Dương lịch (còn gọi là “Lịch Gregory”) mà chúng ta dùng
ngày nay cứ 4 năm một lần lại có “Năm nhuận” (Leap Year).
Nói một cách đơn giản,
một năm có 365 ngày nhưng trên thực tế trái đất phải quay quanh mặt trời mất
365,2421 ngày! Con số lẻ 2421 cứ cộng dồn để điều chỉnh cho đúng với một năm
365 ngày nên mới có… Năm nhuận!
Trái đất quay quanh Mặt trời
Công đầu trong việc đưa Năm nhuận vào dương lịch thuộc về Hoàng đế La Mã Julius Caesar và
người kế vị Caesar Augustus với sự hỗ trợ của người Ai Cập. Dưới thời trị vì của
Julius Caesar, tháng Hai ban đầu có 30 ngày trong khi tháng Tám có 29 ngày.
Tháng Bảy (July) được đặt theo tên ông có 31 ngày.
Chân dung Julius Caesar
Sau khi người kế vị Caesar Augustus lên ngôi, để biểu hiện
sự uy nghiêm cũng như muốn lưu danh sử sách, Augustus đã quyết định lấy thêm
hai ngày của tháng Hai và bù đắp vào tháng Tám. Đây cũng là tháng sinh nhật của
ông và đặt tên là August (tức tháng Tám) mà ngày nay vẫn còn sử dụng!
Tượng Caesar Augustus
Nếu có “Năm nhuận”
thì dĩ nhiên trong năm đó phải có “Ngày
nhuận” (Leap Day). Thường thì mỗi năm vào tháng 2 chỉ có 28 ngày. Năm nay
là Năm nhuận cho nên mới có ngày 29/2.
Đây là một hiện tượng mà những người bình thường ít ai để ý đến, có lẽ vì chỉ
xuất hiện mỗi bốn năm một lần.
Gần đây nhất là các năm nhuận 2004, 2008, 2012, 2016, 2020…
Đặc biệt, năm nào có số năm chỉ chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 thì
không phải là Năm nhuận. Ví dụ như
các năm 1700, 1800, 1900, 2100... chỉ có 365 ngày.
Ngày nhuận
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ V khi một nữ tu sỹ người
Ireland tên là St Bridget đã phàn nàn với thần hộ mệnh của nước này, Thánh
Patrick, về việc người phụ nữ phải đợi chờ quá lâu để “nửa kia” tỏ lời cầu hôn.
Thánh Patrick sau đó đã quyết định chọn ngày 29/2 là ngày
phụ nữ có thể chủ động cầu hôn với nam giới để đi tới bến bờ hạnh phúc. Năm
1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ được “cầu hôn nam giới trong năm nhuận”. Luật này chẳng khác gì tục lệ
hôn nhân theo mẫu hệ mà ta thường thấy còn sót lại ngày nay.
Cầu hôn nam giới trong Ngày Nhuận!
Có điều ít ai để ý đến những người “trót” sinh ra vào
ngày 29/2. Họ là những “leaper” hay "leaping" theo cách gọi của
người Phương Tây. Oái ăm là sinh nhật được kỷ niệm hàng năm nhưng lại không có
ngày 29/2 trong những năm không nhuận.
Làm sao đây? Chỉ còn một trong 2 cách để giải quyết chuyện
tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình: hoặc chọn ngày 28/2 hoặc ngày đầu tháng Ba…
nếu như không muốn phải 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần.
Leap Day
Có xấp xỉ khoảng 4,1 triệu người trên thế giới sinh ra
vào ngày 29/2. Một số người nổi tiếng đáng chú ý sinh ra vào ngày này như Giáo
hoàng Paul III (1468), nhà thơ John Byrom (1692), nhà soạn nhạc người Ý
Gioachino Rossini (1792)…
Có nhiều người tin rằng năm nhuận là những năm “xui xẻo”.
Theo họ, điều này có thể giải thích nạn dịch Virus Corona đang lan tràn khắp thế
giới trong năm nay.
Trước đó, ngày 29/2 cũng là ngày kỷ niệm “Bệnh hiếm gặp”. Ngày này được giới thiệu
lần đầu tiên vào 2008 khi một nhóm bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh này đến từ
nhiều nước khác nhau tụ hội lại và tổ chức một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng.
Sinh ngày 29/2
Bỏ qua những suy nghĩ về tâm linh hoặc mê tín, chúng ta
hãy nghĩ đến Ngày nhuận để chia xẻ niềm
vui sinh nhật của những người sinh ra vào ngày 29/2.
Ngày nào cũng vẫn chỉ là… một ngày trong cuộc sống phù du
này. Thế cho nên:
HAPPY BIRTHDAY TO
THOSE WHO WERE BORN ON LEAP DAY!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét