nhạc nào.
Với giọng ca trầm buồn, tiếng hát của Françoise Hardy đã đi sâu vào lòng những người trẻ đang bơ vơ và hoang mang trước ngưỡng cửa của tình yêu. Bản thân Hardy cũng đã phải trải qua thời niên thiếu sống thiếu bóng cha bên người mẹ đơn thân trước khi thành công trong lãnh vực âm nhạc.
Kể từ năm 1968 Françoise Hardy còn bước sang lãnh vực điện ảnh và người mẫu. Với sự hỗ trợ của người chồng đầu tiên, nhiếp ảnh gia Jean-Marie Perier, bà đã trở thành một trong những mẫu người điển hình của phong cách Pháp, một hình tượng nổi bật trong kiểu cách thời trang với mái tóc vàng quyến rũ đi kèm một khuôn mặt phảng phất một nét buồn cố hữu.
Năm 2004, Hardy phát hiện mình bị ung thư, đến năm 2016 bà đã có lúc bị hôn mê tưởng chừng như qua đời. Cuối cùng, vào ngày 11/6/2024 Françoise Hardy đã từ giã cõi đời sau một thời gian dài kiên trì chạy chữa.
Ngoài tác phẩm đầu tay “Tous les Garcons et Les Filles” Françoise Hardy còn để lại cho những người yêu nhạc những ca khúc đáng nhớ như “Comment te dire adieu”, “Le temps de l’amour”, “Message personnel”…
* Video clip
“Tous les Garcons et Les Filles” -
Françoise Hardy
https://www.youtube.com/watch?v=XPkBMqehr5k
Cùng sinh
năm 1944 như Françoise Hardy, Sylvie Vartan (tên khai sinh là Sylvie Georges
Vartanian) ra chào đời tại Iskrets, Bulgaria. Cả hai đều là ca sĩ và diễn viên
nổi tiếng của Pháp nhưng mỗi người đều sở trường một dòng nhạc khác nhau.
Trong khi Françoise Hardy thiên về loại nhạc trầm buồn thì Sylvie Vartan lại theo một dòng nhạc có tiết tấu nhanh, nhí nhảnh. Nhạc của Sylvie Vartan mang âm hưởng của rock'n'roll, pop, disco, soul, jazz… nói chung là theo trào lưu của nhạc trẻ thuộc loại “yé-yé”.
Ngoài ra, Sylvie còn kết hợp với người chồng là Johnny Hallyday, một ca sĩ nhạc rock, để tạo thành một cặp diễn viên gây bão trên sân khấu mỗi khi xuất hiện.
Đối với một người mà ban đầu không muốn chọn nghề ca hát, Sylvie Vartan lại là một trong những ca sĩ Pháp có sự nghiệp bền vững khi bước vào nghề một cách bất đắc dĩ vào năm 1961.
Bố cô là tùy viên sứ quán Pháp tại Sofia, còn ông nội là giám đốc công ty điện lực quốc gia. Gia đình cô chạy trốn chế độ cộng sản sang Pháp định cư năm 1952, Sylvie lúc đó mới lên 8.
Thời còn nhỏ, cô bé chăm chỉ học giỏi, nhưng thật ra lại nuôi mộng trở thành diễn viên điện ảnh, chứ không phải là ca sĩ. Cho đến một ngày ca sĩ Frankie Jordan chuẩn bị vào phòng thu để ghi âm một bản song ca thì vào giờ chót cô ca sĩ hát chung lại không đến. Không còn ai khác để thay thế, Sylvie “bị” đẩy từ nhà đến phòng ghi âm.
Tưởng chừng hát thử cho vui, nào ngờ lại thành đĩa thật. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi của Sylvie được lăng xê vào năm 1961. Từ năm 1963, Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ những năm 60 tại Pháp.
Sự nghịêp của cô đạt đến tột đỉnh vào những năm 68-69 và vẫn tiếp tục sáng chói qua bao thập niên nhờ biết đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nghe và nhất là thích nghi với các phong trào âm nhạc thời thượng từ nhạc kích động disco cho đến nhạc pop những năm 80 và 90.
Trong suốt sự
nghiệp Sylvie Vartan đã ghi âm đến 38 tập nhạc, bán hơn 60 triệu album trên thế
giới. Trong số các nhạc phẩm đó, “La Plus
Belle Pour Aller Danser” được người hâm mộ Việt Nam ưa thích cho nên đã có
rất nhiều ca sĩ (như Thanh Lan) trình bày tại các đại nhạc hội trên sân khấu
Sài Gòn.
“Ce soir, je serai la plus belle pour
aller danser, danser
Pour mieux évincer toutes celles que tu
as aimées, aimées
Ce soir je serai la plus tendre quand tu
me diras, diras
Tous les mots que je veux entendre
murmurer par toi, par toi
“Je fonde l'espoir que la robe que j'ai
voulue
Et que j'ai cousue point par point
Sera chiffonnée et les cheveux que j'ai
coiffés
Décoiffés par tes mains…”
* Video clip
“La Plus Belle Pour Aller Danser” -
Sylvie Vartan
https://www.youtube.com/watch?v=r0XnzQAEOyU
* Video clip
“Le feu” - Johnny Hallyday, Sylvie
Vartan
https://www.youtube.com/watch?v=_AoqoTg-dkg
Dalida (tên
thật là Iolanda Cristina Gigliotti) là một ca sĩ người Pháp, sinh ra tại Ai Cập
năm 1933 trong một gia đình gốc Ý, đó cũng là lý do tại sao Dalida nhận được
danh hiệu Hoa hậu Ai Cập năm 1954!
Tổng cộng hơn 125 triệu đĩa hát của Dalida đã được bán ra trên toàn thế giới, trong đó “Bambino” đã trở thành “đĩa bạch kim” vào năm 1964 và “đĩa kim cương” năm 1981.
Cô được coi là một trong những nữ ca sĩ hàng đầu của Pháp với biệt tài biết nhiều thứ tiếng và thành công trong lãnh vực ca hát, kể cả điện ảnh, suốt 31 năm tại Pháp. Đó là một sự hành công tuyệt vời trên bước đường nghệ thuật… nhưng Dalida lại gặp nhiều khủng hoảng trong đời sống riêng tư, cô đã tự tử tại Paris và qua đời vào tuổi 54!.
Những người thân của Dalida lần lượt tự sát. Người tình đầu của cô, Luigi Tenco, tự tử năm 1967, khiến cô bị khủng hoảng tinh thần dẫn đến lần đầu tiên tự sát nhưng bất thành. Năm 1970, đến lượt Lucien Morisse, người chồng và người quản lý của Dalida cũng tự tìm đến cái chết. Năm 1983 Richard Chanfray, một người bạn thân khác của Dalida, cũng tự vẫn.
Sau khi có thai với một sinh viên người người Ý tại Roma, Dalida đã quyết định nạo thai nhưng cuộc phẫu thuật đã gặp trục trặc dẫn đến việc cô mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.
Ngày 2/5/1987, Dalida đã tự tử bằng thuốc an thần và qua đời tại nhà riêng thuộc khu Montmartre, Paris, với lời trăng trối: “Tôi không thể chịu đựng cuộc sống thêm nữa, hãy tha lỗi cho tôi” (La vie m'est insupportable, pardonnez-moi).
Ngoài bài hát
bất hủ "Bambino" còn phải kể
đến "Besame Mucho",
"Paroles... Paroles...", "Le temps des fleurs",
"Laissez-moi danser" và "Mourir
sur scène".
Bài “Bambino” (gốc tiếng Ý là Guaglione) vốn trước đó định dành cho ngôi sao của dòng nhạc Latinh là Gloria Lasso. Dalida thu “Bambino” chỉ trong một đêm và tác phẩm thành công rực rỡ khi đĩa hát bán được nửa triệu bản, đứng trong bảng xếp hạng hơn 1 năm, trong đó có 39 tuần đứng thứ nhất. Đây cũng là “đĩa vàng” đầu tiên của Dalida.
“Les yeux battus
La mine triste et les joues blemes
Tu ne dors plus
Tu n'es que l'ombre de toi-meme
Seul dans la rue
Tu rodes comme une ame en peine
Et tous les soirs sous sa fenetre on
peut te voir…”
* Theo tạp
chí Kịch Ảnh (số 18, phát hành ngày 30/6/1962) Dalida đã có lần đến Việt Nam,
đó là ngày 29/6/1962. Cô đến Sài Gòn trong khuôn khổ một buổi gặp mặt với tính
cách “nghệ sĩ gặp nghệ sĩ”.
Ban biên tập báo Kịch ảnh với nhà báo Quốc Phong củng nhà văn Mai Thảo và đạo diễn Hoàng Anh Tuấn đã có mặt tại Khách sạn Caravelle. Nhà báo Quốc Phong đặt câu hỏi: “Dalida cho biết bí mật thành công của cô, để tôi nói lại cho các ca sĩ VN nghe”.
Dalida trả lời:
“Bí quyết gồm 2 điểm: luyện giọng và gặp dịp may. Con số đem lại may mắn cho tôi là 421… Tháng 4/1956, tôi đến hát thử cho Giám đốc Nhà hát Olympia, Bruno Coquatrix, lúc đó, Eddie Barclay (nhà sản xuất băng đĩa) đang nhậu nhẹt trong một quán cà phê gần đó.
“Bruno lôi họ đến nghe tôi hát cho vui nhưng họ không chịu. Cuối cùng, Bruno đánh cá nếu họ thua trong một ván gieo xúc xắc “kiểu 421” thì phải tới nghe; bằng không, Bruno sẽ đãi thêm một chầu rượu nữa. Rút cuộc Bruno thắng!
“Cả hai phải đến nghe, khi tôi ca bản “L’Étranger au paradis”, họ chịu liền. Thế là một “vị” chọn bài hát, còn một “vị” thâu đĩa. Nhờ những đĩa hát của Eddie Barclay mà tôi nổi tiếng”.
* Video clip
“Bambino” – Dalida
https://www.youtube.com/watch?v=tf-cDKuGsSA
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét