Thái Bá Tân, Moscow, 1967
Nhà thơ tiền chiến Vũ Đình Liên cũng sở trường về thơ ngũ ngôn, nổi bất nhất là bài “Ông đồ” với những câu thơ mang đậm chất hoài niệm:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua...”
...
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Tượng đồng, Thái Bá Tân
Nhà thơ thời nay Thái Bá Tân không mang tính thơ thẩn hay hoài cổ như Vũ Đình Liên, thơ ông mang tính thời sự, dân dã và pha chút phản kháng như trong bài “Tự bạch”:
“Nói thật với các bác
Điều vẫn giấu xưa nay.
Sẽ khối anh nhảy cẫng,
Mắng thế nọ thế này.
“Nhảy cẫng thì nhảy cẫng.
Việc họ làm cứ làm.
Tôi chưa hề, thú thật,
Tự hào người Việt Nam.
Người đọc những dòng trên rất dễ ngộ nhận để xếp vào loại thơ “phản động”. Thật ra, Thái Bá Tân thuộc loại “con cưng của chế độ”, ông được đi du học tại Liên Xô, từ năm 1967 đến 1974 tại Khoa ngoại ngữ, Đại học Matscova.
Tượng đá, Thái Bá Tân
Với một thời gian dài ở Nga, ông đã viết một bài thơ mang tựa đề “Liên bang Nga” với 4 câu mở đầu:
“Đất nước Nga vĩ đại
Có lịch sử bắt đầu
Từ nước Nga - Kiev
Ở miền trung châu Âu...
Bài thơ dài về nước Nga thuộc loại “lịch sử diễn ca”, đi từ thế kỷ thứ 14 với thủ đô Moscow:
“Đầu thế kỷ mười bốn,
Trung tâm của nước Nga
Hình thành và phát triển
Là thành Matxcơva...
Sang đến thế kỷ thứ 18, nước Nga đã trở thành một cường quốc trên bản đồ thế giới sau khi thắng Napoleon của Pháp rồi đến Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ :
“Đến thế kỷ mười tám,
Nga là nước hùng cường.
Từ Ba Lan vươn tới
Bờ biển Thái Bình Dương.
...
“Nga, cường quốc quân sự,
Thắng Napôlêông,
Thắng Thụy Điển phía Bắc,
Đế quốc Thổ phía Đông.
Cuộc cách mạng Bôn-sê-vích năm 1918 được kể lại dưới ngòi bút của nhà thơ:
“Ngày Mười Bảy tháng Bảy,
Vào khoảng một giờ đêm,
Năm Một Chín Một Tám,
Giữa không gian êm dềm,
“Những người Bôn-sê-vich
Xông vào nhà Nga Hoàng,
Tập hợp mọi người lại.
Và trong sự ngỡ ngàng,
“Họ đọc lệnh cách mạng
Bắt mặc nhanh áo quần,
Xuống tầng hầm xử bắn,
Đền tội cho nhân dân.
“Trong nhà ngài lúc ấy
Chỉ có mười một người.
Cách mạng đã giết hết,
Không bỏ sót một người.
“Gồm Nga hoàng, hoàng hậu
Cùng với năm người con
Và bốn người đầy tớ,
Chỉ chừa con chó con.
“Vị vua một đế quốc
Hùng mạnh ở châu Âu
Bị dí súng, liên tục
Bắn nhiều phát vào đầu.
“Nữ hoàng, vì phụ nữ
Và các con của ngài,
Được ưu ái, chỉ nhận
Một phát đạn vào tai.
“Cả mười một xác chết
Được thiêu rồi chôn chung
Trong cái hố đào vội
Bên rìa khu rừng tùng.
Sau Thế chiến Thứ nhất, xuất hiện Cách mạng Tháng Mười ở Nga theo lý tưởng Cộng sản và là đối trọng với Hoa Kỳ thuộc phe Tư bản.
“Sau Thế chiến Thứ nhất,
Dẫu thắng trận, nước Nga
Suy yếu, tạo điều kiện
Cách mạng tháng Mười Nga
...
“Từng một thời hùng mạnh,
Mười lăm nước cộng hòa,
Liên Xô là đối trọng
Với Xứ sở Cờ Hoa.
Nước Nga ngày nay tiếp tục là đối trọng với khối Nato thuộc phe dân chủ Âu châu và chuyện gì phải đến thì ngày nay đã đến:
“Nước Nga, vẫn như trước,
Thời đang còn Liên Xô,
Tiếp tục làm đối trọng
Với Mỹ và Nato.
“Hơn thế, còn chiếm đất
Của Ucraina
Và một phần không nhỏ
Của nước Gruzia.
Thái Bá Tân còn đề cập đến vấn đề kinh tế và ông còn “cả gan” đem Việt Nam so sánh với nước Nga:
“Tính bình quân thu nhập
Chẳng hơn ta bao nhiêu.
Tức là cũng như trước,
Người dân Nga vẫn nghèo.
Phân tích lý do, ông tìm ra một trong những nhược điểm của người Nga khiến cho đất nước bị tụt hậu:
“Chủ yếu vì uống rượu,
Tuổi thọ đàn ông Nga
Thấp loại nhất thế giới.
Chỉ sáu hai, sáu ba.
...
“Trong khi đó, phụ nữ
Tuổi thọ là bảy lăm
Như phần lớn nước khác,
Trong đó có Việt Nam.
Người Nga thích uống rượu, nhất là món “vodka”. Rượu Vodka đã trở thành một nền văn hóa đặc thù, đó là “đặc sản” của Nga không riêng gì đối với giới mày râu vì phụ nữ Nga uống Vodka không thua gì cánh đàn ông. Đây cũng nguyên do khiến bia chỉ là một thức uống giải khát.
“Uống rượu là “văn hóa”,
“Văn hóa” xấu ở Nga.
Cứ gặp nhau là uống,
Nhất là rượu vodka.
“Quá khả năng chịu đựng
Của cơ thể con người.
Số người chết vì rượu
Mỗi năm nửa triệu người.
Côn Minh, Trung Quốc
Dưới thời Piốt Đại đế còn có vụ đánh thuế nặng những người để râu được Thái Bá Tân kể lại qua đoạn thơ ngũ ngôn:
“Thời Piôt Đại đế,
Đàn ông Nga để râu
Là bị đánh thuế nặng.
Nghiểm túc, không đùa đâu.
“Vì theo vị Đại đế,
Người Nga trông “tối tăm”
Do để râu quá rậm,
Che hết mặt, hết cằm.
“Vậy thì phải cạo sạch,
Sáng sủa, hợp vệ sinh.
Nên ngài ban lệnh ấy
Cho thần dân nước mình.
Seoul, Hàn Quốc
Lại còn “sai lầm lớn” trong vụ Nga “bán đất” Alska cho Mỹ vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la:
“Vào thế kỷ mười chín,
Vùng đất Alaska
Là trung tâm buôn bán
Sầm uất của nước Nga.
“Thế mà bán cho Mỹ.
Hai xu một mẫu Anh.
Tổng cộng hơn bảy triệu.
Vùng đất này tốt lành
“Trở thành bang lớn nhất
Của xứ sở Cờ Hoa.
Hơn thế, rất giàu có.
Kể cũng buồn cho Nga.
Hoa Kỳ - Tượng đài chiến tranh VN
Thập niên 80-90 người Việt thường dùng thuật ngữ “Nga ngố” để chỉ người Nga. Thuật ngữ này trở nên “hot” vì sự xuất hiện của “cái anh Nga Ngố” Peter Dgplv trên các trang mạng xã hội.
Peter là một Tiktoker người Nga nổi tiếng với nhiều clip học tiếng Việt hài hước. Mục đích ban đầu của Peter đơn giản là lưu lại những kiến thức hài hước, thú vị khi học tiếng Việt và những điều thú vị ở người Việt Nam.
Thái Bá Tân lại nhìn hiện tượng “Nga ngố” qua một sự kiện thể thao 1908 tại Luân Đôn:
“Năm Một Chín Không Tám,
Đội Olympic Nga
Đến trễ... hai tuần lễ
Nên không kịp tham gia
“Thế vận hội năm ấy
Ở Luân Đôn, nước Anh.
Vì sao, vì đơn giản
Mấy ông Nga hiền lành
“Vẫn dùng theo lịch cũ,
Không thèm dùng lịch Tây.
Cho nên cứ thoải mái
Đến trễ mười bốn ngày.
“Thế thì đúng “ngố” thật,
Ban tổ chức lắc đầu.
Chữ “Nga ngố” từ đấy
Lan rộng toàn châu Âu
Ngày nay, rất ít người Việt còn nhắc đến “Nga ngố”... Nhưng chuyện chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã và đang xảy ra chưa biết kết thúc thế nào khiến nhiều người lại nghĩ đến hai chữ... “Nga ngố” ngày nào!
* Tham khảo thêm: “Thái Bá Tân và những vần thơ năm chữ”
https://chinhhoiuc.blogspot.com/.../thai-ba-tan-va-nhung...
“Năm Một Chín Không Tám,
Đội Olympic Nga
Đến trễ... hai tuần lễ
Nên không kịp tham gia
“Thế vận hội năm ấy
Ở Luân Đôn, nước Anh.
Vì sao, vì đơn giản
Mấy ông Nga hiền lành
“Vẫn dùng theo lịch cũ,
Không thèm dùng lịch Tây.
Cho nên cứ thoải mái
Đến trễ mười bốn ngày.
“Thế thì đúng “ngố” thật,
Ban tổ chức lắc đầu.
Chữ “Nga ngố” từ đấy
Lan rộng toàn châu Âu
Nhật Bản, Tokyo
Ngày nay, rất ít người Việt còn nhắc đến “Nga ngố”... Nhưng chuyện chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã và đang xảy ra chưa biết kết thúc thế nào khiến nhiều người lại nghĩ đến hai chữ... “Nga ngố” ngày nào!
***
* Tham khảo thêm: “Thái Bá Tân và những vần thơ năm chữ”
https://chinhhoiuc.blogspot.com/.../thai-ba-tan-va-nhung...
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét