Vào
thời đó, những người tại miền Nam biết rất ít về chương trình tặng sách này: cứ
mỗi sáu tháng, người đọc được Asia Foundation tặng 5 cuốn sách có trong danh mục
của thư viện. Đó cũng là lý do tôi được làm quen với Khalil Gibran qua tác phẩm
“The Prophet”.
Quyển
sách mà tôi được tặng là ấn bản lần thứ 85 của Borzoi Book do nhà xuất bản
Alfred A. Knoff in năm 1969. “The
Prophet” tương đối mỏng (96 trang) nhưng lại không ít những điều thú vị được
rút ra. Cho đến ngày nay, những sách thuộc loại “lời hay ý đẹp” thường xuất hiện nhiều danh ngôn của Khalil Gribran
để lại cho đời.
“The Prophet” (1923)
Khalil
Gibran sinh ra tại Liban năm 1883, ông là nhà thơ, nhà văn và cũng là một họa
sĩ. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là “một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị”, riêng tại Liban ông nổi tiếng là một thiên tài văn học.
Khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Boston, Hoa Kỳ. Tại đây, Gibran nghiên
cứu nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.
Khalil
Gibran sáng tác bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Sự nghiệp văn chương của ông được
biết đến trong thế giới nói tiếng Anh qua cuốn sách “The Prophet” năm 1923. Tác phẩm là một loạt bài tiểu luận về triết
học được viết rất ngắn bằng một thể loại văn chương mới mẻ: “thơ bằng văn xuôi” (prose poem).
Kahlil Gibran (1883-1931)
“The Prophet” khi mới xuất bản đã
gặp nhiều phản ứng trái chiều vì có khuynh hướng “chống lại nền văn minh của xã hội đương thời”. Cho đến những năm
1930, cuốn sách trở thành một bestseller. Nhiều nhà phê bình văn học cho rằng Gibran
là tác giả có sách bán chạy vào hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Shakespeare
và Lão Tử.
Đặc
biệt trong “The Prophet” có kèm 12 bức
tranh do chính Khalil Gibran sáng tác. Chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ những bức
tranh này để minh chứng ngoài khả năng viết và lý luận, ông còn có một tài năng
về hội họa trừu tượng tuyệt vời.
“The Prophet” đã được dịch sang 40 ngôn ngữ, gần 200 lần tái bản với hơn 100 triệu cuốn. Trong đó số đó có những bản dịch tiếng Việt của nhiều dịch giả từ thời VNCH cho đến ngày nay. Xưa nhất là bản dịch mang tựa đề “Mật Khải” của Phạm Bích Thủy (Sài Gòn, 1969).
“The Prophet” đã được dịch sang 40 ngôn ngữ, gần 200 lần tái bản với hơn 100 triệu cuốn. Trong đó số đó có những bản dịch tiếng Việt của nhiều dịch giả từ thời VNCH cho đến ngày nay. Xưa nhất là bản dịch mang tựa đề “Mật Khải” của Phạm Bích Thủy (Sài Gòn, 1969).
Sau
năm 1975 còn có bản dịch “Nhà Tiên Tri”
của Nguyễn Ước hay dịch bằng thơ cũng lấy tựa đề “Mật Khải” của Yên Hồng. Những vần thơ được trích dẫn dưới đây đều
trích từ “Mật Khải” của Yên Hồng.
Bản dịch “Mật Khải” của Phạm Bích Thủy (Sài Gòn, 1969)
Bối
cảnh của “The Prophet” là buổi chiều
chia tay của nhà tiên tri Almustafa với dân thành Orphalese, những người đã chung
sống trong yêu thương ông suốt 12 năm. Trước khi lên đường trở về hòn đảo sinh
thành, ông trả lời mọi câu hỏi được những kẻ đưa tiễn đặt ra.
Đó
là những vấn đề liên quan tới tình yêu và sự chết, lao động và khoái lạc, tự do
và của cải, hôn nhân và tình bằng hữu, tôn giáo và lề luật… Như đã nói ở trên,
sách được viết dưới dạng tiểu luận triết học, không chia thành Chương như thường
thấy trong các tác phẩm cổ điển.
Vấn
đề đâu tiên được tác giả đề cập đến là Tình
yêu. Kahlil Gibran cho rằng nếu những người đang yêu với nhiều khát vọng
thì hãy ước được thức giấc vào buổi mai với con tim chắp cánh và cảm tạ có thêm
một ngày nữa để yêu. Yên Hồng trong “Mật
Khải” diễn ý bằng 4 câu thơ:
“Mỗi bình minh thức
giấc
Nghe lòng chắp cánh
bay
Xin tạ ơn trời đất
Được yêu thêm một
ngày”
Để
trả lời câu hỏi về Hôn nhân, ngôn sứ Almustafa
định nghĩa mối ràng buộc này một cách đơn giản: “Các ngươi sinh ra gần nhau thì sẽ gần nhau mãi mãi. Các ngươi sẽ gần
nhau cho tới khi đôi cánh trắng của tử thần đến phá nát ngày của mình”. Ý
đó được dịch qua 4 câu lục bát:
“Trời sinh ra kiếp vợ
chồng
Bên nhau mãi mãi, một
lòng cùng nhau
Bên nhau cho đến bạc
đầu
Đến ngày tang tóc, bể
dâu chia lìa”
Về
Con cái, vị ngôn sứ dạy: con cái các
ngươi chẳng thuộc về các ngươi… vì chúng có những khao khát của riêng của bản
thân mình. Chúng đến “qua” các ngươi
nhưng chẳng “từ” các ngươi (They come
through you but not from you). Và dẫu ở cùng các ngươi, chúng chẳng thuộc về
các ngươi.
Tư
tưởng này thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nghĩ cho cùng, đó là một thực tế
không thể phủ nhận. Người Việt mình có câu “Cha
mẹ sinh con, trời sinh tính”, hình như cũng có điểm tương đồng với ý niệm của
Khalil Gribran. Cái mà Gibran gọi là “những
khao khát của riêng của bản thân mình” chính là cá tính của từng đứa con.
“Là con cái, cũng chẳng
là con cái
Là con ta, cũng chẳng
phải con ta
Những đứa trẻ, cả
trai lẫn gái
Chúng là con của khát
vọng sâu xa”
Almustafa
khuyên những người giàu có: “Các ngươi
cho rất ít khi đem cho những thứ các ngươi sở hữu. Đem cho chính bản thân, ấy mới
thực là cho”. Quả là một quan niệm “cách mạng” về các hoạt động… từ thiện. Xem
ra, quan niệm của Gibran về sự trao tặng có phần hơi “cường điệu” vì mấy ai
trên cõi đời này có thể hiến cả mạng sống của minh khi “cho” tha nhân?
“Đem cho của mình có
Thật ít ỏi làm sao!
Đem cho thân mạng
mình
Mới là cho đúng
nghĩa”
Gibran
cũng không quên về chuyện ăn uống hàng ngày. Ông khuyên, khi giết một con thú để
làm thức ăn, ta phải nghĩ rằng cùng một quyền năng tiêu diệt, chính bản thân ta
cũng sẽ là mục tiêu của sự hủy diệt. Đơn giản chỉ vì khi luật lệ vào tay ta
cũng sẽ giao vào một bàn tay khác, mạnh mẽ hơn!
Tư
tưởng của ông bàng bạc chuyện sát sinh mà nhà Phật vẫn thường nói đến. Tại sao
người ta ăn chay? Phải chăng vì không muốn thấy quyền sinh sát của con người với
động vật cũng sẽ là quyền hủy diệt của tạo hóa đối với chính con người?
“Khi giết thịt để ăn,
lòng hãy nhủ lòng
Hỡi con vật đáng
thương hôm nay ta giết
Cũng chính sức mạnh
này sẽ giết chính ta…”
Công
việc, lao động hay cần lao cũng là một đề tài trong “The Prophet”. Phàm con người thường hay phàn nàn về công việc mình
làm và cho đó là nỗi bất hạnh của từng cá nhân.
Tuy
nhiên, Almustafa lại cho rằng khi làm việc, con người đang hoàn tất một giấc mơ
thầm kín nhất có từ khi chào đời. Tiếp tục công việc cần lao có nghĩa là tiếp tục
yêu đời.
Ngày
xưa, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, miền Nam có đảng Cần lao – Nhân vị của ông Ngô
Đình Nhu, bào đệ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày nay, người ta cũng thường vinh
danh: “Lao động là vinh quang”.
“Cần lao chính là
tình yêu hiển thị
Nếu ai không mở lòng
tri kỷ với cần lao
Thà đầu đường xó chợ
tiêu dao
Nhận bố thí từ những
kẻ cần lao hăng hái”
Cũng
như triết lý “Tái ông thất mã” của
ta, vui đó nhưng cũng buồn đó, khóc và cười cứ nối tiếp, đan xen. Thế cho nên:
“Niềm vui là chính nỗi
buồn
Lộ diện chân tướng vở
tuồng dấu che
Cùng một giếng nước
sau hè
Chứa đầy lệ đắng, múc
về niềm vui”
Nhà
cửa đối với ngôn sứ chỉ là “những nấm mồ
do người chết xây cho người sống” và dù huy hoàng tráng lệ, “nhà cửa sẽ không giữ được bí mật trong việc
che đậy những khát vọng trần tục”.
Điều
này quá đúng đối với xã hội ngày nay. Những biệt phủ, lâu đài tráng lệ làm sao
che đậy được những khát vọng của những người sống trong đó. Họ là ai thì mọi
người bên ngoài đều biết.
“Dù cho tráng lệ nguy
nga
Bí ẩn không được cửa
nhà dấu che
Những khát vọng, những
đam mê
Cửa nhà cũng chẳng bảo
kê được gì”
Tội ác – Trừng phạt (Crime – Punishment)
là một vấn đề gây nhiều tranh cãi nếu ta nhìn nó từ góc độ của một triết gia chứ
không phải là một phán quan. Almustafa đặt giả định, nếu có ai muốn đem xét xử
một người đàn bà ngoại tình thì kẻ ấy hãy đem trái tim của người chồng lên bàn
cân và đo lường tinh thần hắn. Ông kêu gọi các phán quan:
“Hỡi phán quan, kẻ
mang nặng lời thề:
phải xét xử công bằng
liêm chính
Phải tuyên án gì cho
nững người lương thiện ở bên ngoài
nhưng lại là kẻ cướp ở
trong tâm?
Phải tuyên án gì cho
những kẻ sát nhân
giết người khác,
nhưng lòng mình bị giết?”
Luật lệ và Tự do cũng được đưa vào triết lý sống của
Khalil Gibran. Ông cho rằng con người vui thích khi đặt ra luật lệ nhưng chính
con người cũng vui hơn khi phá luật lệ. Chẳng khác gì trò chơi trẻ con thường
xây lâu đài trên cát để rồi cười vang khi chính chúng xóa đi.
“Người hân hoan khi
bày ra luật lệ
Cũng hân hoan khi xóa
số luật mình
Như trẻ thơ xây lâu
đài trên cát
Bên biển xanh rồi phá
nát, cười vang”
Còn
Tự do? Con người sẽ hoàn hoàn tự do
khi ngày không còn một nỗi lo âu và đêm không còn sầu thảm. Thật ra, cái gọi là
Tự do lại là sợi xích chắc chắn nhất
trong mọi thứ xiềng xích. Xiềng xích ấy lúc nào cũng lóng lánh làm chóa mắt mọi
người!
Almustafa
thuyết giảng với dân thành Orphalese về Tình
bạn: “Với bạn bè, thiếu thốn của các
ngươi được đáp ứng. Hắn là cánh đồng các ngươi gieo hạt bằng tình yêu và gặt
hái bằng tri ân. Hắn là bàn ăn và bếp lửa khi các ngươi đói, các ngươi sẽ tìm
thấy ở đó sự bằng an”.
“Mỗi khi đói khát đòi
cơm
Bạn là bếp lửa, mâm
cơm trên bàn
Khi lòng nặng trĩu
cưu mang
Bạn là dòng suối bình
an ta tìm”
Một
thi sĩ thưa: “Xin thầy hãy nói về Cái đẹp”.
Almustafa đặt vấn đề làm sao đi tìm được cái đẹp trừ khi Nàng là đường đi và đồng
thời là kẻ hướng dẫn. Làm sao có thể nói đến Nàng trừ khi Nàng là kẻ dệt nên những
lời nói từ miệng chúng ta?
Kẻ
mệt mỏi, nhọc nhằn sẽ nói Cái đẹp là
những lời thì thầm êm ái. Kẻ hiếu động lại cho rằng ta đã từng nghe tiếng Nàng gào
thét giữa núi rừng. Ban đêm người lính tuần sẽ nói Nàng sẽ xuất hiện vào bình
minh đến từ Phương Đông…
Đó
là tất cả những điều người ta nói về Cái
đẹp. Tuy nhiên, nó không phải là hình ảnh con người có thể thấy, cũng không
phải là một ca khúc có thể nghe. Vẻ đẹp là sự vĩnh cửu nhìn vào chính mình
trong gương.
Khalil
Gibran đã từng nói:
“Tôi đến đây để nói một
lời và giờ đây tôi sẽ nói. Nhưng nếu cái chết ngăn trở tôi, Ngày Mai sẽ nói lên
vì Ngày Mai không bao giờ nói sai những bí mật trong một cuốn sách Đời Đời”.
Chỉ
trong một tác phẩm nhỏ nhoi, “The
Prophet”, ông đã nói rất nhiều. Những vấn đề nêu ra ở trên chỉ là một phần
những gì ông suy nghĩ. Hẹn các bạn vào một dịp khác chúng ta sẽ trở lại với
Khalil Gibran để cùng tìm hiểu những gì mà “Nhà Tiên Tri” ấp ủ.
Chân dung do Khalil Gibran tự họa
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét