Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Những cánh thư xưa mang dấu ấn KBC

KBC là chữ viết tắt của "Khu Bưu Chính". Đây là một đơn vị quân bưu, chuyên về nhận và chuyển phát thư từ, điện tín của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Mỗi KBC gồm có 3 chữ cái viết hoa, tiếp theo là 4 con số. KBC của QLVNCH được bắt đầu bằng số: 3, 4, 6 và 7.

KBC mang số nhỏ nhất: KBC 3001 (Tiểu đoàn 51 Pháo Binh). KBC mang số lớn nhất: KBC 7889 (Tiểu đoàn 475 Địa phương quân - Long Xuyên).

KBC của các đơn bị Bộ binh và Không quân không được thiết lập theo nguyên tắc nào cả. Riêng quân chủng Hải quân khi mới thành lập thì tất cả đều mang số 33 đầu và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến cũng mang số 33 vì TQLC lúc đó thuộc về Hải quân. Cho đến năm 1972-1973 các đơn vị tân lập của Hải quân và TQLC mới mang KBC giống bên Bộ binh.

Thông thường thì một KBC là 1 đơn vị quân đội. Nhưng có khi KBC lại có thêm chữ A hay B như trường hợp Trung tâm huấn luyện Quang Trung KBC 4091. Trung Tâm này được chia làm 2 là Liên Đoàn A và Liên Đoàn B. Bởi vậy, Quang Trung có 3 KBC: KBC 4091 là Bộ chỉ huy trung tâm, KBC 4091/A là Liên đoàn A và KBC 4091/B là Liên đoàn B.

Lại có trường hợp như Nha Quân Pháp (trực thuộc Bộ quốc Phòng), KBC 4386. Còn KBC 4386/A lại là Toà án Quân sự Sài Gòn. Cả 2 KBC trên đều ở cùng 1 doanh trại tại số 3A Bến Bạch Đằng, Quận 1 (sát cạnh với Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo).

KBC 4002 là Bộ tổng tham mưu/QLVNCH. Nhưng Bộ chỉ huy Quân Cảnh cũng nằm trong cùng doanh trại với Bộ TTM nên mang KBC 4002/QC một thời gian dài. Sau mới được cấp KBC riêng là KBC 4258.

Lại có trường hợp thường thấy ở các đơn vị tác chiến lưu động. Thí dụ, Tiểu đoàn 1 TQLC, KBC 3333. Tiểu đoàn đang đi ‘’hành quân’’ thì trên bì thư được ghi là KBC 3333/HQ.

Sau đây là KBC của một số Tiểu đoàn trừ bị nổi tiếng của QLVNCH. Các Tiểu đoàn Nhảy Dù có:

– Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù KBC 4563
– Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù KBC 4247
– Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù KBC 4794
– Tiểu đoản 4 Nhảy Dù (không thành lập)
– Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù KBC 4709
– Tiểu đoàn 6 Nhảu Dù KBC 4143
– Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù KBC 4919
– Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù KBC 3119
– Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù KBC 4804
– Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù KBC 3727

Các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến có:

– Bộ tư lệnh TQLC KBC 3331
– Tiểu đoàn 1 TQLC KBC 3333
– Tiểu đoàn 2 TQLC KBC 3335
– Tiểu đoàn 3 TQLC KBC 3337
– Tiểu đoàn 4 TQLC KBC 3339
– Tiểu đoàn 5 TQLC KBC 3357
– Tiểu đoàn 6 TQLC KBC 3300
– Tiểu đoàn 7 TQLC KBC 3340
– Tiểu đoàn 8 TQLC KBC 6618
– Tiểu đoàn 9 TQLC KBC 6626

Về binh chủng Biệt Động Quân ngoài các đơn vị BĐQ biên phòng thì còn lại cũng là những Tiểu đoàn trừ bị. Sau này các đơn vị BĐQ biên phòng đổi thành Tiểu đoàn. BĐQ gồm có 17 Liên đoàn, mỗi liên đoàn có 3 Tiểu đoàn. Như vậy binh chủng BĐQ có trên 50 Tiểu đoàn. Sau đây là KBC của một số đơn vị BĐQ:

– Bộ chỉ huy BĐQ KBC 4205
– Tiểu đoàn 33 BĐQ KBC 3446 Sài Gòn
– Tiểu đoàn 32 BĐQ KBC 3447 Phong Dinh
– Tiểu đoàn 51 BĐQ KBC 3505 Sài Gòn
– Tiểu đoàn 52 BĐQ KBC 3506 Biên Hòa
– Tiểu đoàn 37 BĐQ KBC 3507 Đà Nẵng
– Tiểu đoàn 38 BĐQ KBC 3508 Sài Gòn
– Tiểu đoàn 39 BĐQ KBC 3509 Đà Nẵng
– Tiểu đoàn 43 BĐQ KBC 3516 Vĩnh Long
– Tiểu đoàn 44 BĐQ KBC 3517 Cần Thơ
– Tiểu đoàn 34 BĐQ KBC 4013 Sài Gòn
– Tiểu đơàn 31 BĐQ KBC 4272 Biên Hòa
– Tiểu đoàn 35 BĐQ KBC 4400 Biên Hòa
– Tiểu đoàn 36 BĐQ KBC 4454 Biên Hòa
– Tiểu đoàn 42 BĐQ KBC 4533 Cần Thơ
– Tiểu đoàn 60 BĐQ KBC 7508 Đà Nẵng
– Tiểu đoàn 61 BĐQ KBC 7509 Đà Nẵng
– Tiểu đoàn 62 BĐQ KBC 7510 Kontum
– Tiểu đoàn 63 BĐQ KBC 7511 Pleiku
– Tiểu đoàn 64 BĐQ KBC 7512 Hậu Nghĩa
– Tiểu đoàn 65 BĐQ KBC 7513 Tây Ninh
– Tiểu đơàn 85 BĐQ KBC 7553 Chi Lăng
– Tiểu đoàn 86 BĐQ KBC 7554 Kiến Tường
– Tiểu đoàn 88 BĐQ KBC 7560 Kontum
– Tiểu đoàn 89 BĐQ KBC 7561 Quảng Đức
– Tiểu đoàn 90 BĐQ KBC 7562 Kontum
– Tiểu đoàn 91 BĐQ KBC 7563 Tây Ninh
– Tiểu đoàn 92 BĐQ KBC 7564 Phước Long

Ngoài các binh chủng trên còn có các đơn vị khác, tuy cùng màu áo nhưng là các đơn vị không trực tiếp tác chiến như tiếp vận, hành chánh, yểm trợ, pháo binh, quân y… Hoặc cấp cao hơn Tiểu đoàn là Liên đoàn, Lữ đoàn hay Chiến đoàn… tất cả đều có KBC riêng.

Dưới đây là một số KBC của binh chủng Hải Quân:

– Bộ tư lệnh Hải Quân KBC 3317
– Bộ tư lệnh hạm đội KBC 3328
– Trung tâm Huấn luyện HQ Nha Trang KBC 3318
– Trung tâm Huấn luyện HQ Cam Ranh KBC 3319
– Giang đoàn 25 Xung phong KBC 3303 Cần Thơ
– Giang đoàn 28 Xung phong KBC 3305 Long Xuyên
– Giang đoàn 21 Xung phong KBC 3321 Mỹ Tho
– Giang đoàn 51 Tuần thám KBC 3332 Cát Lái

Tại Quân khu 3 và Biệt khu thủ đô nếu thanh niên nhập ngũ thường được tập trung ở Trung tâm 3 Tuyển mộ và Nhập ngũ (Quang Trung) KBC 4113. Đài phát thanh quân đội được mang KBC 3168. Các quân nhân chuẩn bị du học, đa số là quân nhân của quân chủng Không quân và Hải quân thì hầu hết phải qua cánh cổng của Trường Sinh ngữ Quân đội ở Gò Vấp, KBC 3095.

Sau đây là KBC của một số trường và trung tân huấn luyện:

– Trung tâm huấn luyện Quang Trung KBC 4091
– Trường Bộ Binh Thủ Đức KBC 4100
– Trường Võ bị Đà Lạt KBC 4027
– Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế (Nha Trang) KBC 4311
– Trường Quân cảnh (Vũng Tàu) KBC 3042
– Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp (Bà Rịa) KBC 4432
– Trường Quân khuyển (Gò Vấp) KBC 4941
– Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn (Dục Mỹ) KBC 4926
– Trường Thiếu sinh quân (Vũng Tàu) KBC 4437

Các quân nhân thuộc Quân khu 3 và Biệt khu Thủ đô được biệt phái ngoại ngạch (như các công chức, giáo sư, chuyên viên…) hoặc chờ thuyên chuyển sau khi xuất viện (bị thương, bệnh…) hoặc chở giải ngũ thì quân số thuộc về Trung tâm Quản trị Trung ương KBC 4204.


Sau đây là một số KBC của quân chủng Không quân:

– Bộ tư lệnh Không quân KBC 3011 (Tân Sơn Nhứt)
– Đại đội Tổng hành dinh Không quân KBC 3009 (Tân Sơn Nhứt)
– Sư đoàn 1 Không quân KBC 3198 (Đà Nẵng)
– Sư đoàn 2 Không quân KBC 3126 (Nha Trang)
– Sư đoàn 3 Không Quân KBC 3004 (Biên Hòa)
– Sư đoàn 4 Không quân KBC 4652 (Phong Dinh)
– Sư đoàn 5 Không quân KBC 4324 (Tân Sơn Nhứt)
– Sư đoàn 6 Không quân KBC 3533 (Phù Cát)

***

Chỉ cần 3 chữ KBC mọi người sẽ có một nhịp cầu nối giữa quân nhân và người thân. Việc gửi thư của lính cũng hưởng nhiều ưu đãi của Bưu Điện, như cước phí gửi thư chỉ bằng phân nửa giá gửi thư thường của dân sự.

Quân đội cũng phát hành một số tem đặc biệt dành cho quân nhân, những con tem này không có giá tiền trên tem nhưng có giá trị gửi một lá thư đi. Ngoài ra, quân đội còn in thêm một số bao thư in sẵn tem trên đó để tiện lợi cho các chiến sĩ đang hành quân. Bao thư và tem được phát miễn phí cho các quân nhân hay gia đình của họ.

Những ai yêu thích nhạc vàng của VNCH một thời xưa cũ hẳn không lạ gì bài hát "Viết từ KBC", sáng tác bởi Hoàng Minh và Mạc Phong Linh:

"Từ KBC giá lạnh rừng sâu,
Anh gởi lời thăm người em yêu dấu
Qua bao ngày chúng mình xa nhau,
Chắc em để phấn son nhạt màu
Và buồn trong cả giấc chiêm bao...."

***






























***

2 nhận xét:

  1. https://nhinrabonphuong.blogspot.com/2019/10/nguyen-ngoc-chinh-nhung-canh-thu-xua.html

    Trả lờiXóa
  2. Bạn viết "Cho đến năm 1972-1973 các đơn vị tân lập của Hải quân và TQLC mới mang KBC giống bên Bộ binh" là không đúng. KBC của HQ (và TQLC) ban đầu 2 số đầu là 33, sau khi Mỹ rút đi, HQ lập thêm nhiều đơn vị mới nên nếu đặt KBC cho các dơn vĩ nầy với 2 số đầu là 33 thì không còn để đặt nữa nên các đơn vị sau lấy thống nhất 2 số đầu là 66. Như vậy, hễ KBC mà 2 số đầu là 33 hay 66 là của các đơn vị HQ, và HQ cũng không có kiểu có số KBC "lung tung" như BB hay KQ. Điều nầy tôi "chắc như bắp". Tôi không rõ các đơn vị TQLC thành lập sau nầy họ được cấp số KBC ra sao chứ các đơn vị TQLC ban đầu (khi còn trực thuộc HQ) cũng dùng 2 số đầu là 33, một cách thống nhất.

    Trả lờiXóa

Popular posts