Bạn đang thả hồn theo tiếng hát của một ca
sĩ qua những CD với những bản nhạc quen thuộc như Qua cầu gió bay, Còn thương
rau đắng mọc sau hè, Giọt mưa trên lá, Lệ đá, Dư âm…
Cho đến khi xem các video clip của ca sĩ này bạn sẽ ngạc nhiên vì người hát lại là một ca sĩ người Mỹ “chính tông” (chứ không phải là ca sĩ người Việt nhuộm tóc)… với những luyến láy trong tiếng Việt mà ngay cả những ca sĩ người gốc Việt “chính gốc” cũng còn… chịu thua!
Đó là hiện tượng “lạ” xảy ra tại Hoa Kỳ năm 1991 với ca sĩ Dalena, người khởi đầu “sự nghiệp ca hát tiếng Việt” tại các đám cưới của người Việt tại Mỹ, rồi đến các phòng trà và cuối cùng là trên sân khấu Thuý Nga, Asia, Làng Văn, Hải Âu, Người Đẹp Bình Dương…
Dalena xuất hiện bên cạnh các ca sĩ người
Việt nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Don Hồ, Nguyễn Hưng... Cho đến năm 2007, sau khi song ca với Anh
Khoa trong bài hát Dư Âm (Chương trình Asia 55) và kể từ đó Dalena giã từ sân
khấu!
Bài viết dưới đây của Đông Kha (nhacxua.vn biên soạn) có thể nói là một sưu tầm quý giá về “hiện tượng Dalena”, một ca sĩ người Mỹ mang tâm hồn Việt.
(Hình minh họa do NNC sưu tầm)
Ca sĩ Dalena – Người con gái Mỹ mang tâm hồn Việt Nam
Đông Kha – nhacxua.vn biên soạn
Hiện nay có khá nhiều ca sĩ là người ngoại
quốc 100% hát nhạc Việt Nam, nhưng về độ nổi tiếng và thành công thì chưa ai có
thể vượt qua được ca sĩ Dalena, một ca sĩ xuất hiện ở làng nhạc Việt hải ngoại
kể từ đầu thập niên 1990.
Vào thời điểm đó, hình như chỉ có duy nhất Dalena là ca sĩ người Mỹ hát nhạc Việt, và điều kỳ lạ là cô nổi tiếng với nhiều ca khúc trữ trình Việt Nam khi mà cô thậm chí không thể hiểu lời của bài hát. Nhưng bù lại, Dalena có khả năng nắm bắt được phần nào sự tinh tế trong âm điệu của tiếng Việt với những phụ âm, nguyên âm và thanh điệu phức tạp, có thể hát đúng theo ngữ điệu của bài hát mà không cần hiểu một từ nào.
Để làm được như vậy không phải là một việc đơn giản, bởi vì Dalena phải mất nhiều thời gian hơn so với một ca sĩ người Việt trong khâu chọn bài và tập hát. Cô cố gắng tìm hiểu để biết được ý nghĩa của lời bài hát sau khi đã ghi nhớ được giai điệu của nó. Dalena nói: “Tôi đeo headphone gần như cả ngày để nghe đi nghe lại các bài hát để cố gắng ghi nhớ, đôi lúc bị ngủ quên khi đang nghe nhạc vào buổi tối”.
Ca sĩ Dalena tên thật là Dalena Morton, sinh năm 1964 ở bang Indiana và lớn lên trong một gia đình người Mỹ trung lưu có 7 chị em tại Florida. Từ nhỏ cô đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc khá sớm, đặc biệt là khả năng bắt chước hát theo các ca sĩ hát nhạc tiếng nước ngoài dù không hiểu ý nghĩa bài hát. Sau này cô không chỉ hát tốt tiếng Anh, tiếng Việt mà thỉnh thoảng còn hát nhiều ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Do Thái…
Lần đầu tiên Dalena hát trước nhiều người là lúc mới 3 tuổi tại trường mầm non, sau đó được hát ở nhà thờ. Ít người biết rằng ngoài việc sở hữu giọng hát ngọt ngào, Dalena còn là một nhạc sĩ, đã bắt đầu sáng tác và học chơi guitar từ nhỏ. Năm lên 16 tuổi, Dalena hát ở một nhà hàng nhỏ có tên The Garden Spot Café, sau đó chính thức bước vào nghể ca hát chuyên nghiệp tại nhà hàng People’s Place ở Orlando.
Năm 1986, Dalena có có duyên được học đàn guitar của người thầy gốc Việt sống ở Mỹ, quê ở Trà Vinh, từ đó cô được làm quen với các làn điệu dân ca Viêt Nam. Ngay lập tức, cô say mê học đàn và bắt đầu tìm hiểu nội dung của những ca khúc tiếng Việt. Ban đầu cô gái người Mỹ này phải phiên âm từng chữ cái, cộng thêm vài hàng ghi chú bằng Anh ngữ.
“Tôi quyết định tập hát nhạc Việt từ năm 1990. Lúc mới tập, tôi không biết ngân theo giai điệu nhạc Việt, nên nghe có vẻ khô khan, nhưng rồi nhờ sưu tầm và thường xuyên nghe CD của các ca sĩ trẻ, tôi đã học được cách hát truyền cảm hơn. Năm 1992, tôi gây được chú ý qua album hát chung với Tuấn Ngọc, Đức Huy, Thái Châu, Đôn Hồ, Hương Lan… Ban đầu người ta xem tôi hát vì hiếu kỳ, nhưng về sau, họ tin rằng có một người con gái Mỹ thực sự mang lại không khí ấm áp, dễ chịu cho người nghe qua chất giọng rất Việt Nam” – Dalena nói trên báo VnExpress.
Thông tin về một cô gái tóc vàng người Mỹ có ngoại hình hoàn toàn là người Tây nhưng hát nhạc Việt rất truyền cảm đã lan rộng trong cộng đồng người Việt ở Cali từ năm 1991, thời điểm Dalena bắt đầu hát nhạc Việt Nam trong một số đám cưới của người Việt, sau đó được mời hát ở phòng trà Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh.
Bài hát nhạc Việt đầu tiên Dalena hát là bài Qua Cầu Gió Bay, sau đó cô cộng tác với hầu hết trung tâm lớn ở hải ngoại là Thuý Nga, Asia, Làng Văn, Hải Âu, Người Đẹp Bình Dương… Năm 2003, Dalena đến Việt Nam và tham gia chương trình Ấn tượng Sài Gòn 3 của trung tâm Rạng Đông.
Ngoài hát nhạc Việt, loại nhạc Dalena yêu thích là Christian music, dòng nhạc của nhà thờ, với thể loại nhạc dân gian dựa trên giai điệu blues. Cảm hứng âm nhạc của Dalena cũng có nhiều xuất phát điểm từ niềm tin về Thiên Chúa, và cô đã sáng tác rất nhiều ca khúc thuộc thể loại này.
Trong album nhạc Christian thứ 9 mà Dalena
phát hành năm 1996 có bài hát mang tên Eden, được mở ngoặc chú thích là Song of the cherubim (thánh ca), sau này
được nhạc sĩ Bảo Chấn viết lời Việt thành ca khúc mang tên Phố Mùa Đông. Bài hát được chính nhạc sĩ Bảo Chấn nói rằng ông chỉ
là người viết lời, chứ chưa bao giờ tự nhận là mình sáng tác.
Tuy nhiên khi Phố Mùa Đông được ca sĩ Lê Hiếu hát lần đầu tiên trong album thứ 2 phát hành năm 2004, một sai sót về in ấn đã ghi thông tin người sáng tác bài hát là Bảo Chấn, làm cho nhạc sĩ này trải qua một giai đoạn khó khăn và gần như không xuất hiện trong làng nhạc nữa cho đến tận ngày nay, bởi chỉ trước đó không lâu ông đã nhận được vô số chỉ trích vì đã đã đạo nhạc bài hát nổi tiếng Tình Thôi Xót Xa.
Dalena đã xuất hiện nhiều lần trên sân khấu Thuý Nga và Asia, thường song ca với Henry Chúc, Anh Khoa, Nguyễn Hưng, Elvis Phương…
Từ sau khi tham gia chương trình Asia 55 năm 2007 khi song ca với Anh Khoa bài hát Dư Âm, từ sau đó Dalena không còn trình diễn trên sân khấu lớn một lần nào nữa.
Với
Elvis Phương
***
* Xem video của Dalena trình diễn nhạc Việt
tại:
- Giọt
Mưa Trên Lá (song ngữ Việt – Anh):
- Lệ
đá:
- Còn
Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè:
- Duyên
kiếp (với Nguyễn Hưng):
- Dư
âm (với Anh Khoa):
Với
Nguyễn Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét