“Thứ
Sáu 13” là một hiện tượng khuấy động xã hội
Phương Tây về “chuyện xui xẻo”. Người Phương Tây tin dị đoan đều cho
rằng đó là điềm mang lại sự bất hạnh cũng tương tự như đi dưới một
cái thang, làm bể một chiếc gương soi mặt hoặc đi theo đưởng của một
con mèo đen…
Con số 12 tượng trưng cho sự viên mãn: một năm có 12 tháng, 12 công trình lao động của Hercules, 12 vị thần Olympus, 12 bộ lạc của người Do Thái… nhưng sang đến số 13 lại là một điềm xui xẻo.
Bộ luật cổ Hammurabi đã tránh điều thứ 13. Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus và 12 tông đồ có tất cả 13 người và ngày hôm sau, nhằm Thứ Sáu, Chúa đã bị đóng đinh trên thập tự giá! Thế cho nên sau này người ta tránh tổ chức một bữa tiệc có 13 người.
Ngày Thứ Sáu cũng là một ngày “không tốt” vì đó là ngày bà Eva trao cho ông Adam trái táo trong Vườn địa đàng và đó cũng là ngày Cain đã giết người anh là Abel.
Vào cuối thế kỷ thứ 19, William Fowler (1827-1897) ở New York, với nỗ lực đả phá chuyện “Thứ Sáu Mưới Ba” nên đã hình thành một tổ chức đặc biệt, lấy tên là “Câu lạc bộ 13”.
Các thành viên trong nhóm có những bữa ăn tối, được tổ chức vào ngày thứ 13 hàng tháng tại phòng số 13 trong căn nhà Knickerbocker của ông. Trước khi nhập tiệc với 13 món, thực khách phải qua một chiếc thang có treo tấm biểu ngữ “Morituri te Salutamus”, tạm dịch là “chúng tôi những người sắp chết xin chào Ngài”.
Có 4 cựu Tổng thống Hoa Kỳ (Chester A. Arthur, Grover Cleveland, Benjamin Harrison và Theodore Roosevelt) lần lượt là thành viên “Câu lạc bộ 13” của William Fowler!
Vào năm 1907, nhà văn Thomas William Lawson sáng tác một tác phẩm mang tên “Friday, the Thirteenth”, xoay quanh chuyện một chuyên gia chứng khoán dựa vào lòng tin dị đoan để tạo lũng đoạn. Thị truờng chứng khoán Wall Street tại New York đã xảy ra chết chóc!
Năm 1980, có một cuốn phim kinh dị “Friday the 13th” xoay quanh nhân vật Jason chuyên mang mặt nạ đã khuấy đảo người xem vì những cảnh rùng rợn. Phim có những cảnh y hệt như trong truyện tranh với những bộ quần áo mặc trong dịp Halloween hay trong trò chơi video!
Lịch sử cũng đã ghi lại những chuyện có liên quan đến “Thứ Sáu Mười Ba”. Ngày 13/10/1307, nhằm ngày Thứ Sáu, Vua Philip IV của Pháp đã ra lệnh bắt giữ hàng trăm người thuộc nhóm chống đối. Rất nhiều hiệp sĩ đã bị từ hình sau đó.
Những diễn biến có liên quan đến Thứ Sáu Mười Ba trong thời cận đại phải kể tới việc Đức Quốc Xã oanh tạc Điện Buckingham, Luân Đôn, vào tháng 9/40; một cơn bão khiến hơn 300.000 người tử vong tại Bangladesh vào tháng 11/1970 và chiếc tàu du lịch Costa Concordia bị chìm ngoài khơi nước Ý khiến 30 người thiệt mạng vào tháng 1/2012...
Qua những câu chuyện vừa kể, những người tin dị đoan thấy một sự bí ẩn xoay quanh ngày Thứ Sáu Mười Ba. Đối với những người không tin thì họ chỉ thấy có một sự trùng hợp giữa ngày này và những ngày khác.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin đưa ra những sự kiện, vấn đề Tin hay Không Tin hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân. Xét cho cùng, May hay Rủi là chuyện của số phận, chi bằng chúng ta cố sống sao cho hợp với tình người.
Chỉ khi đó ta mới ý thức được Phúc hay Họa là do kết quả của bản thân từng người.
* Tham khảo thêm “Friday the 13th” tại:
https://history.com/topics/folklore/friday-the-13th?
Chúng ta vừa
trải qua ngày Thứ Sáu, 13/1/2023… Nhân dịp này xin có một bài thơ
dưới đây:
“Hôm nay Thứ Sáu
Mười Ba
Sáng ra nhìn
lịch bỗng ta… hết hồn!
Tại sao ngày
tháng cứ dồn
Hết ngày Thứ
Sáu lại còn mười ba?
“Ngày này không
phải riêng ta
Chịu nhiều bất
trắc hằng hà chuyện xui.
Nhìn quanh thiên
hạ vẫn cười
Vẫn sống, vẫn
chết… kiếp người phù du!
“Ngày nào chẳng
khác ngục tù
Nằm nghe kinh kệ
ráng tu phận mình.
Có người vẫn
sống an bình
Cho dù Thứ Sáu
Mười Ba rập rình!
“Hóa ra ngày
tháng bất minh
Chuyện cười,
chuyện khóc chỉ mình biết thôi.
Bày chi Thứ Sáu
Mười Ba
Cuộc đời vốn dĩ
ta bà ruổi rong!
“Ngày mai Thứ
Bảy chờ mong
Xé toang tờ lịch
không trông, không cầu
Ngày mai lại đến
muôn màu
Điểm tô nét mới,
xóa rầu rĩ xưa!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét