Tài liệu được trích từ nhiếu nguồn của các
tác giả người Việt cũng như người nước ngoài cho nên không tránh khỏi chính kiến
chủ quan của từng người. Chúng tôi tổng hợp không nằm ngoài mục đích giúp cho
người đọc có một cái nhìn đa chiều về những ngày cuối của Sài Gón.
* Chủ Nhật, 20/4/1975
Mười ngày trước 30/4/1975, không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà còn có cả đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để cứu vãn tình hình vì Bắc Việt dứt khoát không chịu thương thuyết.
Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience” thì Đại Sứ Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd thì ông đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ.
Oliver Todd cho biết vào ngày 20/4, Đại sứ Mérillon đến Dinh Độc Lập một mình và nói: “Thưa Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại vì tình hình đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Không còn vấn đề quân sự nữa… Tôi thấy chỉ còn là vấn đề chính trị. Cần phải để cho một tiến trình dân chủ được khai triển”.
Tổng Thống Thiệu bắt đầu nói đến những tái phối trí cần thiết, về sự phản bội của Mỹ và tinh thần chủ bại của một số tướng lãnh. Rồi Tổng Thống Thiệu kết thúc cuộc hội kiếh bằng một câu nói rất bình dân: “Thôi, tới đâu hay tới đó!” và ông Đại sứ ra về.
Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Ông Martin trình bày với Tổng Thống Thiệu về nhận định của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với tình hình quân sự hiện tại. Bản nhận định nầy đã được Frank Nepp, một chuyên viên phân tích tình báo của CIA soạn thảo.
Trong cuốn “Decent Interval”, Frank Nepp tiết lộ rằng ông đã được Polga, Giám Đốc CIA tại Sài Gòn, ra chỉ thị phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt” và Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định nầy để thuyết phục ông Thiệu rằng đã đến lúc ông ta phải ra đi:
“Với sự sụp đổ của các cuộc phòng thủ, cán cân lực lượng trong vùng chung quanh Sài Gòn hiện nay đã nghiêng về phía Bắc Việt… Mặt khác, Bắc Việt thì chỉ trong vòng ba hay bốn ngày, họ có đủ khả năng phóng ra những cuộc hành quân phối hợp với nhiều sư đoàn.
“Như vậy thì chính phủ VNCH sẽ phải đối phó với một tình trạng mà trong đó Sài Gòn sẽ bị cô lập và sẽ không còn liên lạc được với bên ngoài chỉ trong vòng vài tuần lễ và có thể rơi vào tay của các lực lượng Bắc Việt – Việt Cộng!
(hết trích)
Sau này, trong một buổi tường trình với Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ vào ngày 22/1/1976, Đại sứ Martin nói rằng ông ta đến gặp TT Thiệu “với tư cách cá nhân, không đại diện cho TT Gerald Ford, không đại diện cho Ngoại Trưởng Henry Kissinger và cũng không nói chuyện với tư cách là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa”.
Ông chỉ nói chuyện với tư cách là một người đã từng quan sát tình hình ở Đông Nam Á từ bao nhiêu năm qua và cũng là một người mà trong hai năm qua đã bỏ ra nhiều thì giờ tìm hiểu tất cả ngọn ngành của các vấn đề quân sự tại Việt Nam.
*
Ngày Thứ Hai, 21/4/1975
Sau một đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21/4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức.
Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhấn mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa.
TT Thiệu nói với ông Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế. Trong cuốn hồi ký “Đất Nước Tôi”, cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết rõ hơn:
“Sau cùng vào lúc 11 giờ trưa ngày 21/4, tôi được mời gặp TT Thiệu. Đến nơi, tôi nhận thấy không phải chỉ TT Thiệu mà còn có thêm PTT Hương. Phiên họp vỏn vẹn chỉ có ba người… Ông cho biết việc từ chức là đế xem quốc hội Hoa Ký có thay đổi lập trường của Ủy ban quốc Phòng Thương Viện, tiếp tục quân viện cho Việt Nam để mở đường cho Hoa Kỳ và đồng minh thương lượng một một giải pháp chính trị mà phía Cộng sản Bắc Việt nhất quyết từ chối mọi cuộc thảo luận nếu TT Thiệu còn tại chức. Đúng là cả bạn lẫn thù đang ban cho miến Nam phát súng ân huệ cuối cùng”.
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết vào năm 1984, cựu Tổng Thống Thiệu đã tiết lộ với ông rằng trước khi quyết định từ chức, ông đã mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập để báo cho họ biết về cuộc hội kiến với đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước:
“Ông Thiệu kể cho tôi (năm 1984) là hôm sau ngày gặp ông Martin, ông đã mời các tướng lãnh đến dinh Độc Lập. Ông Thiệu nói nếu các tướng lãnh cho rằng ông là một chướng ngại vật cho hòa bình của đất nước thì ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì cả. Thế là đã rõ, họ không muốn cho ông ngồi ghế tổng thống nữa!”
Chiều ngày 21/4, đài phát thanh Sài Gòn liên tục đọc thông cáo khẩn cấp của Phủ Tổng Thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện và các vị giám sát trong Giám Sát Viện đến Dinh Độc Lập dự phiên họp đặc biệt vào tối hôm đó, tuy nhiên thông báo không nói rõ lý do của phiên họp nầy.
Đúng 7 giờ rưởi tối hôm đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng toàn thể quốc dân đồng bào trong gần 2 tiếng đồng hồ và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc. Trong bài nói chuyện có đoạn:
“Người Mỹ từ chối giúp đở cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng minh như vậy là một điều vô nhân đạo. Các ông để cho chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo”
“Người Mỹ thường hãnh diện họ là những kẻ vô địch bảo vệ cho chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới và sang tới năm 1976 họ sẽ ăn mừng kỷ niệm 200 năm lập quốc, liệu người ta còn có thể tin tưởng vào những lời tuyên bố của người Mỹ hay không?”.
(hết trích)
Trong khi đó thì từ Hà Nội, Ban Bí Thư Đảng đã gửi điện văn số 316-TT/TW ngày 21/4/1975 cho tất cả các chi bộ Đảng về việc chọn lựa cán bộ để tiếp thu Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Chỉ thị nầy nói rằng ưu tiên dành cho các cán bộ quê ở miến Nam, nếu trường hợp thiếu thì mới dùng cán bộ miền Bắc.
*
Ngày Thứ Ba, 22/4/1975
Các đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 đã rút khỏi Xuân Lộc ngày 22/4, các đơn vị nầy về đến Biên Hòa thì chỉ bị thiệt hại chừng 30% quân số sau hai lần giao tranh với một lực lượng địch đông gấp bốn, năm lần. Bom CBU-55 lần đầu tiên được Không quân VNCH sử dụng trên chiến trường Xuân Lộc.
Trái bom được thả xuống ngay trên đầu bộ tư lệnh Sư Đoàn 341 của Hà Nội lúc đó đang trú đóng ở 6 cây số về phía Tây Bắc thành phố Xuân Lộc khiến cho cả ba bốn trăm bộ đội BV bị tử thương. Đài phát thanh Hà Nội ngay sau đó đã tố cáo rằng Hoa Kỳ và VNCH đã xử dụng loại vũ khí hóa vi quang (Chemical-Biological-Radiological weapons) một cách bất hợp pháp.
Đai sứ Mérillon mời Dương Văn Minh đến tòa
đại sứ Pháp để thảo luận về giải pháp trung lập. Đại Tướng Minh đến gặp ĐS Pháp
cùng một phái đoàn đông đảo gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu và, theo lời ông Đại sứ
có “nhiều nhân vật đang tập sự làm chính
trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ” như Huỳnh Tấn Mẫm,
bà Ngô Bá Thành, Ni sư huỳnh Liên, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Cứ v.v…
Theo kế hoạch của ĐS Mérillon thì ông Minh sẽ đứng ra lập chính phủ với hai thành phần đồng đều: phe hòa hợp hòa giải của ông cùng với phe Mặt trận Giải phóng và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nước Pháp sẽ vận động các nước Âu châu cùng các nước phi liên kết thừa nhận tân chính phủ Việt Nam. Hồi ký của ĐS Mérillon “Saigon Et Moi” (xuất bản tại Paris, năm 1985) viết:
“Khi chúng tôi giới thiệu Tướng Dương Văn Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam, Cụ Trần Văn Hương sửng sốt và tỏ lời phiền trách: “Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Nó là học trò tôi, tôi biết biết nó quá mà! Nó không phải là hạng người dùng được trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Tôi sẽ trao quyền lãnh đạo cho nó nhưng nó phải hứa với tôi là đừng để Sài Gòn thua Cộng Sản”.
…
“Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói vào năm 1975: “Ông Đại sứ à, tôi đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tôi đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề ở lại đây và mất theo nước mình”.
(hết trích)
*
Ngày Thứ Tư, 23/4/1975
Ngày 23/4, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ đơn từ chức lên TT Trần Văn Hương và tân TT đã yêu cầu nội các Nguyễn Bá Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính phủ mới. Vào thời điểm nầy, dư luận ở Sài Gòn ai cũng biết rằng các thế lực ngoại quốc muốn ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống hay thủ tướng toàn quyền, tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương lại muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập chính phủ.
Về phía quân đội, có một nhóm sĩ quan bất mãn với đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Theo Trần Văn Đôn thì lúc 11 giờ sáng ngày 23-4, Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Đại Tá Nguyễn Huy Lợi, Đại Tá Vũ Quang và Đại Tá Trần Ngọc Huyến đã đến nhà ông và yêu cầu chỉ định người khác thay thế Đại Tướng Viên vì ông nầy “không đủ khả năng, không làm đúng bổn phận, làm việc không hữu hiệu”.
Ông Trần Văn Đôn lúc đó là Xử lý Thường Vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng trả lời rằng “tình hình đã thay đổi, tự nhiên rồi cũng có người thay thế ông Viên”. Thực ra thì ông Đôn đã biết rõ rằng Đại Tướng Cao Văn Viên nhất quyết không phục vụ với bất cứ tư cách gì trong một chính phủ do Dương Văn Minh lãnh đạo.
Trong “Decent Interval”, Frank Snepp nói rằng: “Trong khi quân đội CSBV đang chuẩn bị và thao dượt cho hành động cuối cùng của họ là tấn công chiếm Sài Gòn thì ông Tổng Thống già Trần Văn Hương cũng tìm cách tiếp xúc kín với phái đoàn Bắc Việt tại Tân Sơn Nhất trong ngày hôm nay và ông đề nghị gởi một người trung gian đi Hà Nội để thảo luận ngưng bắn. Đề nghị của Ông Hương bị Hà Nội thẳng tay bác bỏ”
Tác giả Nguyễn Khắc Ngữ cũng có đề cập đến việc nầy như sau: “Thu xếp với Dương Văn Minh không xong, cụ Trần Văn Hương liền tự mình lo việc điều đình với Vệt cộng. Với sự giúp đỡ của Toà Đại sứ Hoa Kỳ, Trần Văn Hương đã cử một vị tổng trưởng đi theo cbuyến bay liên lạc của Hoa Kỳ hàng tuần đi Hà Nội để xin điều đình nhưng Hà Nội đã không chịu bằng cách không cho chiếc máy bay trên hạ cánh cho đến khi vị tổng trưởng kia rời máy bay.”
Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp (cựu Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, đồng thời cũng là cựu Trưởng phái Đoàn VNCH trong Uỷ Ban Liên Hợp 4 Bên hồi năm 1973), nói rằng ông liên lạc với Phái đoàn Hoa Kỳ và được biết rằng vào ngày hôm sau (24/3), sẽ có một chuyến phi cơ C-13O đặc biệt từ Bangkok bay sang Sài Gòn để đưa một số nhân viên trong phái đoàn Bắc Việt ra Hà Nội rồi lại trở về Sài Gòn vào buổi tối hôm đó (đây là chuyến bay liên lạc cuối cùng giữa Sài Gòn với Hà nội).
Tướng Hiệp vào phi trường Tân Sơn Nhất nói chuyện với đại diện của Bắc Việt và nói thêm với họ rằng nếu Hà Nội đồng ý thì ông sẵn sàng đi Hà Nội. Đại diện của Bắc Việt vô cùng ngạc nhiên vì từ khi có những chuyến bay liên lạc Hà Nội-Sài Gòn sau Hiệp định Paris, có nhiều sĩ quan trong QLVNCH đã bay ra Hà Nội nhưng Tướng Hiệp thì dù có được mời, ông không bao giờ nhận lời.
Tướng Hiệp nói ông suy nghĩ cặn kẻ và ông thấy rằng trong trường hợp ông được Cộng sản cho phép ra Hà Nội, rất có thề là khi ra đến ngoài đó thì ông cũng có thể bị Cộng sản bắt giữ, tuy nhiên nếu có điều kiện thuận lợi thì ông cũng cứ đi vì đó là thi hành một nhiệm vụ mà Tổng Thống Trần Văn Hương giao phó.
Sáng hôm sau ông yêu cầu người Mỹ di tản gia đình ông sang Phi Luật Tân vì trong trường hợp nếu Bắc Việt chấp thuận đề nghị của TT Hương thì ông sẽ đi Hà Nội và nếu mà ông bị bắt thì ít ra gia đình của ông cũng đã được an toàn.
Chiều hôm sau, người đại diện của Bắc Việt trong ủy Ban Liên Hợp Bốn Bên từ Hà Nội trở về và cho ông biết rằng Hà Nội bác bỏ đề nghị thương thuyết của TT Trần Văn Hương. Đại diện của Hà Nội còn nói thêm rằng Hà Nội đòi chính quyền Miền Nam phải “đầu hàng vô điều kiện”.
Đó là nỗ lực duy nhất mà chính phủ VNCH cố gắng tìm cách gửi đại diện ra Hà Nội để thăm dò nhằm tiến đến một cuộc thương thuyết. Cả hai ông đại sứ Hoa Kỳ và đại sứ Pháp cũng cùng quan điểm như vậy và họ nghĩ rằng vẫn còn có thể giàn xếp để cho hai phe nói chuyện với nhau nhằm đạt được một giải pháp chính trị nào đó.
Tuy nhiên, cả người Việt Nam, người Pháp và kể cả người Mỹ là Đại sứ Martin cũng không thể hiểu được rằng cho đến giờ chót, người làm chính sách cao cấp nhất của nước Mỹ là Ngoại trưởng Henry Kissinger không bao giờ có ý định để cho hai phe người Việt Nam có thể trực tiếp ngồi lại nói chuyện với nhau, dù lúc đó đã là những ngày cuối cùng của cuộc chiến.
(Xem tiếp Phần 2)
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét