"Nam
Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng
Khởi vùng lên mất Tự Do"
Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa thể khẳng định tác giả của hai câu thơ trên là của ai. Có người lại bảo rằng đó là thi sĩ Vũ Hoàng Chương, một trong những tên tuổi bị khép tội "Biệt kích văn nghệ" ở miền Nam sau biến cố 30/4/1975.
Cái khéo của hai câu thơ là sự đối chiếu những tên đường trước và sau ngày Sài Gòn đổi chủ. Ngày xưa người ta gọi con đường Công Lý chạy dài từ phi trường Tân Sơn Nhất đến trung tâm Quận Nhất nay đã trở thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn còn đang
quy hoạch nên những con đường được đánh số và gọi theo những con số đó. Ban đầu,
đường Công Lý được đặt thành số 26, sau này thì gọi là đường Impératrice, rồi đến
Mac Mahon, rồi lần lượt mang theo những cái tên như Général De Gaulle, Maréchal
De Lattre de Tassigny.
Mãi đến năm 1955, đường mới có tên chính thức
được Việt hóa thành đường Công Lý
dưới thời Ngô Đình Diệm. Lý do có thể hiểu được là con
đường này đi ngang qua Tòa Pháp Đình Sài Gòn, được xem là nơi gìn giữ công lý
cho người dân.
Dọc theo đường Công Lý là những cơ quan trọng
yếu như Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Dinh Hoa Lan, Phủ Phó Tổng thống...
Ngoài ra còn có Chùa Vĩnh Nghiêm, trường Tư thục Quốc Anh, Thương xá Crystal
Palace - Tam Đa, rạp chiếu bóng Hồng Bàng...
Con đường Tự Do (hồi Pháp thuộc có tên
Catinat) lại biến thành Đồng Khởi cho phù hợp với “khí thế cách mạng đang lên” sau tháng Tư năm 75. Người Sài Gòn xưa
thường nói “đi bát phố Catinat” hay "bát phố Bonard" dù thật sự
cũng chẳng đi dọc theo đường Tự Do hay Lê Lợi!
Còn nhớ, ngày xưa đường Catinat dài 630
mét, dù là mang tên Tự Do nhưng lại “cấm
các loại xe thô sơ” và chỉ lưu thông một chiều! Trong trường hợp này, người
ta thấy sự hạn chế của chính quyền dù dưới chế độ nào cũng vậy chứ không phải
riêng gì chế độ hiện tại.
Catinat là tên của một Thống chế người Pháp phục vụ dưới thời vua Louis 14. Người Pháp lấy tên Catinat đặt cho một con tàu đánh vào Gia Định năm 1859, và đến ngày 1/2/1865, Đề đốc De La Grandière lại dùng tên Catinat đặt cho con đường trung tâm Sài Gòn.
Nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam
là Nguyễn Liên Phong trong quyển “Nam kỳ
phong tục nhơn vật diễn ca” (xuất bản năm 1909) đã mô tả đường Catinat thời
kỳ này như sau:
“Nhứt
là đường Ca-ti-na,
Hai
bên lầu các, phố nhà phân minh
...
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các
tiệm tủ ghế dập dều phô trương
Đồ
sành, đồ cẩn, đồ đương [đan]
Đồ
thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi”
Con đường huyết mạch của Sài Gòn xưa còn phải
kể đến đường Bonard (sau này đổi tên thành Lê Lợi) là một đường với chiều dài
khoảng 550m, đi từ đường Đồng Khởi đến đường Lê Lai. Đường Lê Lợi giao cắt với
một số đường như Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Huệ.
Khoảng những năm 1870, người Pháp xây dựng
một con đường lấy tên là Đại lộ Bonard, kết thúc tại đường Mac Mahon (tức là đường
Công Lý, sau
đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Sau khi chợ Bến Thành được xây dựng vào năm 1914
thì đại lộ mới này được nối dài thêm một đoạn đến trước chợ.
Kể từ khi chợ Bến Thành được xây xong, nhà
ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho dời từ đầu đường Hàm Nghi (De la Somme) ở Bến Bạch Ðằng
về quảng trường Cuniac (quảng trường trước chợ Bến Thành), thì đại lộ Bonard mới
bắt đầu phát triển các kiến trúc trên trục đường này.
Năm 1955, chính quyền VNCH đổi tên đại lộ Bonard thành đại lộ Lê Lợi và tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại. Nguyễn Huệ (Charner) và Lê Lợi (Bonard) là 2 con đường giao nhau tại trục đường chính của Sài Gòn từ đầu thế kỷ 20 đến nay, hai con đường này đã trở thành trục đường sầm uất nhất của Sài Gòn.
Tại trục giao nhau giữa Nguyễn Huệ - Lê Lợi
có một hồ nước nhỏ, xung quanh trồng cây liễu rũ xuống mặt hồ, nên mới có tên
là “Bùng binh Cây Liễu”. Đến năm
2014, hồ nước này bị đập bỏ để xây phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng đến năm 2019 lại
xây một hồ nước khác ngay tại vị trí cũ.
Song song với đường Catinat chính là con đường
Charner (năm 1955 đổi tên là Nguyễn Huệ), cả hai đều hướng ra Bến Bạch Đằng bên
bờ sông Sài Gòn. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kéo dài tứ năm 1898 đến 1909 mới
xây xong Hôtel de ville (Tòa Thị sảnh Thánh phố) mà người dân gọi nôm na là
“Dinh xã Tây”.
Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là “Tòa Đô Chánh” vì là nơi làm việc và hội
họp của chính quyền. Công trình này do kiến trúc sư Femand Gardè thiết kế, mô
phỏng từ tòa thị chính Paris theo kiểu những lầu chuông, với phần chính giữa là
tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái bên trái và bên phải tòa nhà thấp
hơn so với các phần còn lại.
Mặt tiền của tòa nhà hướng ra bờ sông và đường
Nguyễn Huệ được coi là trung tâm của Sài Gòn với các cơ sở kinh doanh. Sau này
lại có một dãy các kios cung cấp các dịch vụ bán lẻ và cũng là địa điểm hằng
năm tổ chức hội hoa xuân vào dịp Tết.
Vì khuôn khổ hạn chế của bài viết nên chúng
tôi chỉ đề cập đến một số con đường quan trọng của Sài Gòn Xưa để độc giả, nhất
là những người trẻ tuổi ngày nay, có một cái nhìn tổng quát về Sài Gòn, nơi đã
từng được ví như Hòn Ngọc Viễn Đông.
Xin kết thúc với bài thơ “Tám Phố Sài Gòn” của Nguyên Sa, gồm 8
khúc thơ tượng trưng cho 8 con đường của Sài Gòn Xưa:
“Sài
Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh
tay tà áo sát vòng eo
Có
nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm
ngón thơ buồn đứng ngó theo
“Sài
Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi
tay hoàng yến ngủ trong gants
Có
nghe hơi thở cài vương miện
Lên
tóc đen mềm nhung rất nhung
“Sài
Gòn ngồi thư viện rất nghiêm
Tờ
hoa trong sách cũng nằm im
Đầu
thư và cuối cùng trang giấy
Những
chữ y dài trông rất ngoan
“Sài
Gòn tối đi học một mình
Cột
đèn theo gót bóng lung linh
Mặt
trăng theo ánh đèn: trăng sáng
Đôi mắt
trông vời theo ánh trăng
“Sài
Gòn cười đôi môi rất tròn
Vòng
cung mầu đỏ, nét thu cong
Cầu vồng
bắc giữa mưa và nắng
Hay
đã đưa dần sang nhớ mong
“Sài
Gòn gối đầu trên cánh tay
Những
năm mười sáu mắt nhìn mây
Chiếc
tay tròn ánh trăng mười bốn
Tiếng
nhạc đang về dang cánh bay
“Sài
Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
Thứ Bảy
Sài Gòn đi Bonard
Guốc
cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa
trăng mềm bay xuống thơ
“Sài
Gòn mai gọi nhau bằng cưng
Vành
môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng
trời không có bày chim én
Thành
phố đi về cũng đã xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét