Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Tin vui đầu năm

Sau cuốn “Hồi ức Ban Mê” xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Trung học Ban Mê Thuột, cuốn sách thứ hai với tựa đề “Hồi ức Sài Gòn” vừa ra mắt bạn đọc tại Hoa Kỳ nhân dịp xuân Đinh Dậu.

Hình bìa sách “Hồi ức Sài Gòn”

“Hồi ức Sài Gòn” được phối hợp qua sự hợp tác của hai nhóm: (1) Cựu học sinh Trung học Ban Mê thuột, và (2) Cựu giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội. 

Sách dầy hơn 400 trang, không in giá bìa vì không có tính cách thương mại. Mục đích của nhóm làm sách là số tiền bán sách sẽ dùng để thành lập một quỹ tương trợ đối với các cựu học sinh và cựu giảng viên hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà. Sự tương trợ đó sẽ do nhóm làm sách phối hợp và quyết định những người cần được giúp đỡ.

“Hồi ức Sài Gòn” là một tuyển tập gồm 39 bài viết (đã đăng trên Blogspot và Facebook) có liên quan đến Sài Gòn xưa, bao gồm nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, xã hội… của vùng đất mà ngày xưa được mang tên “Hòn ngọc Viễn đông”.


Bìa sau “Hồi ức Sài Gòn”

Mục lục bài viết trong “Hồi ức Sài Gòn”:

1. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…
2. Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài
3. Sài Gòn xưa: Từ những mẫu người đẹp đến cách làm đẹp
4. Món ngon Sài Gòn: Phở & Hủ tiếu
5. Đa dạng khẩu vị của người Sài Gòn
6. Triệu phú Sài Gòn xưa
7. Huyền thoại giang hồ Sài Gòn
8. Rạp xi-nê Sài Gòn xưa
9. Phim ảnh Sài Gòn xưa
10. Sài Gòn… “tứ đổ tường”
11. Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Tàu
12. Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Pháp
13. Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Anh
14. Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng
15. Quảng cáo Sài Gòn xưa
16. Báo chí Sài Gòn xưa
17. Tạp chí Sài Gòn xưa
18. Nghĩa tử là nghĩa tận: Lăng Cha Cả
19. Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
20. Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
21. Chuyện kể về bức tượng “Thương Tiếc”
22. Lên đường nhập ngũ
23. Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết
24. Phóng viên ảnh Nick Út và “cô bé napalm” Kim Phúc
25. Malcolm Browne & bộ ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
26. Operation Babylift: Chuyện bây giờ mới kể
27. Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng: Xe ngựa
28. Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng: Xe Cyclo
29. Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng: Xe Lam
30. Bùi Giáng – thơ Tiên hay thơ Điên?
31. Nhà văn nữ trước 1975: Nhã Ca
32. Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng
33. Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị Thụy Vũ
34. Nhà văn Bình Nguyên Lộc & Đò Dọc
35. Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai Trí
36. Xem lại những hí họa của Chóe
37. Nhà thờ Đức Bà tròn 135 năm
38. “Sến” hay “Sang”?
39. Chia tay Thương xá Tax



Bạn đọc tại hải ngoại có thể liên lạc với các địa chỉ dưới đây để hỗ trợ việc phát hành sách và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn:

1. Nguyễn Xuân Duẩn (cựu học sinh Trung học Ban Mê Thuột):
            - Địa chỉ email: thanhuu99@yahoo.com
            - Facebook:
            - Phone: 402-305-5013
           
2. Đỗ Văn Kiên (cựu giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
            - Địa chỉ email: dvkien@yahoo.com
            - Phone: 714-813-4853

***

For readers from Southern California: “Hồi ức Sài Gòn” is available at Tu Quynh Bookstore (from 4 Feb. 2017).

Nhà Sách TÚ QUỲNH
9581 Bolsa Ave
Westminster, CA 92683
(trong khu nhà hàng Thành Mỹ)
Tel: 714-531-4284

* PS: Price: $25



***








1 nhận xét:

  1. Cháu chào bác Chính. Tình cờ cháu tìm được trang này của bác khi search về nhà sách Khai Trí. Cám ơn những câu chuyện bác kể, thực sự rất chân thật, xúc động và cả đau xót về Sài gòn xưa. Bác cho cháu hỏi là cháu đang ở Vn và muốn mua cuốn sách "Hồi ức Sài Gòn" này của bác thì có cách nào không ạ?

    Trả lờiXóa

Popular posts