Theo truyền thống,
ngày 4 tháng 7 đã trở thành Ngày Độc Lập kể từ năm 1776 tại Hoa Kỳ. Đó là ngày kỷ
niệm ký Tuyên ngôn Độc lập được tổ chức rầm rộ với những cuộc diễn hành trong cộng
đồng bên cạnh những cuộc vui chơi của gia đình qua những buổi picnic ngoài trời
với món thịt nướng BBQ truyền thống.
Đây cũng là dịp để
mọi người chiêm ngưỡng pháo bông đầy mầu sắc, tham dự những buổi hòa nhạc thú vị
và còn rất nhiều hoạt động vui chơi trên khắp đất nước Cờ Hoa.
Năm nay, mặc dù “Independence Day” nhằm ngày Thứ Bảy cuối
tuần nhưng người Mỹ có vẻ như kỷ niệm ngày lễ một cách thầm lặng giữa bối cảnh
một quốc gia đang phải đương đầu với cả “thù
trong” lẫn “giặc ngoài”.
Từ bên ngoài, đại dịch
COVID-19 vẫn tấn công khốc liệt với số người tử vong ngày một cao. Quan trọng
hơn cả, trong nước thì đang chia rẽ trầm trọng với những chiến dịch vận động bầu
cử gay gắt chưa từng thấy trong lịch sử giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa.
Đảng Dân chủ tìm đủ
mọi cách để “hạ bệ” Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Họ dùng những chiến lược
nói xấu lẫn nhau, kể cả những mưu mô “bá đạo”, để mong dành được thắng lợi cuối
cùng.
Phong trào “Black Lives Matter” và “Antifa” lại càng khoét sâu vào sự đoàn
kết của nước Mỹ, vốn đã mong manh vì chính sách kỳ thị chủng tộc có từ bao đời
nay. Người biểu tình tại nhiều nơi đã vượt giới hạn của sự ôn hòa để gây bạo động,
cướp phá tài sản.
Thậm chí tại
Seattle có những khu vực “phi cảnh sát”
để thành lập một hình thức nhà nước theo kiểu… xã hội chủ nghĩa. Cũng may, “quốc gia tự trị” Seattle chỉ đứng vững
sau 3 tuần và đã bị “giải phóng” bởi
lực lượng cảnh sát. Xét cho cùng, thoạt đầu biểu tình mang danh nghĩa chống kỳ
thị chủng tộc nhưng rốt cuộc cũng đượm màu sắc chính trị, tranh dành quyền lực!
Nhân Ngày Độc Lập sắp đến, báo Time đã thực
hiện một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia về những biến cố đã xảy ra trong suốt
giai đoạn lịch sử hình thành nước Mỹ. Tờ báo cũng đặt câu hỏi liệu những chuyện
đó có tác động như thế nào đối với suy nghĩ của đa số công dân Hoa Kỳ ngày nay
(1)?
Những biến cố làm
thay đổi nước Mỹ khởi nguồn từ các bệnh dịch vào thế kỷ thứ 18 cho đến những thảm
họa môi trường ngày nay và cả những cách hành xử của người Mỹ về vấn đề tinh thần
trong việc kỳ thị chủng tộc của những công dân một nước được gọi tên là Hiệp Chủng
Quốc.
Bài thăm dò ý kiến
dẫn đến kết luận là người Mỹ ngày nay “cảm
thấy không hài lòng lắm” nếu so với những thập kỷ trước. Đa số thậm chí còn
cho rằng Hoa Kỳ đang đi chệch hướng!
Dĩ nhiên bài báo của
Time chỉ là một ý kiến riêng của một số sử gia giữa muôn vàn suy nghĩ của người
Mỹ nói chung về tình hình đất nước. Tuy nhiên, những biến cố lịch sử đã qua
cũng là những bài học thiết thực nhất trong việc hình thành một quốc gia hiện vẫn
đang là một cường quốc trên thế giới.
***
Là người đã từng sống
và học tập tại Hoa Kỳ nhưng giờ đây chúng tôi nhìn nước Mỹ từ bên ngoài với một
cái nhìn khách quan hơn. Chúng tôi chỉ mong “thù
trong, giặc ngoài” sớm chấm dứt để người dân Mỹ sớm trở lại cuộc sống bình
thường.
“God
Bless America!”
***
Chú thích:
(1) Tham khảo bài
viết trên Time: “21 Lessons From America's Worst Moments” tại https://time.com/5858169/americas-worst-moments/
* Tham khảo thêm về
Ngày lễ Độc lập tại Hoa Kỳ “July 4th và Xứ
Cờ Hoa” tại https://www.facebook.com/media/set/?set=a.10209421150523948&type=3 https://chinhhoiuc.blogspot.com/2018/07/a-tung-sinh-song-va-hoc-tap-tai-hoa-ky.html
***
Hình ảnh từ báo Time
God Bless America!
1662 - Một chiếc tàu bán người nô lệ từ Châu Phi cập cảng Jamestown, Virginia.
1721 (ngày 27 tháng 4): dịch đậu mùa tại Boston
1779: dịch đậu mùa tại phía Tây Hoa Kỳ
1793: dịch sốt vàng da tại Philadelphia
1911: Người biểu tình kỷ niệm cái chết của các nạn nhân vụ cháy tại Triangle Shirtwaist Factory, New York
1930: Trục xuất người Mễ Tây Cơ
1956-65: Hạn chế người di dân gốc Hoa vào Hoa Kỳ
1968 (ngày 16 tháng 3): vụ thảm sát Mỹ Lai trong cuộc chiến tranh Việt Nam
1969 (ngày 28 tháng 1): Vụ tràn dầu ở Santa Barbara
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét