Đêm 14/4/1912, tàu
chở khách Titanic, được mệnh danh là “chiếc
tàu khó chìm”, đã nằm xuống lòng Đại Tây Dương, mang theo sinh mạng của hơn
1.500 hành khách.
Thảm kịch xảy ra chỉ
vì con tàu vĩ đại, lộng lẫy, sang trọng đã đụng phải một “núi băng trôi” ngay trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên và
cũng là cuối cùng của của hãng vận tải biển The
White Star Line.
Tàu Titanic được
đóng vào năm 1909 và được hạ thủy năm 1912 nhưng điều oái
ăm là chỉ để phục vụ cho chuyến hải
hành duy nhất từ Châu Âu sang Châu Mỹ. Titanic đã “làm
nên lịch sử hàng hải thảm khốc nhất của nhân loại”!
Tai nạn này đã khiến
văn chương cũng như điện ảnh phải tốn nhiều công sức, tiền của để tái hiện lại
những gì đã xảy ra trong chuyến đi “định mệnh”.
Tất cả cũng chỉ vì
những tảng băng trôi (iceberg) di chuyển trên mặt biển nhờ sức gió và dòng hải
lưu để tạo thành những sườn núi cao vài mét. Băng trôi bao gồm các mảnh rộng từ
20 đến 100m, lại có những những mảnh trung bình từ 100 đến 500m. Lớn hơn nữa từ
500 đến 2.000m và rất lớn từ 2 đến 10km.
Có thể coi những tảng
băng trôi là “công trình kỳ diệu của tạo
hóa” nhưng đó cũng là những nguy hiểm chờ sẵn con người trong những chuyến
hải hành. Băng có thể tan ở phần nổi qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng
phần chìm trong nước rất khó thay hình, đổi dạng.
Chúng ta chỉ thấy
10% của tảng băng qua phần nổi và có đến 90% nằm sâu dưới nước ở phần chìm. Đó
chính là cái bẫy đánh lừa sự quan sát của con người. Và đó cũng là nguyên nhân
của thảm kịch Titanic.
Dù có xuất xứ từ Bắc hoặc Nam Bán Cầu, hàng trăm ngàn tảng băng trôi vẫn lặng lẽ trên biển để tạo thành một bức tranh đầy màu sắc của tạo hóa... nhưng cũng đồng thời là một cái bẫy chết người cho những ai lạc vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời đó!
Lẽ thường tình của cuộc đời.
Bạn hãy nhìn vào bức
hình cuối cùng để rút ra một triết lý của cuộc đời: Phần nổi của táng băng thật
nhỏ bé với tên gọi là Sự Thành Công
nhưng phần chìm của nó thật lớn lao, ẩn chứa nhiều thử thách của cuộc đời mà
người ta thường ít thấy.
Phần chìm của tảng băng là sự Chăm chỉ & Kiên trì, Những đêm thức trắng, Kỷ luật, Sự từ chối, Lòng can đảm, Sự chỉ trích, Thay đổi, Rủi ro... Bên cạnh đó còn có Thói quen tốt, Sự đổi mới, Sự cống hiến, Đam mê và Chân thành.
Những tảng băng chìm thật đầy đủ ý nghĩa!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét