Rất
tình cờ, tôi có được cuốn sách “Nhà thờ
Chính tòa Đức Bà Sài Gòn qua dòng thời gian 1880 – 2015”, khổ sách 19x21 cm, do
Tòa Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Sách in xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2015.
Cũng là một duyên may khi tôi là một kẻ “ngoại đạo” nhưng lại có dịp được tìm hiểu một cách khá cặn kẽ về Nhà thờ Đức Bà, một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, bên cạnh những công trình kiến trúc của người Pháp còn để lại như tòa nhà Bưu Điện Thành phố, chợ Bến Thành…
Cũng là một duyên may khi tôi là một kẻ “ngoại đạo” nhưng lại có dịp được tìm hiểu một cách khá cặn kẽ về Nhà thờ Đức Bà, một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, bên cạnh những công trình kiến trúc của người Pháp còn để lại như tòa nhà Bưu Điện Thành phố, chợ Bến Thành…
Sách của Tòa Tổng Giám Mục
Điều
đặc biệt hơn nữa, cuốn sách ở bìa sau có in dòng chữ “Sách không bán” mà chỉ gửi đến “Quý
Ân Nhân”… Như vậy, người nhận một trong 50.000 cuốn sách sẽ là ân nhân
trong việc trùng tu ngôi giáo đường đúng 135 năm tuổi. Đi kèm với cuốn sách là
một đĩa DVD mang tên “Kiểm định để Trùng
tu” với ghi chú “Video không bán”
. Hình ảnh trong bài viết này được chụp lại từ DVD nói trên.
Quả thật, Tòa Tổng Giám Mục đã thực hiện một chiến dịch PR còn chuyên nghiệp hơn cả những công ty truyền thông ngoài đời thường!
Quả thật, Tòa Tổng Giám Mục đã thực hiện một chiến dịch PR còn chuyên nghiệp hơn cả những công ty truyền thông ngoài đời thường!
Bìa sau cuốn sách
Cuốn
sách gồm 5 phần chính:
Ngay phần mở đầu, Ban Trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn viết:
- Bối cảnh lịch sử;
- Ngược dòng thời gian;
- Những nét độc đáo và sự xuống cấp;
- Các đơn vị tham gia tư vấn; và
- Thay lời kết.
Ngay phần mở đầu, Ban Trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn viết:
“Nhà thờ Chính tòa Đức
Bà Sài Gòn, một kiệt tác kiến trúc Roman – Gotich, đã hiện diện tại vùng đất
Sài Gòn – Gia Định 135 năm qua. Đây là nơi diễn ra biết bao sự kiện quan trọng
trong giáo phận kể từ ngày khánh thành, 11-04-1880, cho đến ngày nay…
“… Biết bao nhiêu người đã đến tham dự các nghi lễ phụng vụ hoặc tham quan Vương cung Thánh đường cổ kính này, nhưng có lẽ rất
ít người hiểu biết tường tận những nét độc đáo của ngôi nhà thờ 135 tuổi thân
thương của Sài Gòn…”
Tháng
8/1876, Thống đốc Nam Kỳ, Guy Victor August Duperré, đã tổ chức một cuộc thi
tuyển thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua nhiều đồ án tham gia cuộc thi, bản thiết kế
của kiến trúc sư J. Bourad đã được chọn. Một cuộc đấu thầu chọn nhà thầu thi
công cũng đã được tổ chức và chính ông Bourad trúng thầu công trình xây dựng này.
Ngày
7/10/1877, Đức Cha Isodore Colombert (tên Việt là Mỹ), Giám mục đại diện Tông
tòa giáo phận Tây Đàng Trong lúc bấy giờ, đã cử hành nghi thức làm phép và đặt
viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ. Vật liệu chính để xây dựng như
xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều được mang từ Pháp.
Khoảng
hai năm rưỡi sau, vào đúng dịp lễ Phục sinh, ngày 11/04/1880, thánh lễ làm phép và
khánh thành Nhà thờ Sài Gòn được cử hành trọng thể với sự tham dự của Thống đốc
Nam kỳ, Charles Le Myre de Vilers. Thoạt đầu nhà thờ được gọi tên là “Nhà thờ
Nhà nước” vì tất cả kinh phí đều do nước Pháp cung cấp với số tiền 2.500.000
francs.
Nhà thờ Sài Gòn (1880 – 1895)
(Ảnh tư liệu)
Phần cao nhất của nhà thờ là gác chuông, cao khoảng 37m. Năm 1895, theo thiết kế bổ túc, hai tháp nhọn nhọn được dựng thêm trên gác chuông và chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh tháp là 60,5m.
Năm 1958-1959, Giáo hội tổ chức Năm Thánh Mẫu, mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Nhân sự kiện trọng đại này, một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch Carrara được dựng lên trước nhà thờ.
Năm 1958-1959, Giáo hội tổ chức Năm Thánh Mẫu, mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Nhân sự kiện trọng đại này, một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch Carrara được dựng lên trước nhà thờ.
Tượng
do nhà điêu khắc người Ý, G. Ciocchetti, thực hiện năm 1959. Bức tượng cao
4,6m, nặng 5,8 tấn được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì
vậy toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những nét điêu khắc thô.
Ngày
8/1/1959, từ hải cảng Gênes (Ý) bức tượng cặp cảng Bến Nghé ngày 15/2/1959. Tượng
Đức Mẹ được đặt trên bệ đá cũ, nơi trước đây là tượng đồng Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Đức
Mẹ trong tư thế đứng thẳng, trên tay cầm quả địa cầu có đính cây thánh giá với
nét mặt đăm chiêu hướng lên trời cầu nguyện cho hòa bình. Kể
từ đó, Nhà thờ Sài Gòn mang tên Nhà thờ Đức Bà. Trên bệ đá có một tấm bảng bằng
đồng với hàng chữ Latinh:
REGINA
PACIS
ORA
PRO NOBIS
XVII.II.MCMLIX
(NỮ
VƯƠNG HÒA BÌNH
XIN
CẦU CHO CHÚNG CON
17.2.1959)
Vào
lễ Phục Sinh, 2/4/1961, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm là Tổng
Giám mục Chính tòa Tổng giáo phận Sài Gòn và Nhà thờ Đức Bà chính thức trở
thành Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn (Cathédrale Notre-Dame de Saigon).
Ngày
13/11/1962, qua sắc chỉ Spectabile Monumentum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn lên
hàng Vương Cung Thánh Đường với tên gọi chính thức: Vương Cung Thánh Đường
Chính Tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception Cathedral
Basilica).
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một công trình kiến trúc độc đáo nằm giữa không gian giao thông, không có hàng rào như các nhà thờ khác trong vùng Sài Gòn – Gia Định. Mặt bằng nhà thờ được thiết kế theo hình thánh giá với chiều dài 91,5m, chiều ngang 35,6m và chiều cao từ nền đến trần 21m. Nhà thờ có sức chứa 1.200 người. Không gian bên trong nhà thờ bao gồm dãy chính điện ở trung tâm và hai dãy ngoài cùng là 10 gian cầu nguyện nhỏ.
Thiết kế mái nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa kiểu mái ngói Việt Nam và Phương Tây được chia thành 3 lớp. Vùng mái cao nhất lợp ngói hình mũi tên hay còn gọi là "ngói Tây". Từ trên cao nhìn xuống, mái có hình thánh giá. Mái giữa lợp ngói "vẩy cá" và vùng mái thấp nhất lợp ngói "âm dương".
Các loại ngói nhập từ Pháp có in dòng chữ "Marseille St. André France" nhưng số lượng còn lại đến ngày nay chỉ chừng 4.900 viên. Phần ngói âm dương còn bị nứt ngang trên đỉnh mái. Khi mưa, lượng nước tràn xuống, thấm vào tường khiến cho gạch bị mục và có nguy cơ bị sụp. Trải qua một thời gian dài, mái ngói nói chung đã bị hư hại trầm trọng dù đã sửa chữa nhiều lần để chống dột.
Mái ngói nhà thờ xuống cấp trầm trọng
Phần gạch mang nhãn hiệu lò gạch "WT 1878 - Saigon" được xây trên nền đá vững chắc nên vẫn giữ được màu đỏ tươi. Tường được thiết kế dày dặn để cách nhiệt và cách âm. Hoa văn cũng được trang trí bằng gạch rất công phu, hoa văn tường ngoài và tường trong nhà thờ được đặt lệch nhau tạo sự đối lưu không khí.
Tuy nhiên, tường phía bên ngoài bị phong hóa, trầy sước và nhất là bị những nét khắc hoặc sơn của những kẻ thiếu ý thức giữ gìn tài sản chung khiến cho bộ mặt của nhà thờ có phần nhếc nhác, mất thẩm mỹ. Nhà thờ đã có biển nhắc nhở "Để bảo vệ di sản chung, xin đừng viết lên tường" nhưng xem ra lời kêu gọi này không mấy hiệu quả!
Nét đẹp của các viên gạch bị bàn tay con người tàn phá
Bộ chuông cổ lắp đặt trên hai tháp gồm sáu quả chuông (bên 2 và bên 4) được hãng đúc chuông Bollee chế tác vào năm 1879 tại Pháp. Trên chuông còn có thông tin nơi đúc và những họa tiết rất tinh xảo.
Sáu quả chuông có đường kính từ 1,25 đến 2,25m được phối âm độc đáo với các cung bậc Sol, La, Si, Do, Re, Mi. Nhỏ nhất là chuông Mi (1,25m, nặng 1.646kg) và lớn nhất là chuông Sol (2,25m, nặng 8.745kg).
Bộ chuông được vận hành bằng 6 mô-tơ nối với quả chuông bằng hệ thống dây xích. Khi bật công tắc điện, mô-tơ truyền lực qua dây xích để lắc từng quả chuông. Riêng các chuông Sol, Do, La, Si quá nặng nên mỗi chuông được thiết kế thêm 2 bàn đạp hai bên do hai người đứng đạp hỗ trợ.
Từ nhiều năm qua, nhà thờ chỉ cho đổ một chuông: Chuông Mi lúc 5 giờ sáng và Chuông Re lúc 16g15 chiều. Tuy nhiên, vào các ngày lễ trọng và Chúa Nhật, ba chuông Do, Re, Mi được sử dụng. Đặc biệt vào đên Giáng sinh, nhà thờ đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa đến 10km theo đường chim bay.
Điều thú vị là bộ chuông tạo ra tiếng đàn và báo giờ cho chiếc đồng hồ cổ, chế tạo tại Thụy Sĩ, ở chính giữa mặt tiền. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau đồng hồ chính còn có một đồng hồ nhỏ giúp cho việc kiểm soát đồng hồ lớn chạy nhanh hay chậm hoặc đúng hay sai giờ.
Trước đây, việc lên giây cót đồng hồ được thực hiện mỗi tháng nhưng đến năm 1973 dây cót có gắn quả tạ 600kg bị đứt và được thay bằng quả tạ 60kg. Cũng vì thế, hiện nay mỗi tuần phải lên giây cót một lần bằng tay quay giống như ma-ni-ven (manivelle) để khởi động máy xe hơi hồi xưa.
Đồng hồ được lắp sau hệ thống chuông nhưng đến năm 1978 hệ thống chuông báo giờ không hoạt động. Năm 2001, một chuyên gia về chuông cổ ở Hồng Kông cho biết có khả năng khôi phục hệ thống này nhưng kinh phí lên tới cả triệu đô-la.
Chuông Sol
Như đã nói, hai tháp chuông nhọn, cao khoảng 20m, được xây dựng vào năm 1895 qua bản thiết kế bổ xung của kiến trúc sư Fernand Gardes. Kết cấu của hai tháp làm bằng sắt, phía trên là tôn kẽm giả ngói.
Tuy nhiên, thời gian đã khiến chóp tháp hư hại đến mức báo động, có những tấm tôn kẽm đã rớt xuống, rất nguy hiểm cho người đi đường. Khi mưa lớn, hai tháp bị ngập nước ở các góc tường nên luôn bị ẩm ướt vào mùa mưa.
Nhà thờ Đức Bà còn có cây đàn organ ống, một trong những cây đàn xưa nhất Việt Nam. Thân đàn cao 3m, ngang 4m và dài 2m... chứa những ống hơi bằng nhôm, đường kính 10cm. Khi đàn, âm thanh vừa đủ cho cả nhà thờ nghe mà không cần đến hệ thống loa phóng thanh. Điều đáng tiếc là cây đàn organ đã bị hoàn toàn hư hỏng do mối ăn ở phần gỗ bàn phím.
Đàn organ ống
Một công trình nghệ thuật không kém phần quan trọng của Nhà thờ Đức Bà là bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối có 6 thiên thần được tạc trên bệ đá. Đặc biệt phía sau bàn thờ có khắc tên tác giả điêu khắc đi kèm với năm và nơi thực hiện.
Bàn thờ bằng đá cẫm thạch nguyên khối
Ngước lên cao chúng ta sẽ thấy ánh sáng từ những chiếc đèn chùm trên trần được thiết kế những hoa văn theo kiểu Roman-Gotich tạo nên một không gian lung linh, trang trọng và linh thiêng.
Tất cả những chiếc đèn chùm đều được chế tạo tại Pháp, bao gồm 2 chiếc đèn chùm lớn được treo hai bên cánh phụ của cung thánh và 9 đèn chùm nhỏ dọc theo chiều dài của thánh đường.
Phần trang trí còn nổi bật với những khung cửa kính màu được thiết kế đặc sắc và phối sáng hài hòa. Toàn bộ các ô cửa kính màu do hãng Lorin, tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. Có 26 cửa sổ tròn bằng kính với họa tiết hoa lá nhiều màu sắc ghép lại thành những hình ảnh đẹp mắt và 25 ô kính mô tả nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh Thánh.
Kính màu trong nhà thờ
Ngày 25/7/2015 Công ty Cổ phần Kiểm định SCQC đã hoàn thành phần kiểm định theo đúng hợp đồng do Tòa Giám mục ký ngày 7/5/2015. Ngày 1/9/2015 SCQC tiến hành kiểm định các hạng mục tháp chuông, tường và móng Nhà thờ Đức Bà.
Đơn vị quản lý dự án là Công ty Artelia (Pháp) đã đề nghị cần trùng tu toàn bộ công trình, bao gồm tháp chuông, mái ngói, tường xây, điện nước, âm thanh, ánh sáng, kính màu, thông gió và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Ban Trùng tu cùng với các công ty SCQC và Artelia vẫn họp thường xuyên để nhận định và chuẩn bị tiến hành trùng tu trong thời gian sớm nhất. Trong thư ngỏ của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ngày 1/9/2015 có đoạn viết:
"Chúng ta đã được tiền nhân để lại một ngôi nhà thờ cổ kính... cũng là một tuyệt tác kiến trúc, một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó trách nhiệm của chúng ta là phải giữ gìn, bảo tồn để các thế hệ mai sau luôn tự hào và tiếp tục sử dụng.
... Vì lợi ích lớn lao của Hội thánh, cách riêng của Tổng giáo phận, xin anh chị em thêm lời cầu nguyện và rộng tay giúp đỡ để công việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa."
***
(Trích Hồi Ức Một Đời Người)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
1.
Chương 1: Thời thơ ấu (từ
Hà Nội vào Đà Lạt)
2.
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà
Lạt và Ban Mê Thuột)
3.
Chương 3: Thời thanh niên (Sài
Gòn)
4.
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài
Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
5.
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng
Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
6.
Chương 6: Thời điêu linh (Sài
Gòn, Đà Lạt)
7.
Chương 7: Thời mở lòng (những
chuyện tình cảm)
8.
Chương 8: Thời mở cửa (Bước
vào nghề báo, thập niên 80)
9.
Chương 9: Thời hội nhập (Bút
ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một
Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
Về bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, theo cha Guise Phạm Văn Thiên, bề trên địa phận Sài Gòn, cho biết:
Trả lờiXóa“… Tượng Đức Mẹ làm tại Pietrasanta, cách Rôma gần 500 cây số. Vì muốn cho tượng về tới Việt Nam kịp Đại hội Thánh Mẫu Toàn quốc, nên bỏ ý định đem tượng Đức Mẹ về Rôma cho Đức Tân Giáo Hoàng Gioan XXIII làm phép mà chở tượng xuống tàu Oyanox tại thành phố Gênes ngày 8-1-1959. Theo ngày giờ thì tàu Oyanox sẽ đến Sài Gòn ngày 16-2-1959. Song may mắn tàu tới sớm hơn một ngày. Tượng Đức Mẹ tời Sài Gòn ngày 15-2-1959. Hãng Société d’ Entreprises de Dragages dựng tượng…”