Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Ngày nhuận, tháng nhuận & năm nhuận!

Chuyện xưa nhắc lại cho vui. Cách đây 4 năm, bản tin thời tiết của đài truyền hình An ninh TV (ANTV) đưa tin:

“…Ngày mai, 30/02/2016, thời tiết tại Khu vực Nam bộ vẫn nóng 35 độ...

 

Hình chụp lại bản tin thời tiết trên ANTV: “Ngày mai, 30.02.2016, thời tiết tại Khu vực Nam bộ vẫn nóng 35 độ...”

 

Khán giả truyền hình ANTV chờ dài cổ mà vẫn không được trải qua ngày này. Hóa ra, ngày 30/02/2016 là “một ngày không tưởng” cũng tựa như chuyện ngày xưa có một quán phở mới khai trương, ông chủ tiệm treo tấm bảng: "Ăn hôm nay ngày mai khỏi trả tiền".

Mọi người thấy vậy thích lắm, rủ nhau ăn và định bụng rằng: “Ngày mai mình sẽ được ăn phở miễn phí.” Nhưng ngày hôm sau khách hàng kéo đến ăn, ông chủ vẫn bắt họ phải trả tiền, khách hàng không ngừng thắc mắc.

Ông chủ chỉ vào tấm bảng và bảo họ đọc lại. Vẫn với nội dung như ngày đầu không đổi: "Ăn hôm nay ngày mai khỏi trả tiền".

Vâng, hôm nay là hôm nay và khách hàng vẫn phải trả tiền, vì ngày mai là một ngày… không bao giờ có. Khách đến ăn không biết nói gì hơn đành cắn răng móc túi trả tiền để rồi chờ dài cả cổ đến “ngày mai” mới được… “ăn chùa”.

 

Tranh hí họa “Mai ăn khỏi trả tiền”

 

Chuyện thời tiết ngày 30/02/2016 trên TV và chuyện “ngày mai ăn khỏi trả tiền” đều là những chuyện… có thật. Cũng tựa như Tháng 2/2024 có một ngày khác với 3 năm trước, là ngày nhuận 29/2.

Nhiều người lầm tưởng rằng cứ 4 năm sẽ có ngày này, nhưng vẫn có những ngoại lệ không phải ai cũng biết: năm nhuận là những năm có 366 ngày theo lịch thay vì 365 ngày như bình thường. Thế cho nên ngày bổ sung (được gọi là ngày nhuận), chính là ngày 29/2.

Theo Dương Lịch, một năm dài chính xác là 365 ngày, nhưng thời gian cần thiết để trái đất quay hoàn toàn một vòng quanh mặt trời khoảng 365,24 ngày hay chính xác là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 56 giây.

Chuyên gia cho rằng năm nhuận rất quan trọng, bởi nếu không có chúng thì năm của chúng ta sẽ rất khác. Năm nhuận tồn tại bởi vì một năm trong lịch Gregory ngắn hơn một chút so với khoảng thời gian cần thiết để trái đất quay hoàn toàn một vòng quanh mặt trời.

Ý tưởng về năm nhuận có từ năm 45 trước công nguyên, khi hoàng đế La Mã cổ đại Julius Caesar thiết lập lịch Julian, bao gồm 365 ngày được chia thành 12 tháng mà chúng ta vẫn sử dụng trong lịch Gregorian.

Nhưng đến giữa thế kỷ 16, các nhà thiên văn học nhận thấy rằng các mùa bắt đầu sớm hơn khoảng 10 ngày so với dự kiến khi những ngày lễ quan trọng, chẳng hạn như lễ Phục sinh, không còn khớp với các sự kiện cụ thể, chẳng hạn xuân phân.

Để khắc phục điều này, Giáo hoàng Gregory XIII đã giới thiệu lịch Gregorian vào năm 1582, giống như lịch Julian nhưng loại trừ các năm nhuận ngoại lệ như đã nêu ở trên.

 

Ngày nhuận: 29 tháng 2...


Chuyện ngày nhuận, tháng nhuận cũng như năm nhuận thật rắc rối, khó hiểu. Cũng mong sẽ không còn chuyện “ngày 30/2/2016” do lỗi của đài ANTV vừa qua. Mà lỗi này xem ra quá “nghiêm trọng” trọng trong các bước từ viết tin cho đến kiểm duyệt trước khi phát.

Trong tương lai, chúng ta chỉ mong rằng ngày tháng sẽ qua đi không gây chết chóc, dịch bệnh như những năm vừa qua!

Mong lắm thay!

 


Hình minh họa ngày nhuận 29.2.2024 trên trang web Google



***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts