* Tháng 8/2014 tôi đã
post một bài viết với nhan đề “Câu chuyện phía sau những chiếc hộp quẹt Zippo” http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/08/cau-chuyen-phia-sau-nhung-chiec-hop.html,
trong đó điểm qua một số giai đoạn lịch sử của Zippo.
Đây là bài viết thứ hai đi sâu vào khía cạnh sưu tầm hộp quẹt Zippo, một cái
thú (hobby) của nhiều người, ở trong cũng như ngoài nước thuộc đủ mọi quốc tịch
trên thế giới.
***
Một
con số phỏng đoán (dĩ nhiên chưa có độ chính xác cao): khoảng 200.000 chiếc hộp
quẹt Zippo đã được khắc kỷ niệm bởi các GI’s (Government Issues – ám chỉ quân
nhân Hoa Kỳ) tại Việt Nam trong suốt chiều dài cuộc chiến. Tuy nhiên, việc sưu
tầm Zippo không phải chỉ giới hạn trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam mà còn ở
việc tìm kiếm những chiếc hộp quẹt từ trước đó nữa.
Chiếc
Zippo có một lịch sử gắn liền với quân đội Hoa Kỳ từ thời đệ nhị thế chiến.
Chính xác hơn là năm 1945 đã có một số quân nhân Mỹ được gửi sang Việt Nam giúp
lực lượng kháng chiến Việt Minh chống lại quân đội Nhật trong cuộc chiến tại
Thái Bình Dương.
Thời
chiến tranh Đông Dương, có các loại hộp quẹt Olympic và Drago dùng trong quân đội
Pháp. Trong trận Điện Biên Phủ cũng có một số phi công người Mỹ tại các căn cứ
Gia Lâm và Bạch Mai, họ cũng tặng một số Zippo cho các phi công lái Dakota người
Pháp để làm kỷ niệm.
Tại
Việt Nam thời chiến tranh Đông Dương, người Pháp còn có lực lượng Quân đội Viễn
chinh (La Légion Étrangère), còn được gọi là đội quân “Mũ Kepi Trắng” (Les Képi
Blanc). Họ là những binh sĩ cuối cùng rời khỏi Hà Nội năm 1954 khi Hiệp định
Genève được ký kết.
Hộp quẹt của Đội quân Viễn chinh Pháp tại Việt Nam trong
cuộc Chiến tranh Đông Dương
Tại
Nhật Bản, các nhà sưu tập lại chú ý đến hình ảnh “người phụ nữ Á Đông và con
chim hòa bình” (La femme à l'oiseau) được khắc trên hộp quẹt Zénith là một kỷ vật
từ thời kỳ PX (Post Exchange – một hình thức các cửa hàng bán lẻ phục vụ quân đội
Hoa Kỳ) được mở cửa tại đây.
“La femme à l'oiseau” – Kỷ niệm từ Nhật Bản
Trong
cuộc chiến Triều Tiên cũng đã có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ và như thế,
chiếc Zippo theo chân người lính ra tận chiến trường.
Zippo từ thời chiến tranh Triều Tiên (1952)
Zippo
được sản xuất theo từng đợt và mỗi đợt đều có “code” nằm bên dưới đáy hộp quẹt.
Với những mã số này, người sưu tầm có thể xác định niên đại cũng như đánh giá sự
quý hiếm của Zippo mà mình sở hữu.
Code Zippo sản xuất năm 1952, thời Chiến tranh Triều Tiên
Zippo sản xuất năm 1967 thời Chiến tranh Việt Nam
Zippo sản xuất năm 1968
Những
dòng chữ được khắc trên hộp quẹt trong chiến tranh Việt Nam có code từ các năm
1965 đến 1973. Đó là thời điểm quân đội Hoa Kỳ đến và rút khỏi Việt Nam theo Hiệp
định Paris.
Có
hai cách khắc chính trên hộp quẹt: khắc bằng tay (thủ công) và khắc bằng máy
(được gọi là “máy vẽ (khắc) truyền” – Pentograph). Nhiều khi người lính cũng tự
khắc lấy và những “tác phẩm điêu khắc” mộc mạc này nhiều khi còn quý hơn đối với
những người sưu tập!
“Tự biên… tự diễn”
Thợ khắc thủ công
Máy vẽ (khắc) truyền” – Pentograph
Lính Mỹ khắc hộp quẹt tại Sài Gòn
Những
thông điệp khắc trên hộp quẹt rất đa dạng. Từ những câu triết lý nghiêm trang “To love each other is not to look at each
other but to look together at the same aim” đến những câu bất cần đời theo
ngôn ngữ của lính “If I had a farm in
Vietnam and a home in hell. I’d sell my farm and go home”. Từ những tâm trạng
khắc khoải của người lính xa nhà “I can’t
live without you, I can’t anymore but I can’t die” đến những ngán ngẩm trước
sự chết chóc “There is nothing so sweet
as the smell of death in the morning”.
Thông điệp trên hộp quẹt…
… là những gửi gấm nỗi lòng
Zippo
cũng xuất hiện trong quân lực VNCH với huy hiệu của các binh chủng như Nhảy dù,
Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Biệt kích 81…
Zippo của binh chủng Nhảy dù
Đặc
biệt hơn cả là những chiếc hộp quẹt quà tặng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kèm
theo chữ ký. Những món quà này thường được tặng cùng với “Anh dũng Bội tinh”
hay “Chiến thương Bội tinh” dành cho những quân nhân xuất sắc.
Qùa tặng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét