Năm
1963 đánh dấu nột hiện tượng “vượt ra ngoài ước đoán của nhà xuất bản cũng
như của tác giả” trong hoạt động văn chương tại Sài Gòn: tác phẩm “Yêu” của
Chu Tử đã bán hết 5.000 cuốn trong vòng 25 ngày.
Trong
phần “Lời người viết” ở đầu cuốn tiểu thuyết “Yêu”, bản in lần thứ hai,
Chu Tử ngỏ lời cùng độc giả:
“Khi
thỏa thuận với tôi để xuất bản “Yêu”, anh Nguyễn Trọng Nho, Giám đốc Nhà xuất
bản Đường Sáng, nửa đùa, nửa thật hỏi tôi: “Liệu trong vòng hai năm, có bán hết
năm ngàn cuốn không?”. Tuy tin ở mình, tôi vẫn không dám nghĩ rằng sách của
mình sẽ bán chạy, tôi đành trả lời bừa: “Tôi hy vọng sẽ bán hết trong vòng bốn
tháng”.
Chu
Tử giải thích hiện trạng bế tắc của bộ môn tiểu thuyết vào thập niên 60s tại
Miền Nam đã khiến các nhà xuất bản phải dè dặt khi coi việc in sách là điều
phiêu lưu, mạo hiểm. Hầu hết các tiểu thuyết vừa ra khỏi nhà in đã phải bán
“son” (sold) cho các ông cai thầu Ba Tàu!
Không
phải chỉ các nhà xuất bản đánh giá sai về trình độ thưởng thức của độc giả mà
ngay cả những người viết (trong đó có Chu Tử) cũng thường đánh giá sai về người
đọc. Hơn nữa, là một nhà báo, Chu Tử biết lợi dụng mối quan hệ rộng rãi để tạo
một phản ứng thuận lợi đến cuốn sách ngay lần xuất bản đầu tiên.
Chu Tử (Chu Văn Bình), chủ nhiệm nhật báo Sống, Sài Gòn, 1962
Chu
Tử cũng thẳng thắn nhìn nhận cái “tật” thường giảng giải lòng thòng để đưa vào
những nhận xét có phần “chủ quan” của mình. Theo ông, đó là điều tối kỵ trong
nghệ thuật viết tiểu thuyết nhưng, khổ nỗi, đó cũng là “chất liệu xúc tác” làm
cho truyện hấp dẫn người đọc hơn.
Chẳng
hạn chuyện “hư cấu” về thầy giáo Đạt và bà Hằng trong thời “kháng chiến” ngoài
Miền Bắc. Hằng có vẻ đẹp quyến rũ nhưng lại “bồng bột yêu nước” bằng
cách sẵn sàng “ủng hộ” bằng cả tinh thần lẫn vật chất cho những người kháng
chiến. Chu Tử viết:
“…
Năm 1949… Kháng chiến… Hằng cùng mẹ di cư về miền Mỹ Đức, Hà Đông. Là một nữ
sinh trường Đồng Khánh, lại có sắc đẹp, Hằng hồi đó là một thanh nữ cứu quốc có
tinh thần cao chót vót, yêu nước đắm say. Di cư được ba tháng, mẹ Hằng đột
nhiên lâm bệnh, từ trần, Hằng sống trơ trọi một mình với mấy chục lạng vàng do
mẹ nàng để lại…
“Hằng
tha thiết muốn tham gia vào phong trào phụ nữ địa phương, nhưng các chị em địa
phương hầu hết là nông dân nên có thành kiến, tỏ thái độ e dè, ngờ vực đối với
nàng, mà họ liệt vào thành phần “tạch tạch sè” (tiểu tư sản) phản động. Hằng ức
lắm, ức nhất là nhiệt huyết sôi sùng sục trong huyết quản, thế mà nàng hầu như
bị gạt ra ngoài cuộc chiến đấu, lại còn bị mọi người ở địa phương nghi ngờ,
theo dõi là đằng khác…”
(hết
trích)
Hồi
đó, cô Hằng mở một quán nước bình dân, bán xôi, chè, bánh chưng, bánh rợn…
không phải để mưu sinh nhưng cốt để phục vụ các “đồng chí” đi công tác có chỗ
dừng chân, ăn quà. Đối với ai, nàng cũng niềm nở tươi cười, nên người thanh
niên nào cũng tưởng nàng có tình ý riêng với mình, nhưng thực ra thì nàng không
để ý tới ai hoặc chưa thèm để ý tới.
Trong
những “cây si” thường lai vãng tới quán Hằng có hai chàng trai: Đa (một thanh
niên du kích “cục mịch, hiền lành”, phụ trách việc canh gác ở cổng làng Mỹ Lý) và
Thanh (có bộ mặt đẹp trai, lại là đại đội phó kiêm chính trị viên thuộc đơn vị
đang đóng trong làng).
Anh
đại đội phó oai hùng là thế nhưng khi đối diện với Hằng bao nhiêu câu tỏ tình
đẹp đẽ, lâm ly anh đã nghiền ngẫm, học thuộc lòng trong những đêm không ngủ thì
bỗng biến đi đâu hết. Thần trí bàng hoàng, anh chỉ thốt ra được một câu bất
ngờ, thật kinh khủng như có ma quỉ nào nhập vào anh, mượn miệng anh. Thanh chỉ
nói một câu tỏ tình gọn lỏn nhưng cũng rất duy vật: “Thèm quá, ủng hộ một
tý…”
Người
thiếu nữ mở to đôi mắt kinh ngạc nhìn anh và mãi tới ba mươi giây đồng hồ sau,
nàng mới hiểu… Nàng suy nghĩ rất nhanh, rồi nét mặt không biến đổi, không giận
mà cũng không “thẹn”, nàng điềm tĩnh, hơi buồn bảo anh: “Xin vâng! Nhưng anh
đợi một lát, khách về hết đã!...”.
Chu
Tử viết trong Yêu:
“Thanh
bàng hoàng ngồi xuống mép giường. Anh mở to đôi mắt tháo láo, mà vẫn ngờ chiêm
bao, vẫn chưa ý thức được rằng chỉ một lát nữa, người thiếu nữ, chàng hằng mơ
ước, sẽ hiến dâng tấm thân ngà ngọc “ủng hộ” chàng, theo ý muốn của chàng!”
…
“Thanh cố bình tĩnh xếp đặt một vài câu đẹp đẽ khác để lát nữa, sẽ nói tạ tội với người đẹp, nhưng mười lăm phút sau, khi nàng điềm tĩnh, nghiêm trang bước vào, thủng thẳng đóng cửa và nói với chàng bằng tiếng Pháp: “Je suis prête” (Tôi đã sẵn sàng), thì chàng lại líu lưỡi, quên tất cả những điều mình định nói. Đôi mắt khờ dại đi, anh chỉ biết vụng về ôm choàng lấy nàng, hơi thở đứt đoạn từng hồi, phả vào mặt Hằng, khiến Hằng nhắm mắt, buông thõng hai tay…”
…
“Thanh cố bình tĩnh xếp đặt một vài câu đẹp đẽ khác để lát nữa, sẽ nói tạ tội với người đẹp, nhưng mười lăm phút sau, khi nàng điềm tĩnh, nghiêm trang bước vào, thủng thẳng đóng cửa và nói với chàng bằng tiếng Pháp: “Je suis prête” (Tôi đã sẵn sàng), thì chàng lại líu lưỡi, quên tất cả những điều mình định nói. Đôi mắt khờ dại đi, anh chỉ biết vụng về ôm choàng lấy nàng, hơi thở đứt đoạn từng hồi, phả vào mặt Hằng, khiến Hằng nhắm mắt, buông thõng hai tay…”
(hết
trích)
Nhà văn & Nhà báo Chu Tử (1917-1975)
Trong
cái “thế giới yêu” của Chu Tử ta thấy sự đa dạng của tình yêu. Những mối tình
thời son trẻ làm nền cho những mối “tình già” tưởng chừng như đã “quá đát”.
Cũng bà Hằng thời kháng chiến là thế nhưng khi vào đến Sài Gòn lại bùng phát
mãnh liệt trong cuộc sống của người phụ nữ nuôi con… không có cha sau khi “ủng
hộ” kháng chiến!
Chuyện
tình giữa Thúc và Hằng bắt đầu từ ý tưởng của các con “để cho bố vui”
khi thấy Thúc mệt mỏi, bơ phờ. Sự thực thì sự mệt mỏi của Thúc rất dễ hiểu. Bản
chất Thúc là một tâm hồn sôi nổi, say mê phiêu lưu, hoặc bất cứ cái gì thoát ra
ngoài khuôn sáo. Thế mà từ bao nhiêu năm nay, Thúc vẫn phải đóng vai một ông
giáo sư đạo mạo, một người chồng ngoan ngoãn, một người cha gương mẫu của bốn
cô con gái đến tuổi lấy chồng… Phải sống ngược lại với thực chất tâm hồn mình,
Thúc đã dần dần thấy dấu hiệu của sự mệt mỏi.
Có
lẽ Chu Tử đã hơi quá “hư cấu” khi sắp xếp cho Thúc gặp Hằng qua việc Tuyết và
Huyền dàn xếp cuộc gặp gỡ trong khi mẹ và chị vắng nhà. Chỉ khi bước vào cửa
nhà Hằng, Thúc mới biết mình đã bước qua ranh giới của sự mệt mỏi và yêu đời!
“…
Ngay lúc đó, Hằng hiện ra trong khung cửa, với bộ đồ ki-mô-nô, màu xanh mát
dịu. Hằng thốt lên một tiếng reo vui mừng đượm chút ngạc nhiên khi nhìn thấy
Huyền và Tuyết đi cùng một người đàn ông mà tuy chưa gặp lần nào, Hằng cũng
đoán ra ngay là cha của Huyền và Tuyết vì Tuyết hao hao có nét mặt của Thúc…
- Lạy chị ạ! Em đưa Ba em lại thăm chị!
- Lạy chị ạ! Em đưa Ba em lại thăm chị!
Nghe
Huyền giới thiệu Thúc, Hằng nhìn thẳng vào mắt Thúc trong một khoảnh khắc, rồi
cúi đầu chào rất duyên dáng:
-
Được nghe nói về ông nhiều lần, bây giờ mới được gặp… Thật hân hạnh cho tôi…
- Tôi cũng vậy…”
- Tôi cũng vậy…”
(hết
trích)
Có
ngờ đâu, đó chính là “coup de foudre”, tiếng sét ái tình sẵn sàng giáng
xuống đầu con người, trẻ cũng như già và bất kể tuổi tác. Ngay từ phút giây đầu
tiên cuộc gặp gỡ, Thúc đã tự nhủ: “Mình phải yêu người đàn bà này”.
Không
biết hai người có duyên số gì, có dây oan nghiệt gì ràng buộc họ trong kiếp
trước, hay có lẽ đúng hơn là Thúc đang ở trong cái trạng thái trống rỗng ghê gớm,
cái trạng thái chờ đợi một cái gì, mới lạ, bất luận là tốt hay xấu, lành hay
dữ.
Đối
với Hằng, khi thấy cái nhìn lừ đừ nặng trĩu khát vọng thầm kín của Thúc thì
nàng cũng tự nhủ: “Ít ra người đàn ông này cũng là người có cá tính, không
đến nỗi vô vị như người khác”.
Trong
khi hai cô con gái đến nhà một người bạn gần đó thì Thúc-Hằng đã “tìm thấy
nhau” trong một đêm sấm chớp đầy trời. Hóa ra cả hai đều bị “sét đánh” một
cách nhanh chóng. Trong vai người kể chuyện, Chu Tử chỉ diễn tả giây phút đó
một cách khéo léo:
“Ngay
lúc đó, một tiếng sét long trời lở đất đánh xuống đâu đấy, tưởng chừng chỉ cách
chỗ hai người vài chục thước, làm rung chuyển cánh cửa kính và Hằng mặt tái mét
chạy lại phía Thúc, như muốn ôm choàng lấy Thúc cho đỡ sợ, mà không dám. Thúc
cầm lấy bàn tay Hằng:
- Hằng sợ sấm sét lắm à?
Hằng nói trong hơi thở đứt quãng:
- Hằng sợ sấm sét lắm à?
Hằng nói trong hơi thở đứt quãng:
- Cả đời em, em không sợ gì bằng những phút mưa to gió lớn, sấm sét ầm ầm…”
Thúc
và Hằng như hai hỏa diệm sơn nghỉ hoạt động từ lâu, lúc này vụt phun dung nham
nên tuôn trào dữ dội. Thúc thấy mình trẻ lại, mơ mộng như một thiếu niên mười
tám tuổi lần đầu tiên yêu và đúng như lời Tuyết nói đùa với Huyền trước khi đi,
Thúc đã “mê” tít thò lò…
“Chàng
đắm đuối hôn lên mắt Hằng, nói một câu thật lãng mạn như trong những tiểu thuyết
rẻ tiền mà Thúc vẫn chế riễu:
- Đêm nay anh sẽ gối đầu tay cho em nằm, và anh sẽ kể chuyện đời cho em nghe…
- Đêm nay anh sẽ gối đầu tay cho em nằm, và anh sẽ kể chuyện đời cho em nghe…
Hằng
nói tiếp luôn, giọng vừa não nùng, vừa khinh bạc:
- Rồi mai mốt chị Hòa về, em sẽ trả anh lại cho chị… Nghe nói anh yêu chị lắm phải không?
- Rồi mai mốt chị Hòa về, em sẽ trả anh lại cho chị… Nghe nói anh yêu chị lắm phải không?
Thúc
đáp rất thành thực:
- Yêu lắm!
- Có phải chị “cả ghen” lắm, hở anh?
- Ghen ghê gớm!
- Yêu lắm!
- Có phải chị “cả ghen” lắm, hở anh?
- Ghen ghê gớm!
Hằng
im lặng một lát, mới lên tiếng:
- Buồn quá anh nhỉ! Liệu em có mang sóng gió tới gia đình anh không?...
- Buồn quá anh nhỉ! Liệu em có mang sóng gió tới gia đình anh không?...
Thúc
lấy tay bịt miệng Hằng:
- Em mà cũng lẩn thẩn như vậy à! Cái gì ở đời cũng là nghiệp dĩ cả. Anh đến đây là do Huyền và Tuyết đưa tới chứ đâu phải anh và em tìm đến nhau… Rồi tự nhiên trời đất nổi cơn lôi đình và lỗi là ở trời đất chứ đâu phải lỗi ở chúng ta… Đúng là trời đất bắt chúng ta yêu nhau em ạ! Em có thấy sự an bài ghê gớm của số kiếp không?
- Em mà cũng lẩn thẩn như vậy à! Cái gì ở đời cũng là nghiệp dĩ cả. Anh đến đây là do Huyền và Tuyết đưa tới chứ đâu phải anh và em tìm đến nhau… Rồi tự nhiên trời đất nổi cơn lôi đình và lỗi là ở trời đất chứ đâu phải lỗi ở chúng ta… Đúng là trời đất bắt chúng ta yêu nhau em ạ! Em có thấy sự an bài ghê gớm của số kiếp không?
(hết
trích)
Cuộc
tình Thúc-Hằng ở đoạn kết có phần bi thảm khi Thúc bị thổ huyết và bệnh tình
ngày càng trầm trọng. Hòa rồi cũng tha thứ cho chồng vì nghe theo lời khuyên
của bác sĩ Thoại, bạn của Thúc và cũng là người yêu thầm nhớ trộm Hòa khi xưa.
Chẳng
những tha thứ mà Hòa còn mời Hằng đến gặp Thúc trước khi nhắm mắt. Thúc chết,
mang theo hình ảnh của vợ, của bốn đứa con và của Hằng. Thúc chết như một triết
nhân từ biệt cuộc đời, thèm sống đến đau xót, nhưng khi chết thì vẫn giữ nụ
cười trên môi. Sau khi Thúc chết, Hằng hạ sinh một đứa con trai. Âu cũng là một
đoạn kết “có hậu” cho tình yêu “dối già” của Thúc.
Chu Tử
Thế
giới yêu của Chu Tử còn có một mối tình ngang trái nữa. Khác với cặp Thúc-Hằng
yêu như “sấm chớp” trong khi cặp Đạt-Diễm lại yêu “từ từ” kéo dài suốt hơn 10
năm! Thúc gần 50 nhưng Đạt mới chỉ gần 40, họ vốn là bạn vong niên còn Đạt lại
là thầy của 4 cô con gái Thúc.
Chuyện
thầy Đạt yêu cô học trò Diễm lại do chính Thúc tiết lộ trong một bữa cơm gia
đình bên vợ và 4 cô con gái đang tuổi “cập kê”. Câu chuyện tưởng chừng như đã
chìm sâu vào dĩ vãng khiến Diễm nhớ lại một cách rành mạch cái buổi chiều cách
đây hơn 10 năm:
“…
cái buổi chiều có nắng thu, Đạt cầm tay nàng, xềnh xệch lôi nàng trên con đường
mòn đưa tới suối, và nàng lật đật chạy theo Đạt, thỉnh thoảng lại nấc lên một
tiếng vì cơn khóc mới chấm dứt… Diễm nhớ lại từng chi tiết khung cảnh chiều hôm
đó, từng cử chỉ của Đạt, nhớ lại cả khuôn mặt lầm lì và cái nhìn nghiêm khắc
của Đạt, khi Đạt cởi quần áo cho nàng, bế nàng xuống nước… Diễm như sống lại
cái cảm giác mênh mông khi nước suối lành lạnh mùa thu làm nàng ôm chầm lấy Đạt
và Đạt công kênh nàng lên vai, đưa nàng ra giữa dòng suối, khiến Diễm vừa sợ,
vừa thích….”
Diễm
có thể hình dung cả nét mặt rạng rỡ của Đạt khi nàng hồn nhiên và ngây ngô nói
với Đạt: “Nhớn lên cháu lấy chú Đạt”. Diễm chợt hiểu, như nghe một người
mù chợt nhìn thấy ánh sáng… Diễm chợt hiểu tại sao từ trước đến nay, Diễm vẫn
cảm thấy mình bị ràng buộc với Đạt một cách thật tha thiết, âm thầm mà không
cắt nghĩa nổi. Thì ra cái kỷ niệm thời thơ ấu—mặc dầu nàng đã quên khuấy từ
lâu—vẫn ngấm ngầm tác động, chi phối cuộc đời tình cảm của nàng…
Tuyết,
cô con gái út, phân tích:
“Chị
Diễm mới lên bảy tuổi, mà đã đã đòi lớn lên lấy “chú” Đạt, thì đó là triệu
chứng chị Diễm đã “mê” ông Đạt ngay từ thời thơ ấu rồi! Cái đó mới nguy hiểm,
chứ đâu phải chuyện “trẻ con” hở Ba?”.
Bà
Hòa (vợ Thúc) là người phản đối mãnh liệt nhất. Bà nói:
“Để
yên thì thế nào con Diễm cũng lấy thằng Khải, nhưng lại thêm ông Đạt nhảy vô,
thì con Diễm còn đủ long đong, khổ sở”.
Trong
một bức thư Đạt gửi cho Diễm có đoạn mở đầu:
“Lá
thư Diễm đọc đây, Diễm coi như một bức thư “tình” cũng được, hoặc coi như thư
của “chú” Đạt cũng được! Mà coi như “thư của chú Đạt” thì tiện hơn vì “chú” Đạt
thì tất nhiên thực hơn, gần gũi hơn, không thể có những lời giả dối với “cháu”
Diễm được…”
…
…
“Từ
khi mà - cách đây hơn mười năm - giữa dòng suối, Diễm bá cố chú Đạt để hồn
nhiên nói với “chú” rằng: “Nhớn lên cháu lấy chú Đạt”, tôi vẫn nhớ lời Diễm, và
từ đó, tôi vẫn tự nhủ: “Mình cố gắng làm một cái gì, lập sự nghiệp gì, đợi cho
Diễm nó nhớn lên, rồi lấy nó là vừa”.
“Thật
là một ý nghĩ ngông cuồng, lãng mạn! Nhưng thú thật với Diễm, là qua cái bề
ngoài lừng khừng, khô khan của tôi, “chú” Đạt của Diễm cho đến lúc này, cũng
vẫn chỉ là một đứa mơ mộng bất trị “reveur incorrigible” như Ba Diễm thường phê
bình tôi.
“Chính
vì tôi là đứa mơ mộng hão huyền, nên mặc dầu tôi biết là khi nói “Nhớn lên,
cháu lấy chú Đạt” Diễm chỉ là đứa con nít bảy tuổi và Diễm không hiểu “lấy” là
thế nào, chỉ mơ hồ thấy Ba má Diễm yêu nhau thì lấy nhau, nên đinh ninh rằng hễ
ai yêu ai thì tất nhiên “lấy” nhau!
“Chính
vì tôi mơ mộng cho nên tôi vẫn không quên lời “hứa” của Diễm và không hiểu sao,
tôi vẫn tin một cách vô lý là Diễm còn nhớ lời Diễm nói, còn nhớ cái buổi chiều
“lịch sử” tắm suối đó! Vậy Diễm còn nhớ không hay đã quên, quên hết rồi? Riêng
tôi thì tôi nhớ lắm, nhớ một cách rất rành mạch! Tôi nhớ và tôi đợi Diễm nhớn
lên!...
“Bây
giờ thì Diễm nhớn rồi, Diễm hiểu “lấy” là thế nào rồi. Nhưng Diễm nhớn thì tôi
lại thấy mình “già” rồi, “già” nghĩa là không xứng đôi với Diễm chứ không phải
“già” là già. Già và nhất là chưa làm được cái gì, chưa lập được sự nghiệp
“chó” gì như lời Ba Diễm thường phàn nàn chung cho tôi và cho Ba Diễm!
“Không
những chẳng lập được sự nghiệp gì mà còn mất mát rất nhiều. Nhưng tôi càng mất
dần tin tưởng ở cuộc đời thì tôi lại càng cố bám vào cái tin tưởng cuối cùng,
tin tưởng rằng nhớn lên “Diễm lấy chú Đạt”. Bởi vì tôi vẫn băn khoăn lo một
ngày kia mình không những không tin ở lý tưởng bình sinh nữa mà cũng không còn
yêu đương nổi nữa! Sống không lý tưởng mà cũng không biết yêu đương thì còn
sống để làm gì, có phải không Diễm?”
(hết
trích)
Rốt
cuộc, chuyện tình Đạt-Diễm cũng đến một ngõ cụt: mặc dù yêu Đạt, Diễm vẫn phải
lên xe hoa với Khải để đem lại niềm vui cho gia đình. Cuộc đời Diễm từ khi lấy
Khải luôn sống trong sự ghen tuông của chồng. Phải chăng đó là số mệnh?
Diễm
khuyên Đạt nên lấy Trang, một cô học trò cũ. Chính Diễm và Uyển đứng làm chủ
hôn. Sau ngày cưới, Đạt và Trang đi Vũng Tàu hưởng tuần trăn mật một tháng. Họ
hoàn toàn không biết Diễm và Khải khi ở tiệc cưới ra về gặp tai nạn do quá
chén. Khải từ trần và Diễm sống trong hoảng loạn.
Chuyện
tình yêu “Thầy-Trò, Chú-Cháu” trong “Yêu” đã trở thành một mối quan tâm của xã
hội thời thập niên 60s ở Sài Gòn. Sau này, đề tài đã khiến nhạc sĩ Anh Thy viết
nên bản nhạc “Đừng gọi anh bằng chú”. Điều đó đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng
của tiểu thuyết “Yêu” với cuộc sống hàng ngày.
Bản
nhạc “Đừng gọi anh bắng chú” của Anh Thy
Thế
giới “Yêu” của Chu Tử ngoài những “kiểu” yêu trái khoáy như đã kể ở trên còn có
những mối tình “bình thường” như chuyện tình giữa Đạt và Trang “gái nhảy”, em
gái của họa sĩ Tuấn “điếm đàng” và cũng là học trò cũ của Đạt.
Trang
là một thứ “rắn hổ mang”, nàng tự cho mình là một thứ “voleuse
d’amants”, loại đàn bà đi cướp người yêu. Trang thù ghét đàn ông và ghét
nhất bọn “con gái nhà lành”. Khi biết Đạt và Diễm yêu nhau, Trang quyết
phá tình yêu của hai người nhưng cuối cùng chính Diễm là người kết hợp Đạt với
Trang.
Số
phận của Uyển và Huyền lại đi theo một con đường khác sau khi bố chết. Bác sĩ
Thoại đưa hai cô vào thăm bệnh viện dành cho người cùi và giới thiệu hội “Bạn
những người cùi”. Ông muốn họ gia nhập hội, quên cái đau khổ giả tạo của
mình để giúp những kẻ đau khổ thật sự.
Uyển
nảy ra ý gửi thư cho những người đàn ông giàu có đang đeo đuổi mình, và cho họ
biết Uyển sẽ nhận làm vợ người nào bằng lòng hiến dâng tài sản của mình cho hội
vì Uyển vẫn tin tưởng vào sắc đẹp đầy sức quyến rũ của mình.
Nghe
tin Tuấn (anh của Trang) trúng số, Uyển đến gặp Tuấn với mục đích đoạt trọn số
tiền 50.000 của Tuấn cho người cùi. Nhưng Tuấn cũng là kẻ tham tiền, cuối cùng
Uyển thất thân với Tuấn mà chẳng được gì. Uyển lâm trọng bệnh và từ giã cõi
đời.
Cô
gái út Tuyết trở thành ca sĩ Như Tuyết, đêm đêm ca hát tại các phòng trà để phụ
giúp gia đình trong cơn túng thiếu. Bốn người con gái của giáo sư Thúc mỗi
người mang một số phận nghiệt ngã. Phải chăng cũng chỉ vì yêu?
Ở
phần cuối, Chu Tử viết lại những dòng nhật ký của Uyển trước khi lìa đời. Có
thể coi đây là một sự giải thích của tác giả về thế giới của tình yêu:
“Dù
sao, thì cuộc ái ân nhầy nhụa với Tuấn đã giúp tôi nhận định rõ điều này: Trước
kia, mỗi khi tôi cảm thấy cô đơn, giá buốt trước cuộc đời, tôi thường tự an ủi,
tự đánh lừa rằng: tôi cô đơn là vì tôi chưa yêu, chưa được hưởng những giây
phút giao hoan của đôi lứa đắm mình trong hạnh phúc ái ân...
“Nhưng
bây giờ mà tôi đã nếm mùi “hạnh phúc ái ân”, mặc dầu là thứ hạnh phúc nhày nhụa
với Tuấn, tôi mới thấy rằng yêu nhau chỉ là để cho ta nhận định rõ cái thân
phận cô đơn của mỗi người chúng ta. Bởi vì, sau những khoảnh khắc ái ân là gì,
nếu không phải là niềm cô đơn, tứ bề giá buốt của tâm hồn?!
“Sau
những khoảnh khắc ái ân, cái người “yêu” mà ta “đầu gối tay ấp” chỉ còn là một
xú xác, một đống thịt mà ta muốn tan biến đi cho khuất mắt, để ta yên lặng trở
về cái thế giới cô đơn của tâm hồn ta. Những giây phút con người cảm thấy cô
đơn nhất, chính là những giây phút “đầu gối tay ấp” bên người “yêu”!
***
“Thế giới Yêu” của Chu Tử là vậy!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét