“Hôn nhân nhìn từ xa
là một đóa hồng… nhưng đến gần chỉ là một giọt nước mắt!”.
Đó
là cái nhìn của những người bi quan. Những người trẻ, bản tính vốn lạc quan,
cho nên được sống với nhau và bên nhau là niềm hạnh phúc nhất trên đời. Thế là,
từ tình nhân họ trở thành vợ chồng, hai tâm hồn “tuy hai mà một” nên “thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn”.
Từ
30 đến 40 tuổi là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc sống vợ chồng. Ở vào tuổi
này thật thơ mộng: đi đâu cũng có nhau, lúc nào cũng nhớ đến nhau, ngày cũng
như đêm, mưa cũng như nắng. Nói theo “ngôn tình”, một năm có đến 4 mùa xuân (bất
kể nóng nực hay lạnh lẽo). Có anh, có em đời đẹp tựa bài thơ tình lãng mạn!
Có
những cặp săn sóc nhau một cách thơ mộng: nếu em hoặc anh ngủ dậy trước thì thế
nào bàn chải đánh răng của anh (hay em) cũng có kem đánh răng để sẵn bên ly nước!
Mỗi buổi sáng trước khi đi làm anh hay em chỉ hôn nhẹ lên trán cũng đủ ấm áp suốt
một ngày!
Thế
nhưng, con đường vợ chồng sánh bước bên nhau trong 10 năm đầu không phải lúc
nào cũng trải đầy hoa hồng. Hoa hồng tuy đẹp thật nhưng đừng quên những cái gai
mà tạo hóa đã ban tặng. Vấn đề của tuổi trẻ nằm trong những cái gai đó. Gai có
làm đau hay không còn tùy vào cảm giác của mỗi người.
Không
phải ai cũng trải qua thời kỳ “sống thử” trước hôn nhân. Thế cho nên, khi bước
trực tiếp vào “sống thật” người ta thường thấy ngỡ ngàng. Từ những “tiểu tiết”
như phát hiện vợ (hay chồng) ngủ ngáy như sấm cho đến chuyện lớn như ý trung
nhân là người thuộc loại cờ bạc rượi chè, ưa phiêu lưu tình cảm. Tất cả được
phơi bày trong thời gian này.
Kết
quả là ý tưởng ly hôn xuất hiện nếu như đó là những “cái gai nhức nhối” đối với
một trong hai người phối ngẫu. Chưa có con cái thì còn dễ tính, một khi đã có
con rồi sẽ là trách nhiệm của cả cha lẫn
mẹ. Ở vào tuổi 30-40 con cái vẫn còn nhỏ nên trách nhiệm nuôi dưỡng lại càng lớn.
Không
có người con nào chấp nhận thiếu mẹ hay cha. Nói cho cùng, chúng là những nạn
nhân “vô tội” sau những cuộc ly hôn của cha mẹ. Có bao giờ những người làm cha
mẹ tự đặt mình vào vị trí của các con?
Người
Phương Tây có một cái nhìn tương đối thoáng về ly dị nhưng người Phương Đông lại
quan niệm khắt khe, ràng buộc bởi những suy nghĩ về văn hóa – xã hội. Thế cho
nên, những cặp vợ chống có ý tưởng ly thân, ly dị thường “nín thở qua cầu”! Mà cầu thì lại quá dài cho việc… nín thở!
Nếu
may mắn qua được 10 năm đầu buồn-vui vợ chồng thì thời gian đã làm cho họ trở
thành những người ở vào tuổi 50-60. Đây là giai đoạn Nghĩa nhiều hơn Tình. Sợi
dây ràng buộc được thắt lại qua con cái, “nghĩa-vợ-chồng” khiến hai người gần
nhau hơn khi con cái đã khôn lớn để có thể tự lo cho tương lai của mình.
Có
những cặp vợ chồng tìm cách “hấp hôn”. Được hiểu là một hình thức hâm nóng lại
tình yêu ban đầu sau nhiều cơn sóng gió của hôn nhân. Khá giả thì họ cùng đi du
lịch đó đây… ít tiền thì họ quanh quẩn trong nhà với nhau. Như thế là “hấp hôn”
theo ý nghĩa thông thường.
Có
những trường hợp “hấp hôn ngoại lệ” khi một trong 2 người ngả bệnh. Việc chăm
sóc dĩ nhiên là thuộc về con cháu nhưng người bạn đời sẽ không bàng quan đứng
nhìn. Ông hay bà sẽ giúp một tay tùy theo sức của mình khi không có con cháu
bên cạnh.
Hấp
hôn chỉ cần một điều kiện duy nhất: tạm quên đi những sở thích cá nhân để dành
thì giờ cho người bạn đời. Chải đầu cho bạn, giúp bạn cầm ly sữa hay thậm chí
làm vệ sinh cho hàm răng giả của bạn… chính là hấp hôn theo nghĩa đơn giản nhất.
Theo
quy luật của thời gian, kết hôn, ly hôn, hấp hôn rồi cũng đến ngày người bạn
người bạn đời… hấp hối. “Nghĩa tử là
nghĩa tận”, đường đi từ hấp hôn đến hấp hối chỉ còn là một khoảnh khắc mong
manh giữa sự sống và cái chết.
“Ly hôn hay Hấp hôn…
trước khi Hấp hối?”
quả là một câu hỏi rất khó trả lời.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét